9 cuốn sách hay về tín ngưỡng mang nét đặc sắc dân tộc

9 cuốn sách hay về tín ngưỡng giới thiệu khái quát về tín ngưỡng dân gian, một số hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể và đặc trưng giá trị của các lễ hội cổ truyền.

Văn Hóa, Tín Ngưỡng Và Thực Hành Tôn Giáo Người Việt

Tôn giáo chiếm hữu người Việt từ lúc chào đời cho đến lúc nhắm mắt: “nơi người Việt, ở các giai tầng xã hội, tâm thức tôn giáo thể hiện một cách mãnh liệt và chế ngự toàn thể cuộc sống con người: tâm thức ấy trong mỗi hành vi thường nhật, trọng đại hay bé nhỏ, kết thành một mạng lưới chằng chịt qua các biểu hiện thực hành, khi thì hoành tráng lễ nghi ở đền đài miếu vũ công khai, khi thì âm thầm nhẹ nhàng giây lát bên gốc cây, hòn đá. Lúc thì khấn vái kêu cầu với nhạc trổi, cất cao lời múa hát, chiêng trống linh đình, lúc thì chỉ lâm râm vái cúi khi bước qua am, qua miếu nhỏ linh thiêng và tự đáy lòng phát lời nguyện ước thẳm sâu nhất. Khi thì nghiêm trang bái lạy, cúi đầu cung kính với áo thụng lụa bóng, khăn mão uy nghi; khi lại tìm đến vị thầy bói mù lòa, tìm đến cô đồng, cô bóng ngất ngây mắt ngời bí nhiệm, hoặc tìm đến thầy bùa thầy pháp, bói quẻ chân gà, hoặc xin xăm xin thẻ ở bác giữ chùa,… Và cái đa dạng khách quan ấy phức tạp thêm vì cả một chuỗi thực hành tùy nơi tùy chỗ mà khó lòng nghiên cứu được một cách trọn vẹn, thể như cả một cánh rừng lớn ẩn chứa nhiều loài cây cỏ không ai biết trước được.”

Cha Léopold Cadière đã nghiên cứu tín ngưỡng, các thực hành lễ nghi tôn giáo, phong tục tập quán với cái nhìn bao dung, khách quan và đã phải thừa nhận rằng người Việt “rất sâu sắc về tôn giáo, tín ngưỡng của họ trong sáng và khi họ cầu cứu đến Trời, tế tự Trời thì cũng có thể họ cũng đến với cùng một đấng toàn năng mà chính Cha đang thờ kính và gọi bằng Chúa, và tự đáy lòng người Việt đang lưu giữ một tia sáng tôn giáo tự nhiên mà tạo hóa vốn ấn dấu vào tâm khảm của nhân sinh.”

Với việc dày công nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo Việt; Cha Léopold Cadière đã có một tâm thức rất đặc biệt về dân tộc này như ông thừa nhận: “Phải thừa nhận rằng người Việt nói cho đúng sống trong thế giới siêu nhiên. Đại thể thì người Âu châu khó mà hiểu được trạng thái tâm hồn này, vì nơi họ, khi tôn giáo chỉ còn là một số thực hành hay tậm chí một vài tin tưởng, thì thường đóng khung trong một vài giới hạn thời gian hoặc không gian và được họ dành cho một vài phút trong ngày của cuộc sống, một phần nhỏ trong hoạt động của họ. Người Âu Châu dẫu sùng đạo, thường vẫn không sống hết toàn bộ thời gian với Thượng Đế của mình. Người Việt, ngược lại, cho dù giai cấp nào, đều cảm thấy mình trực tiếp thường xuyên với các thần thánh trong thiên nhiên.”

Bộ sách Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt được Đỗ Trinh Huệ dịch, công ty sách Thời Đại & Nxb Thuận Hóa tái bản nhân kỷ niệm 60 năm (1955-2015) ngày mất của Cha Léopold Cadière. Bộ sách 3 tập này trước đây đã được Hội Nghiên cứu Đông Dương và trường Viễn Đông Bác Cổ ấn hành, chỉ là phần nhỏ trong bao la công trình nghiên cứu: ngôn ngữ, ngữ âm, lịch sử, khảo cổ, địa lý, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, gia đình, dân tộc học, nhân chủng học, nghệ thuật,… của Léopold Cadière./.

Cẩm Nang Về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo

Cuốn sách cập nhật quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; cung cấp kiến thức cơ bản, toàn diện về các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, những điều cần lưu tâm trong giao tiếp, ứng xử với các tôn giáo; giải đáp những thắc mắc, chưa rõ về tôn giáo và tín ngưỡng thường gặp.

Đặc Khảo Về Tín Ngưỡng Thờ Gia Thần

Đặc Khảo Về Tín Ngưỡng Thờ Gia Thần do hai nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng và Nguyễn Đại Phúc biên soạn, không chỉ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về văn hóa thờ tự trong ngôi nhà Việt mà còn lý giải sâu sắc về đặc trưng văn hóa tâm linh của người Việt. Với một nội dung khoa học được trình bày dễ hiểu, hấp dẫn, chắc chắn Đặc khảo về tín ngưỡng thờ gia Thần sẽ lôi cuốn độc giả đến trang sách cuối cùng.

101 Điều Cần Biết Về Tín Ngưỡng Và Phong Tục Việt Nam

Tuyệt đại đa số nhân dân ta có truyền thống sinh hoạt tín ngưỡng lâu đời. Mỗi dân tộc anh em đều có những hình thức tín ngưỡng mang nét đặc sắc riêng của mình. Truyền thống này còn gắn bó chặt chẽ với các sinh hoạt văn hoác mang đậm bản sắc dân tộc qua các nghi lễ thờ cúng, phong tục tập quán và lễ hội dân gian trên khắp mọi miền đất nước.

Chúng ta đều biết, phong tục tập quán là lề lối và thói quen lâu đời của một dân tộc, hay của một nước. Ví dụ: Phong tục thờ cúng Tổ tiên, phong tục gói bánh chưng ngày tết, phong tục trong việc cưới, việc tang.

Mỗi nước có phong tục tập quán riêng, và trong một nướ, mỗi phương ngoài những phong tục chung của toàn quốc cũng có những phong tục riêng và ngay cả trong một địa phương nhiều khi mỗi nhóm người lại có những phong tục riêng.

Những thái độ hành vi nào được lặp đi lặp lại nhiều lần, ăn sâu vào tiềm thức, tâm lý trở thành một thói quen ổn định tương đối lâu dài trong nếp sống của một cá nhân, hoặc một khối cộng đồng trong một địa phương, một dân tộc hoặc nhiều dân tộc thường gọi là tập quán – tức thói quen. Thói quen được truyền lại từ đời này qua đời khác, thế hệ này qua thế hệ khác, làm cho những người đời sau tuân theo một cách không tự giác. Những tập quán có tính chất xã hội; được nêu thành nghi thức, có tiêu chuẩn bắt buộc, truyền miệng hay thành văn, được nêu thành nghi thức, có tiêu chuẩn bắt buộc, truyền miệng hay thành văn, được dư luận xã hội rộng rãi thừa nhận, ủng hộ, bảo vệ và yêu cầu mọi người tuân theo, không theo thì lên án, thường gọi là tục lệ hay phong tục.

Văn Hóa Tín Ngưỡng Việt Nam

Tác phẩm Văn Hóa Tín Ngưỡng Việt Nam của tác giả Nguyễn Hạnh là tác phẩm biên khảo về tín ngưỡng của người Việt khởi từ thời dựng nước với khái niệm thờ: Trời, đất, tổ tiên. Những niềm tin dân gian của ông bà ta xưa vẫn còn lưu truyền đến ngày nay thông qua kho tàng ca dao.Tiếp đến là sự giao thoa văn hóa với 4 tôn giáo lớn ở Việt Nam là Nho, Phật, Lão, Công Giáo. Chính sự giao thoa giữa tín ngưỡng dân gian Việt Nam và 4 tôn giáo lớn này đã hình thành nên nhiều tôn giáo bản địa như Cao Đài, Hòa Hảo, Hòa Đồng Tôn Giáo. Sự giao thoa, tiếp thu và chọn lọc đó đã làm nên một đặc sắc trong chiều kích tâm linh đó là các tôn giáo du nhập phải được điều chỉnh và chứa đựng được yếu tố tín ngưỡng của người Việt. Chính những ảnh hưởng giao thoa này góp phần tạo nên bản sắc văn hóa, tín ngưỡng của người Việt xuyên suốt từ thuở dựng nước đến nay.

Tín Ngưỡng Dân Gian Phú Quốc

Cuốn sách đề cập đến nhiều dạng thức tín ngưỡng cộng đồng của cư dân ở hòn “đảo ngọc”, nơi vùng biển Tây Nam của Tổ quốc. Phú Quốc mang đậm nét văn hoá biển, nơi đây còn bảo lưu những nét tín ngưỡng đặc thù gắn liền với các truyền thuyết dân gian, thể hiện qua một hệ thống các cơ sở thờ tự, lễ hội rất phong phú.

Ðó là tín ngưỡng thờ cá Ông phổ biến khắp nơi trên huyện đảo với nhiều lăng thờ ở xóm Cồn, Ðường Bào, Bần Quỳ, Thổ Châu, Cửa Cạn, Dương Tơ, Hàm Ninh… Người Phú Quốc xem Ông Nam Hải (cá voi) – một vị thần chủ của biển khơi, giúp họ vượt qua những khắc nghiệt của biển cả để hướng tới những vụ mùa bội thu.

Văn Hoá Làng Xã Tín Ngưỡng, Tục Lệ

Văn hóa làng xã mang bản sắc một lối sống cộng đồng, là nơi mà quyền lợi người này được gắn bó với quyền lợi của người khác và với quyền lợi của cộng đồng. Văn hóa làng xã được thể hiện bởi một cuộc sống lễ hội sống động với 3 đặc trưng cơ bản: ý thức cộng đồng làng (ý thức dân chủ làng xã, cộng đồng trong sản xuất bảo vệ xóm làng, xây dựng văn hóa, lối sống, đạo đức…), ý thức tự quản (thể hiện rõ nhất trong việc xây dựng hương ước) và tính đặc thù độc đáo rất riêng của mỗi làng (có khi hai làng gần nhau nhưng không hề giống nhau). Về cảnh quan vật chất, văn hóa làng xã thể hiện bằng cảnh quan thơ mộng của những con đường làng uốn lượn, lũy tre xanh, tiếng sáo diều dập dìu, vẻ u linh của cây đa, kiến trúc cổ kính của đình làng, cổng làng…

Tín Ngưỡng Lễ Hội Cổ Truyền Việt Nam

Giới thiệu khái quát về tín ngưỡng dân gian của các tộc người ở Việt Nam, một số hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể và đặc trưng giá trị của lễ hội cổ truyền,…

Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tứ Phủ – Chốn Thiêng Nơi Cõi Thực

Các tác giả của cuốn sách này đã dựa trên kết quả của quá trình điền dã, tìm hiểu và thậm chí có những người đã gắn bó cả đời với thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu. Cuốn sách từ chỗ là một biểu hiện rất đỗi chân thành cái Tâm của những người thực hiện đối với Tín ngưỡng, quan trọng hơn là từ cuốn sách, bạn đọc sẽ từng bước nhận diện, tôn vinh và có thể góp phần vào quá trình bảo vệ các giá trị của Tín ngưỡng thờ Mẫu – một di sản văn hóa phi vật thể không chỉ của quốc gia, mà còn là của nhân loại. 

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

5 cuốn sách hay về đói nghèo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến người đọc 5 cuốn sách hay về đói nghèo giúp ta hiểu thêm về nghèo khó, người nghèo thực sự như thế nào, họ cần gì và làm thế nào để…
5 quyển sách dạy Solidworks hay với các hướng dẫn cụ thể và thực tế 5 quyển sách dạy Solidworks hay giúp bạn khai thác hiệu quả chương trình SolidWorks trong công việc thực tế và hiệu quả nhất. SolidWorks Dành Cho Người Bắt…
7 quyển sách hay về bệnh tiểu đường cần thiết cho bất kỳ ai 7 quyển sách hay về bệnh tiểu đường cung cấp cho bạn đọc sự hiểu biết khái quát về bệnh tiểu đường, các thông tin cần thiết về chẩn…
Back to top button