5 cuốn sách hay về xác suất thống kê ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu

5 cuốn sách hay về xác suất thống kê với ngôn từ giản dị, gần gũi hứa hẹn sẽ là tác phẩm gối đầu giường của những người có niềm đam mê với bộ môn toán học.

Giáo Trình Xác Suất Thống Kê

Ngày nay, Xác suất thống kê là một môn học không thể thiếu trong hầu như tất cả các lĩnh vực về kinh tế, xã hội,… và đến các ngành kỹ thuật. Các hiện tượng tưởng chừng như không có quy luật, nay đã được tìm hiểu một cách tương đối cặn kẽ bởi môn học này.

Tài liệu này được biên soạn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy cũng như học tập môn Xác suất thống kê tại trường Đại học. Tài liệu này có thể được sử dụng như tài liệu học tập hoặc tài liệu tham khảo tại các trường có cùng nội dung giảng dạy môn Xác suất thống kê.

Những Câu Chuyện Lý Thú Về Xác Suất

Từ khi được khám phá ra đến nay, Toán học chưa bao giờ mất đi vai trò quan trọng bậc nhất của mình đối với sự phát triển và nền văn minh nhân loại. Trong toán học cũng có rất nhiều mảng, từ hình học, đại số, logic… và mỗi mảng lại có những thu hút khác nhau, mang lại những ý nghĩa khác nhau. Đáp ứng nhu cầu say mê học toán của các bạn độc giả, tác giả Nguyễn Bá Đô đã mang đến một tác phẩm toán học thú vị với cách viết dí dỏm, hài hước nhưng vẫn đầy đủ thông tin chính xác, đó là cuốn sách “Những câu chuyện lý thú về xác suất” nằm trong Series “Những câu chuyện lý thú về toán học”.

Từ xác suất (probability) bắt nguồn từ chữ probare trong tiếng Latin và có nghĩa là “để chứng minh, để kiểm chứng”. Nếu lí thuyết cơ học (cơ học cổ điển) có định nghĩa chính xác cho “công” và “lực”, thì lí thuyết xác suất nhằm mục đích định nghĩa “khả năng”. Khoa học nghiên cứu về xác suất là một phát triển trong thời kỳ cận đại. Hai nhà toán học Pierre de Fermat và Blaise Pascal là những người đầu tiên đặt nền móng cho học thuyết về xác suất vào năm (1654). Christiaan Huygens (1657) được biết đến như là người đầu tiên có công trong việc đưa xác suất thành một vấn đề nghiên cứu khoa học.

Ý tưởng chung của xác suất thường được chia thành 2 khái niệm liên quan:

  • Xác suất may rủi (aleatory probability), đề cập đến khả năng xảy ra của các sự kiện trong tương lai mà khả năng xảy ra của các sự kiện này phụ thuộc vào một hiện tượng vật lí nào đó mang tính ngẫu nhiên. Khái niệm này còn được chia ra thành các hiện tượng vật lí, về cơ bản, có thể dự đoán được khi có đủ thông tin và các hiện tượng không thể dự đoán được. Ví dụ của loại trước là việc thả một con súc sắc hay quay một bánh xe roulette; ví dụ của loại sau là sự phân rã hạt nhân.
  • Xác suất trong tri thức (epistemic probability), đề cập đến sự không chắc chắn của chúng ta về một mệnh đề nào đó vì thiếu thông tin cung cấp để suy luận. Ví dụ việc xác định khả năng một nghi phạm là có phạm tội, dựa trên các chứng cứ cung cấp.

Cuốn sách “Những câu chuyện lý thú về xác suất” của tác giả Nguyễn Bá Đô không mô tả một cách hoàn chỉnh, liền mạch từng vấn đề của xác suất mà lồng ghép những lý thuyết xác suất, những bài học và phát hiện về toán học xác suất thống kê trong những câu chuyện thú vị, được viết bằng ngôn từ trẻ trung, tươi mới, gần gũi với đối tượng độc giả nhỏ tuổi.

Trong quan điểm của tác giả, suốt quá trình từ dạy đến học, từ học đến hiểu, từ hiểu đến áp dụng, từ áp dụng đến sáng tạo đòi hỏi mỗi người phải tìm tòi, năng động. Sách giáo khoa chỉ cung cấp những điều cốt yếu, nên muốn hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn từng vấn đề, cần tự mình tìm tòi và đọc thêm những cuốn sách bổ trợ khác. “Những điều lý thú về xác suất” là một cuốn sách bổ trợ như vậy.

Tạo ấn tượng ngay từ trang bìa với những ô vuông xúc xắc – biểu trưng cho xác suất và ngẫu nhiên cùng với nội dung bên trong sâu sắc nhưng ẩn dưới ngôn từ giản dị, gần gũi, cuốn sách toán học này không chỉ là tài liệu bổ trợ cho chương trình giáo dục phổ thông mà còn hứa hẹn sẽ là tác phẩm gối đầu giường của những người có niềm đam mê với bộ môn toán học.

