5 cuốn sách hay về đói nghèo giúp ta hiểu thêm về nghèo khó, người nghèo thực sự như thế nào, họ cần gì và làm thế nào để thoát nghèo.
Sự Giàu Và Nghèo Của Các Dân Tộc
Trên thế giới có khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng chưa đến 20% là các quốc gia phát triển. Theo báo cáo của Oxfam (2018), 26 người giàu nhất thế giới sở hữu khối tài sản bằng với tài sản của 3,8 tỷ người thuộc nhóm nghèo nhất. Người giàu ngày càng giàu lên, trong khi người nghèo lại càng nghèo thêm. Vậy tại sao khoảng cách giàu nghèo lại lớn như vậy? Đây chính là câu hỏi mà David S.Landes tìm cách giải đáp trong cuốn sách Sự Giàu Và Nghèo Của Các Dân Tộc (The Wealth and the poverty of Nations).
Là một công trình đồ sộ, quyển sách chứa đựng những thông tin phong phú với lập luận sắc bén. Landes cho rằng chìa khóa của sự thịnh vượng của các quốc gia trong thời hiện đại chính là Cuộc cách mạng công nghiệp. Nếu muốn trở nên thịnh vượng, các quốc gia phải tiến hành công nghiệp hóa. Đi sâu hơn, ông lý giải nền tảng cho quá trình thực hiện Cách mạng công nghiệp ở các quốc gia. Thách thức những quan điểm cũ, ông cho rằng tài nguyên thiên nhiên (gồm cả cảnh quan, nguồn nước, đất đai, khoáng chất, khí hậu) quan trọng nhưng không đủ, vị trí địa lý cũng không phải là định mệnh. Điều quan trọng nhất để làm nên cuộc Cách mạng công nghiệp ở từng quốc gia luôn phụ thuộc vào nền văn hóa là nền tảng cho xã hội và những giá trị được bảo tồn trong xã hội đó. Sự thịnh vượng mà thiếu đi những đặc điểm văn hóa phù hợp, chưa bao giờ ổn định và bền vững.
Nước Anh, cũng như các quốc gia thực hiện thành công Cách mạng công nghiệp và trở nên thịnh vượng, họ có một xã hội gắn kết, có năng lực cạnh tranh, sự tôn trọng, mong muốn truyền đạt kiến thức thực nghiệm và kỹ thuật, những con người trong xã hội vươn lên nhờ công trạng và năng lực. Họ không những biết làm ra của cải mà còn biết cách sử dụng của cải. Sự trung thực được tôn trọng, các thiết chế được viết ra để đảm bảo an toàn cho tài sản và việc hưởng thụ thành quả lao động. Họ được giáo dục để từ bỏ nhu cầu trước mắt để hướng đến những giá trị lâu dài và bền vững. Những điều này khó có thể tìm thấy ở các xã hội còn lại, những xã hội còn đang chật vật trong quá trình công nghiệp hóa.
Con Đường Đói Khổ
Tác phẩm Con Đường Đói Khổ của tác giả Ben Okri người Nigeria, dựa trên huyền thoại dân gian Yoruba về Abiku (hay Spirit child), là câu chuyện của đứa con lộn (chết đi rồi cứ lại tái sinh vô số kiếp). Cuốn tiểu thuyết được kể qua cái nhìn của Azaro, một đứa trẻ con lộn luôn xoay xở để giữ một chân trong cõi giới những bóng ma, mặc dù đến cuối truyện, người đọc bị thấm đẫm bởi số lượng mênh mông của mùi, vị và lối dệt cảm xúc của đời thường…
Cuốn tiểu thuyết được thuật lại bằng ngôi thứ nhất. Người tường thuật duy trì mối liên lạc của cậu bé với cõi giới của bóng ma qua sự chết đi, không chỉ một lần mà nhiều lần. Với một chuỗi hình ảnh gây sửng sốt, Con Đường Đói Khổ được đọc như một tác phẩm thơ sử thi, và nó thực sự đã mang được phương diện thơ sử thi vào văn xuôi. Người đọc được dẫn dắt liên tục giữa cái hư và cái thực, giữa cõi tâm linh và cuộc sống đói khổ của những người nghèo trên một vùng thuộc đất nước Nigeria.
Cuốn sách đạt giải Booker năm 1991, được Jeremy Treglowan – Chủ tịch ban thẩm định giải nhận định như sau: “Cách viết đẹp, kết hợp khả năng tưởng tượng gây cảm động lạ thường! Qua thị kiến của một đứa trẻ, Ben Okri đã dung sự diêu nhiên và cái hiện thời để truyền đạt đời sống nông dân Nigeria trong một thế giới biến đổi. Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết được thực hiện trọn vẹn nhất trong năm nay, nó mang cách viết đặc sắc và cách nhìn sự vật của châu Phi da đen thuộc dòng chủ lưu của tiểu thuyết châu Âu”
Hiểu Nghèo Thoát Nghèo
Tại sao người nghèo khi có thêm tiền thì mua tivi thay vì mua thực phẩm?
Phải chăng việc sinh nhiều con là lý do thực sự khiến gia đình nghèo đi?
Tại sao nhiều chính sách xóa nghèo được cho là “thần kỳ” trước đây lại thất bại?
Hiểu nghèo thoát nghèo ngồn ngộn những câu chuyện sống động về đời thực của người nghèo khắp thế giới cùng các kết quả nghiên cứu đáng tin cậy, tất cả nhằm giúp ta hiểu được cuộc sống người nghèo thực sự như thế nào, và từ đó làm thế nào để giúp họ. Biện pháp có khi ngay trong tầm tay, và người nghèo cần giúp, cần thấu hiểu, có khi chính là người quen, bạn bè gần bên ta đó!
Thuật Bán Cái Nghèo Nhân Đôi Niềm An Lạc, Hưng Thịnh, Giàu Sang
Nội dung cuốn sách Thuật bán cái nghèo – nhân đôi niềm an lạc, để hưng thịnh, giàu sang hành trình cùng chúng ta, giúp chúng ta sống làm sao để thoát nghèo. Điểm quan trọng hơn nữa được trình bày ở đây, giúp bạn luôn tạo dựng được sự bình an trong tâm hồn ở mọi hoàn cảnh.
Nội dung cuốn sách gồm các phần như sau:
- Phần I. Nguyên nhân của cái giàu ,cái nghèo khổ
- Phần II. Thuật bán cái nghèo
- Phần III. Lời Phật dạy về hạnh phúc, nhân đôi niềm an lạc, giàu sang
- Phần IV. Chuyện kể sống có phúc và sống mất phúc
- Phần V. Phụ lục
Rich Habits – Poor Habits Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo
Chúng ta thường đặt câu hỏi: “Tại sao người giàu ngày càng giàu?”. Hầu như không phải do may mắn. Không phải vì nơi họ sinh ra và cũng không phải vì họ thắng xổ số. Chỉ là người giàu làm mọi thứ theo một cách khác. Họ nghĩ khác, họ hành động khác và họ có những thói quen khác.
Có câu ngạn ngữ: “Cho một người một con cá giúp anh ấy ấm bụng một ngày. Dạy một người cách câu cá giúp họ ấm bụng cả đời”.
Cuốn sách “Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo” giúp bạn phát triển các thói quen giàu có và loại bỏ thói quen nghèo khó.
Khi bạn làm những việc mà người giàu có và thành công làm, khi bạn suy nghĩ giống họ, khi bạn hành động như họ, bạn sẽ bắt đầu có được những kết quả giống họ và trở nên giàu có.
Vì sao người giàu ngày càng giàu hơn?
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, trong khi người giàu ngày càng giàu, thì tầng lớp trung lưu lại phải làm việc vất vả hơn và nhiều thời gian hơn so với một thập kỷ trước, nhưng kiếm được ít hơn mỗi tuần. Thế còn người nghèo thì sao? Chuyện gì đang xảy ra với họ? Họ tăng về số lượng và họ bị tổn thương. Số lượng người nghèo tăng lên trong khi tầng lớp trung lưu mỏng dần.
“Khoảng cách thu nhập” đang ngày càng tăng và hầu hết các chuyên gia tài chính nhận thấy xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục và chưa kết thúc. Một trong các thực tế cuộc sống là, mặc dù sống trong thời đại tốt đẹp nhất ở những quốc gia giàu có nhất thế giới, hầu hết con người ngày nay vẫn chật vật trong chuyện tài chính. Và khoảng cách giữa người giàu và người nghèo có vẻ ngày càng lớn hơn…
Cùng danh mục: