5 quyển sách hay về Thượng Đế dẫn dắt độc giả qua một hành trình lịch sử tôn giáo tại nhiều nền văn hóa khác nhau để tìm kiếm chân dung cụ thể nhất, khách quan nhất về Thượng Đế.
1000 Gương Mặt Của Thượng Đế
Một tác phẩm nghệ thuật-tôn giáo được sáng tạo không đơn thuần ở sự thể hiện vẻ đẹp của hội họa hay điêu khắc… mà nó còn mở ra cánh cửa của niềm tin, sự am hiểu tường tận về mối giao thoa giữa thần thánh và con người.
Sự tái hiện độc đáo, sáng tạo và sinh động của các bậc thầy hội họa, điêu khắc, những nghệ nhân dân gian… về tôn giáo ở những thời khắc đáng nhớ qua các tác phẩm nghệ thuật đầy ấn tượng.
Sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của mỹ thuật và sự chiêm bái thần linh đã trở thành niềm tin vĩnh hằng vào tôn giáo và các đấng tối cao của nhân loại… Nghệ thuật trở nên thăng hoa và trường tồn từ đó.
Hình tượng của các Đấng Tối cao chính là hình ảnh của con người và thiên nhiên được thần thánh hóa với sức mạnh của siêu nhiên.
Lịch Sử Thượng Đế
Karen Armstrong là một tác giả người Anh, chủ nhân của 12 cuốn sách về tôn giáo đối chiếu, và là chuyên gia về đức tin trên thế giới, trào lưu tôn giáo chính thống và thuyết độc thần. Năm 1993, được công chúng chú ý nhờ cuốn sách Lịch sử Thượng đế, công trình của Armstrong tập trung vào những điểm tương đồng của các tôn giáo lớn, cũng như tầm quan trọng trong nhiều khía cạnh của lòng trắc ẩn, hay “Quy tắc vàng” theo cách giải thích của bà.
Vì sao có sự tồn tại của Chúa Trời? Ba tôn giáo độc thần chủ đạo – Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo – đã định hình và thay đổi khái niệm Chúa Trời như thế nào? Ba tôn giáo này có sự ảnh hưởng lẫn nhau ra sao?
Trong cuốn sách viết lối tư duy thông minh này, Karen Armstrong, một trong những nhà dẫn giải tôn giáo hàng đầu của Anh lần lại lịch sử quá trình nam giới và phụ nữ nhận thức và trải nghiệm liên quan tới Chúa Trời, từ thời Tổ phụ Abraham cho tới hiện tại.
Karen Armstrong dẫn dắt độc giả qua một hành trình lịch sử tôn giáo tại nhiều nền văn hóa khác nhau. Bà cho rằng, từ rất xưa và dưới dạng tinh khôi nhất, các nền văn hóa đều khá tương đồng nhau, đều sử dụng lễ nghi, nghi thức bí truyền, kịch, múa, trầm tư mặc tưởng để giúp con người vượt qua bể trầm luân. Tôn giáo, do đó, rõ ràng là vấn đề về thực hành, và có thể được so sánh với hội họa hay âm nhạc. Hai thứ đều khó sáng tác, và khó cảm thụ. Nhưng khi đã dấn thân, không một ai nghi ngờ về việc hạnh ngộ được những điều quý báu xảy ra trong hành trình ấy. Ta bước ra khỏi một phòng tranh hay một thính phòng, tâm hồn được tưới tắm, tươi mới, thăng hoa và thư thái, và như mình là một con người tốt đẹp hơn, dù người chung quanh có hay không nhận ra sự thay đổi này.
Huyễn tưởng Thượng Đế
Trích Lời tựa
…”Tôi có cảm tưởng – vâng, tôi tin chắc, đó là có vô số người ở trong hoàn cảnh tương tự mà ta không biết, họ được nuôi dạy lớn lên trong một tôn giáo nào đó, cảm thấy khổ sở vì nó, không tin tưởng vào nó, hoặc băn khoăn về những điều ác đã làm nhân danh nó; họ lờ mờ nhận ra mình ao ước được từ bỏ tôn giáo của cha mẹ, và có thể từ bỏ được, nhưng chỉ đơn giản không nhận ra rằng từ bỏ hay không đó là một lựa chọn do mình.