Gợi ý

Khả Năng Gặp Được Nửa Hoàn Hảo Của Mình Là Bao Nhiêu

“Học toán để làm gì?”, “Tại sao các thầy cô lại bắt mình học tích phân, vi phân?”, “Chỉ để làm bài kiểm tra thôi à?”… Chắc hẳn không ít người trong chúng ta từng có những thắc mắc tương tự khi còn ngồi trên ghế nhà trường hay cả khi đã qua thời học trò mà vẫn chẳng thấy toán học có tác dụng gì lớn trong cuộc sống. Nhưng sự thực không phải vậy. Toán học ẩn chứa trong những vấn đề thực tiễn và gần gũi nhất xung quanh. Để giúp trả lời những câu hỏi như: Tại sao một tuần lại có bảy ngày? Tại sao có quáng tám với bảy nốt nhạc? Hay chiến thuật chơi “Ai là triệu phú?” tốt nhất là gì? Qua lăng kính của các con số, ta hoàn toàn có thể có những câu trả lời rõ ràng cho những vấn đề tưởng chừng rất đỗi mịt mùng.

Và với giọng văn khiêm nhường, hóm hỉnh, các tác giả còn bật mí nhiều cách vận dụng toán học để tối ưu hóa khả năng giải quyết các vấn đề, xử lý tranh chấp và đặc biệt là tránh bị lường gạt trong cuộc sống. Khi đó, bạn sẽ thấy sự uyển chuyển và ảo diệu vô cùng của những con số tưởng chừng vô tri.

Giáo Trình Xác Suất Và Thống Kê Cơ Bản

Ngoài phần thống kê mô tả, kiến thức về xác suất và thống kế suy diễn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống cũng như trong nghiên cứu. Đây là phần kiến thức cốt lõi mà hầu hết các trường khối ngành kỹ thuật và khối ngành kinh tế kể cả khối ngành xã hội nhân văn như tâm lý học, giáo dục học… đều phải học với thời lượng từ 3- 4 tín chỉ, khoảng 45-60 tiết. Trong xu thế hiện nay, hầu hết các trường đào tạo theo tín chỉ với phương châm lấy người học làm trung tâm. Do đó, yêu cầu đặt ra là người học phải có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo.

Cuốn giáo Giáo Trình Xác Suất Và Thống Kê Cơ Bản được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu của những sinh viên lần đầu tiếp cận với môn học này. Về kiến thức xác suất và thống kê thì rất đa dạng và phong phú phải tùy vào từng ngành mới có thể truyền tải nội dung ứng dụng thích hợp. Nội dung trình bày trong các chương theo phương châm không quá hàn lâm mà ngắn gọn, rõ ràng, có ví dụ chi tiết cụ thể và có hướng dẫn sử dụng phần mềm ứng dụng giúp người học có thể kiểm tra kết quả khi cần thiết.

Nhập Môn Kinh Tế Lượng

Mục tiêu của cuốn sách là cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về các vấn đề mà sinh viên gặp phải khi tiếp cận với môn học Kinh tế lượng nói chung cũng như áp dụng kinh tế lượng vào việc nghiên cứu kinh tế nói chung.

Trước tiên, sách nhắc lại những kiến thức cơ bản về xác suất thống kê để giúp người đọc thuận tiện hơn trong việc sử dụng cuốn sách.

Tiếp đó, cuốn sách đưa ra những phương pháp lựa chọn biến, dạng hàm phù hợp, cách kiểm định và xử lý các sai phạm khi chạy kinh tế lượng. Để giúp người đọc dễ hình dung, trong mỗi nội dung lý thuyết được nhắc tới, sách có thêm thí dụ minh họa cụ thể.

Phần cuối sách là danh mục các từ học thuật tiếng Anh, nhằm giúp người đọc so sánh và tra cứu dễ dàng hơn.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

25 cuốn sách hay về văn hóa được trải dài từ quá khứ đến hiện tại 25 cuốn sách hay về văn hóa mang đến những khám phá thú vị về đời sống văn hóa của con người qua từng giai đoạn lịch sử được…
Những cuốn sách hay về chiếm lĩnh thị trường và làm cách nào để thực hiện điều này Những cuốn sách hay về chiếm lĩnh thị trường giúp bạn hiểu và làm thế nào để chiếm lĩnh thị trường trong công việc kinh doanh của chính mình.…
11 quyển sách giúp tìm lại chính mình và tính toàn thể, vẹn tròn của cuộc sống 11 quyển sách giúp tìm lại chính mình nhận ra một điều giản dị mà vô cùng sâu sắc: Bản thân cuộc sống đã là một điều kỳ diệu,…
Back to top button