15 cuốn sách hay về Nam Bộ đi từ khởi thủy cho đến nay.

15 cuốn sách hay về Nam Bộ đi sâu nghiên cứu về lịch sử, đất nước, con người và văn hóa vùng đất Nam bộ của Việt Nam.

Vùng Đất Nam Bộ

Trọn bộ sách Vùng đất Nam Bộ gồm 10 tập.

  • Tập 1: Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái
  • Tập 2: Từ cội nguồn đến thế kỷ VII
  • Tập 3: Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI
  • Tập 4: Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX
  • Tập 5: Từ năm 1859 đến năm 1945
  • Tập 6: Từ năm 1945 đến năm 2010
  • Tập 7: Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa
  • Tập 8: Thiết chế quản lý xã hội
  • Tập 9: Tộc người và quan hệ tộc người
  • Tập 10: Tiến trình hội nhập khu vực và thế giới

Xuất bản bộ sách Vùng đất Nam Bộ tác giả Trương Thị Kim Chuyên và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật hy vọng cung cấp cho bạn đọc, các nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên các học viện, nhà trường và các nhà lãnh đạo, quản lý, các địa phương, đơn vị một khối tri thức lớn , khá đầy đủ, toàn diện và chân xác về vùng đất Nam Bộ, phục vụ cho công tác học tập nghiên cứu và hoạch định chính sách ở khu vực trọng yếu, năng động này của đất nước.

Chuyện Địa Danh Và Chữ Nghĩa Nam Bộ

Tác giả Huỳnh Công Tín giới thiệu một số nét đặc thù về tự nhiên, xã hội, con người vùng đồng bằng Nam bộ qua những cái tên thú vị.

Kiến Trúc Trong Văn Hóa Óc Eo, Hậu Óc Eo Ở Nam Bộ

Ngay từ đầu TK 20 những cổ vật đầu tiên của văn hóa Óc Eo đã được phát hiện trên cánh đồng Óc Eo- Ba Thê thuộc xã Vọng Thê- huyện Thoại Sơn – tỉnh An Giang. Do sự phong phú cuả loại hình, sự độc đáo của chất liệu và vẻ đẹp rực rỡ của mỹ thuật chế tác nên ngay từ lúc bấy giờ, các di vật của văn hóa Óc Eo đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều học giả nổi tiếng người Pháp như: G.Coedès, L.Malleret, H.Parmentier…

Tuy nhiên công cuộc nghiên cứu văn hóa này chỉ thực sự bắt đầu bằng cuộc khai quật của L.Malleret tại di tích Óc Eo vào năm 1944 và những năm sau đó. L.Malleret đã công bố kết qủa khám phá và nghiên cứu của mình trong bộ sách có nhan đề “Khảo cổ học ở đồng bằng sông Cửu Long”( L ‘Archeologie du delta du Mekong) lần lượt xuất bản từ 1959- 1964. Công trình này được coi là thành tựu Khảo cổ học chủ yếu về Văn hóa Óc Eo cho đến trước năm 1975. Theo L.Malleret, nền văn hóa này có phạm vi phân bố chủ yếu ở vùng trũng miền Tây sông Hậu gồm điạ bàn các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu… và một phần đất Đông Nam Campuchia. Các di tích cuả nền văn hóa này có quy mô khá lớn, trong đó có hai thị trấn Trăm Phố và Oc Eo. Riêng Óc Eo có diện tích rộng tới 450 ha, là một đô thị mang đặc điểm cuả một thành phố ven biển với tiền cảng Tà Keo (Cạnh Đền) cách đấy 15km..

Mộ Cổ Nam Bộ

Công trình “Mộ cổ Nam Bộ” của PGS.TS.Phạm Đức Mạnh (Giảng viên cao cấp Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia TPHCM) chính là chuyên khảo đầu tiên hệ thống gần như toàn bộ thông tin mà chúng ta cần biết nhất về một đối tượng nghiên cứu đặc thù của Khảo cổ học Lịch sử Việt Nam – loại hình mộ táng hiện hữu ở hầu khắp các tỉnh – thành Nam Bộ trong hơn ba thế kỷ gần đây nhất (thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XX).

Bên cạnh giá trị lớn về “tư liệu gốc” của “Mộ cổ Nam Bộ”, tác giả và tập thể cộng tác viên còn cố gắng giám định khoa học về vật liệu xây dựng kiến trúc mộ, phân tích mẫu nước, xác định nhân cốt và di tồn thực vật, đối sánh đồ tùy táng khai quật trong mộ cổ với nhiều minh họa và sử liệu thời Nguyễằm “giải mã” nhiều câu đố về mộ chủ và dấu tích lao động đương thời ở Nam Bộ” (Theo PGS.TS.Ngô Thị Phương Lan – Hiệu trưởng Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố HCM)

Món Ăn Dân Dã Nam Bộ

Cô Lê Thị Vân là “nghệ sĩ chân đất” mà danh tiếng tại Sài Gòn mấy mươi năm trước với nghệ danh dân gian là “Cô Sáu Cây Dừa”. Cô đưa món ăn “mắm và rau” của nông dân Nam bộ thành “Lẩu mắm Nam bộ” bằng cách đơm một mâm rau đa dạng, đẹp mắt bên một lẩu (thay tô) nóng sôi thơm phức cùng đĩa hải sản hấp dẫn để nhúng rau. Món này đã được phục vụ tại các nhà hàng và trong các lễ hội.

Cô từng phục vụ với trách nhiệm bếp trưởng nhà hàng Hoa Tân, khách sạn Đệ Nhất và làng văn hóa du lịch Bình Quới. Tại đây, cô đã đưa các món ăn dân dã Nam bộ vào lễ hội Ẩm thực Nam bộ, Ẩm thực Khẩn hoang Nam bộ. Cô Vân được mời thỉnh giảng tại Khoa Bếp trưởng Trung cấp Du lịch & Khách sạn Saigon Tourist cùng thời với bác Nghĩa trưởng Bếp khách sạn Rex… với môn Bếp truyền thống Nam bộ. Cô đã góp phần đào tạo hàng ngàn thanh niên thành các đầu bếp chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu phục vụ ẩm thực Việt Nam cho khách du lịch trong và ngoài nước.

Là nghệ nhân nổi tiếng, cô Sáu được mời đi biểu diễn ẩm thực Việt Nam tại nhiều nước. Cuốn sách này cô viết hơi muộn, nhưng nếu không có nó thì chúng ta mất đi một tài liệu qúy báu về các món ăn chuẩn – thuần túy Việt Nam. Đây là cuốn sách có giá trị, góp phần vào dạng sách ẩm thực Việt Nam vốn đang rất cần thiết cho các độc giả trong và ngoài nước. Cô Vân là “Master chef” đúng nghĩa: cô có lý thuyết (là giảng viên), có thực tiễn và sáng tạo; đáng quý nhất là cô đã đào tạo nhiều học trò thành danh.

Đất Rừng Phương Nam

Câu chuyện mượn hình ảnh một cậu bé bị lưu lạc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ để giới thiệu Đất rừng Phương Nam. Nơi đó, một vùng đất vô cùng giàu có, hào phóng và hùng vĩ với những con người trung hậu, trí dũng, một lòng một dạ theo kháng chiến.

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi như một xã hội của miền sông nước Tây Nam bộ thu nhỏ. Bởi ở nơi đó, người đọc đã tìm thấy hình ảnh người dân của vùng đất phương Nam từ sông Tiền, sông Hậu trải dài đến Kiên Giang – Rạch Giá, rồi xuống tận rừng U Minh, sau đó dừng lại ở Năm Căn Cà Mau. Bối cảnh trong Đất rừng phương Nam là cả một đất trời thiên nhiên ưu đãi, cánh đồng bát ngát mênh mông, sóng nước rì rầm, rừng rậm bạt ngàn trù phú, thú rừng hoang dã muôn loài…

Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ

Quyển ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ KHẢO VÀ LUẬN của Nguyễn Phúc An ra đời đúng với sự mong đợi của các tầng lớp nhạc sĩ và nhạc sinh âm nhạc dân tộc Việt Nam, đặc biệt là giới mộ điệu nhạc tài tử Nam bộ! Thật thế! Nhạc tài tử Việt Nam là một loại hình nghệ thuật rất cao, trong đó có kết hợp đầy đủ tính khoa học, triết học phương Đông, nó đòi hỏi người chơi phải có một trình độ khá tốt về văn hóa, lịch sử, …

Nhạc tài tử Nam bộ được cấu kết và hình thành thuận theo âm luật tự nhiên của con người cũng giống như âm nhạc của phương Tây và các dân tộc khác trên thế giới. Điều đáng buồn là ở Việt Nam ta tài liệu và sách vở âm nhạc thì không đầy đủ để có thể tìm hiểu và khảo cứu. Thật ra thì mọi lý luận và ý tưởng trong những tác phẩm âm nhạc dân tộc có thể nói là hầu hết ta đều có thể dẫn chứng, hoặc giải thích được. Vấn đề phát sinh ở chỗ là chúng ta không có điều kiện, không đủ quyết tâm và kiến thức để tìm tòi, tra cứu trong sách vở và tài liệu cổ. Vì những tài liệu có giá trị còn sót lại ngày xưa thường được viết bằng chữ Hán hoặc bằng tiếng Pháp nên chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc tra cứu.

Góp Phần Tìm Hiểu Phật Giáo Nam Bộ

“Đạo Phật đề cao lối sống thực nghiệm, đưa nội dung giáo lý siêu việt ấy đi vào cuộc sống đời thường, dùng nó như một phương thuốc chữa lành vết thương cho những con người đang gặp nhiều nỗi đau thương mất mát, đang có quá nhiều sự sợ hãi và đau khổ.

Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam suốt hơn 2.000 năm qua, tuy có lúc được thể hiện rõ nét, có lúc của được làm sáng tỏ, nhưng điều quan trọng là nó vẫn liên tục phát triển từng nơi, từng lúc và trở thành sợi chỉ xuyên suốt quá trình hoạt động của Phật giáo Việt Nam ”.

Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Vùng Đất Nam Bộ

Nội dung công trình được chia thành ba phần:

  • Phần thứ nhất: Vùng đất Nam bộ từ khởi thủy đến đầu thế kỷ XVII
  • Phần thứ hai: Vùng đất Nam bộ thời kỳ từ đầu thế kỷ XVII đến năm 1858
  • Phần thứ ba: Vùng đất Nam bộ thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và thống trị (1958 – 1945).

Bằng các cứ liệu lịch sử, các tác giả cố gắng trình bày về quá trình khai phá, xác lập chủ quyền, xây dựng và phát triển cũng như quá trình bảo vệ vùng đất Nam bộ của các thế hệ người Việt Nam…

Ở lần tái bản này, các tác giả đã tích cực chỉnh sửa một số sai sót trong việc sử dụng các địa danh cổ và sự bất hợp lý trong cách trình bày một số chi tiết để công trình mạch lạc hơn.

Lý Lắc Nam Bộ

Tập tạp văn của nhà văn Trần Kim Trắc viết về phong tục, cuộc sống, vùng đất và con người Nam bộ trong những biến đổi theo xu thế của hiện đại.

Đồng Bằng Sông Cửu Long – Nét Sinh Hoạt Xưa & Văn Minh Miệt Vườn

Đây là tập sách của nhà Nam Bộ học Sơn Nam về những sinh hoạt truyền thống của nhân dân Đồng bằng song Cửu Long, thông qua những lễ hội và hò vè đối đáp cũng những sinh hoạt của cư dân vùng Miệt Vườn Nam Bộ trong lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển vùng đất phía Nam của Tổ quốc, ưu tiên nghiên cứu các đặc tính dân tộc vùng Miệt Vườn có khác nhiều so với cư dân Miệt Thứ – là vùng đất mới bồi lấp khai khẩn với những hạn chế về địa lý.

Hỏi Đáp Về Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ Việt Nam

Các câu hỏi và trả lời khoa học, rõ ràng, chuẩn xác, diễn đạt dễ hiểu. Mở đầu bằng 3 câu hỏi tổng quan và tiếp đến là 97 câu hỏi về 5 thời kỳ lịch sử của vùng đất Nam Bộ Việt Nam, bao gồm:

  • Thời kỳ từ đầu đến thế kỷ VII (tập trung vào văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam); từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ XVI (Vương quốc Chân Lạp và dấu tích của người Khmer trên đất Nam Bộ);
  • từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII (công cuộc khai phá đất đai, xác lập và bảo vệ chủ quyền Đàng Trong, quá trình hoàn thành công cuộc mở cõi và định cõi của người dân Nam Bộ),
  • từ thế kỷ XIX đến năm 1954 (lịch sử Nam Bộ thuộc vương triều Nguyễn, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và kháng chiến kiến quốc) và thời kỳ từ năm 1954 đến nay (thời kỳ hết sức đặc biệt của lịch sử Nam Bộ với hàng loạt những kỳ tích trong chiến đấu và trong dựng xây quê hương đất nước).

Ngôn Ngữ Văn Hóa Vùng Đất Sài Gòn Và Nam Bộ

Từ thập niên 1990, tiếng Việt Sài Gòn đã được đưa vào giảng dạy cho người nước ngoài tại Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ lúc đó, tiếng Việt Sài Gòn ngày càng được các ngành giáo dục và du lịch chú ý khai thác để đáp ứng nhu cầu của người nước ngoài đến làm việc và học tập ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam. Từ thập niên 2000, tiếng Việt Sài Gòn đã chiếm được vị trí quan trọng trên các kênh truyền hình, phim quảng cáo, phim truyện trong nước và phim truyện nước ngoài có lồng tiếng Việt, phủ sóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam…

Tuy nhiên, có một hiện tượng bất thường là trong khi tài liệu về tiếng Việt Sài Gòn dành cho người nước ngoài rất dễ tìm ở các cơ sở giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, thì tài liệu về ngôn ngữ của vùng đất Sài Gòn dành cho chính những người Việt Nam, người Sài Gòn có nhu cầu lại tương đối hiếm, nội dung lại chuyên sâu, chỉ thích hợp cho các nhà ngôn ngữ học. Hơn thế nữa, hầu như chẳng có mấy tài liệu trong số đó chú ý trang bị cho người đọc cái nền tảng của tiếng Việt Sài Gòn là văn hóa của vùng đất Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, văn hóa và ngôn ngữ của vùng Nam Bộ. Tách rời ngôn ngữ khỏi văn hóa, tách rời Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh ra khỏi cái nôi Nam Bộ, tức là tách rời cây ra khỏi đất và tách rời thân cây ra khỏi rễ – một thao tác phân lập mà nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam thường lạm dụng mặc dù trái với quy luật tồn tại và tiến hóa của bản thân ngôn ngữ…

Bóng Chiều Quê – Nam Bộ Tục Hay Nếp Cũ

Với tập truyện ngắn Bóng chiều quê, ta lại bắt gặp nét chấm phá riêng, một thể tài mới đáng quý của cây bút cao niên khi truyền tải “tục hay nếp cũ” trên mảnh đất chín rồng. Bấy nay, tìm hiểu về phong tục, tập quán đất Nam Bộ, hẳn độc giả đã quen thuộc với những khảo cứu của các nhà nghiên cứu về Nam Bộ… Nhưng, dùng văn học để truyền tải đến các bạn đọc những thông tin về phong tục, tập quán miệt đất phuong Nam, lại không có nhiều, nhất là những tục lệ tốt đẹp, đã ăn sâu bén rễ vào đất và người phuong Nam…

Ở Bóng chiều quê, ta cảm nhận được, đó không chỉ là hồn cốt, nết ăn nết ở, là những nếp cũ, tục hay làm nên riêng chất Nam bộ, mà xen kẽ qua từng câu chuyện, tác giả đã hết sức tự nhiên lồng vào đó bao hiểu biết về lịch sử vùng đất như Gò Tháp, Gò Trụi, Bình Cách… để từ đây, những thông điệp về lối sống, cách ứng xử làm nên tính cách Nam Bộ cũng được truyền tải nhẹ nhàng mà thấm sâu.

Vùng Đất Nam Bộ Dưới Triều Minh Mạng ( 1820 – 1841)

Tác phẩm phù hợp cho những độc giả quan tâm đến vùng đất Nam bộ và Việt Nam trong giai đoạn cầm quyền của vua Minh Mạng, những chính sách giáo dục, tôn giáo và dùng người của vị vua mạnh mẽ này.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

5 quyển sách hay về luật kinh tế có tác động lớn đến doanh nghiệp và cá nhân 5 quyển sách hay về luật kinh tế giúp bạn đọc hiểu thêm về các luật liên quan đến kinh tế và các thể chế kinh tế khác nhau.…
Những cuốn sách rèn tính cẩn thận cho bé rất hữu ích và thiết thực Những cuốn sách rèn tính cẩn thận cho bé giúp các bé nhận biết các tình huống nguy hiểm, biết giữ an toàn và bảo vệ chính mình. Hãy…
7 quyển sách hay về phong cách làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả 7 quyển sách hay về phong cách làm việc giúp bạn tạo dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả nhất để đạt được tối đa kết…
Back to top button