Nếu bạn là một trong số đó, quyển sách này dành cho bạn. Mục đích của cuốn sách là gây dựng nhận thức – nâng cao nhận thức về sự thực rằng làm một người vô thần là một nguyện vọng thực tế, và là một nguyện vọng can đảm và tốt đẹp. Bạn có thể là một người vô thần mà vẫn hạnh phúc, đầu óc cân bằng, có đạo đức, thấy tinh thần mãn nguyện. Đó là thông điệp nâng cao nhận thức thứ nhất của tôi”…
Đối Thoại Với Thượng Đế
Cuốn sách này đề cập hầu hết, nếu không phải tất cả, các câu hỏi mà chúng ta vẫn luôn đặt ra về cuộc sống và tình yêu, mục đích và chức năng, con người và các mối quan hệ, thiện và ác, mặc cảm và tội lỗi, tha thứ và cứu độ, đường đưa đến Thượng đế cũng như lối vào hỏa ngục… tất tần tật mọi thứ. Nó cũng bàn đến các đề tài tính dục, quyền lực, tiền bạc, chuyện con cái, hôn nhân, ly dị, về sự nghiệp, sức khỏe, về đời sau, đời trước… về mọi thứ. Nó phân tích chiến tranh và hòa bình, biết và không biết, cho và nhận, vui và buồn. Nó xem xét cái cụ thể và trừu tượng, hữu hình và vô hình, chân lý và phi chân lý.
Bạn có thể nói rằng cuốn sách này là “những lời mới nhất của Thượng đế về mọi sự”, dù có một số người sẽ cảm thấy khó chịu vì điều này. Nhất là nếu họ cho rằng Thượng đế đã ngưng nói từ 2.000 năm trước đây, hoặc nếu Thượng đế còn tiếp thụ thông truyền, Người sẽ chỉ làm điều đó với những bậc thánh nhân, hoặc với những người đã cầu nguyện trong vòng 30 năm, hay 20 năm, hay ít ra là 10 năm.
Sự thật, Thượng đế nói với tất cả mọi người. Người tốt cũng như kẻ xấu. Thánh nhân và kẻ gian tà. Và chắc chắn, Người nói chuyện với tất cả chúng ta, những người nằm giữa hai loại trên. Cứ lấy chính bạn làm thí dụ. Trogn đời bạn, Thượng đế đã đến với bạn bằn nhiều cách và cuốn sách này là một trong những cách ấy. Đã có khi nào bạn nghe câu châm ngôn này chưa: Hữu cầu vi sư? Cuốn sách này là thầy của chúng ta đấy.
Là một cuốn sách phi hư cấu và có đề tài tôn giáo, nhưng Đối Thoại Với Thượng Đế đã được dựng thành bộ phim nổi tiếng, còn tác giả của nó, Neale Donald Walsch, thì lừng danh khắp thế giới, thậm chí còn cả một blog cá nhân rất đông người xem. Từng ấy thông tin đã nó lên mức độ hấp dẫn của cuốn sách, nơi suy tư siêu hình được diễn giải bằng một giọng văn hài hước nhẹ nhõm nhưng không bất kính, và Thượng đế đáp lại lời một con người phàm tục bằng lối nói bình dị, gần gũi, nhiều khi bông đùa. Ý tưởng về tác phẩm hết sức đặc biệt này, như chính tác giả kể lại trong một lần trả lời phỏng vấn của Larry King trên kênh CNN, xuất phát từ một lần Walch viết một lá thư cho Thượng đế phàn nàn về cuộc đời không suôn sẻ của mình – cũng giống như tất cả chúng ta, luôn bị ám ảnh bởi một số câu hỏi cốt tử về cuộc sống hàng ngày…
– “Có thể là không nằm ngang hàng với Mười điều răn dạy hay Áo nghĩa thư, nhưng đối thoại với Thượng đế của Neale Donald Walsch, nơi ông tuyên bố mình có tương giao trực tiếp với Chúa, đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người với thông đệp về tình yêu, niềm hy vọng và tính nhất thể vũ trụ của mình” – Life Positive
– “Cốt yếu của những lời giảng của Walsch là sự tự do hoàn toàn trong việc mỗi người đi theo các trực giác và thiên hướng sâu sắc nhất, cao quý nhất của mình” – International Cultic Studies Association
Về Thượng Đế
Về Thượng Đế là tập hợp các bài giảng của J.Krishnamurti mang tên “On God”, hay “Về Thượng Đế”.
“Nhưng có một thiêng liêng không thuộc tư tưởng, cũng không thuộc một cảm thấy được làm sống lại bởi tư tưởng. Nó không thể nhận ra được bởi tư tưởng và nó cũng không thể bị sử dụng bởi tư tưởng. Tư tưởng không thể hình thành nó. Nhưng có một thiêng liêng, không bị tác động bởi bất kỳ biểu tượng hay từ ngữ nào. Nó không thể diễn đạt. Nó là một sự kiện.”
Krishnamurti’s Notebook, Ngày 28 tháng 6 năm 1961
Cùng danh mục: