11 cuốn sách hay về bản ngã đi sâu vào nội tâm người đọc

11 cuốn sách hay về bản ngã đưa người đọc vào hành trình khám phá nội tâm, mang đến nhận thức mới, thấu hiểu những gì sâu thẳm tiềm ẩn bên trong mình.

Vượt Qua Bản Ngã

Đây là cuốn sách nói về kẻ thù lớn nhất cản trở chúng ta trên bước đường sự nghiệp: bản ngã.

  • Khi bắt đầu khởi nghiệp, nó cản trở việc học tập và trau dồi của chúng ta.
  • Khi đã đạt được thành công bước đầu, nó khiến chúng ta trở nên mù quáng trước những sai lầm của bản thân.
  • Khi chúng tơ thất bại, nó phóng đại nỗi đau và khiến chúng ta không thể gượng dậy nổi. Trên mỗi bước đường chúng ta đi, bản ngã luôn là kẻ thù.

Bằng hàng loạt câu chuyện có thật, trải dài trên đủ các lĩnh vực từ quân sự, thể thao đến kinh doanh, cuốn sách đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về sự nguy hiểm của bản ngã và việc làm sao để đánh bại nó. Sau khi đọc xong, bạn có thể, như lời tác giả nói: “Bớt đầu tư vào việc tự kể những câu chuyện về sự đặc biệt của bản thân, và nhờ đó sẽ được giải phóng để hoàn thành mục tiêu làm thay đổi thế giới mà bạn đã vạch ra.”

Bản Ngã – Laurent Gounelle

Khi chúng ta yêu thương, khi chúng ta cảm thấy được tình yêu thương, cho dù đối với một con người, một con vật, một bông hoa hoặc một buổi hoàng hôn, thì chúng ta được thoát ra khỏi chính mình. Những ham muốn của chúng ta, những sợ hãi và nghi ngờ của chúng ta tan biến hết. Nhu cầu được thừa nhận tan biến, ta không còn tìm cách để so sánh mình với những người khác nữa, để sống được nhiều hơn những người khác nữa. Tâm hồn chúng ta nổi lên trong khi tất cả chúng ta tràn đầy cảm giác này, khi ấy sự hăng hái hoan hỉ của con tim lan tỏa một cách tự nhiên để ôm hôn tất cả các chúng sinh và vạn vật trong cuộc đời..

Trói Buộc – Anand Dílvar

Trói buộc là một quyển sách rất đáng đọc, và đáng để đọc đi đọc lại vài lần. Ai trong chúng ta chưa từng, hay không phải đang nô lệ cho những vấn đề của mình, những nỗi sợ, những tội lỗi? Tác giả đã hướng dẫn chúng ta một cách ngắn gọn và nhanh chóng, thông qua tâm trí, đến với nơi ta có thể thấy được bản ngã lành mạnh của mình – điều mà ta chỉ có thể nghe thấy khi ta thực sự im lặng.

Người dẫn truyện trong cuốn sách này phải sống đời thực vật sau tai nạn, không thể giao tiếp được với mọi người xung quanh. Trong hoàn cảnh đó, anh ta bắt đầu đối thoại nội tâm với chính mình – đó cũng là hành trình khám phá bản thân, mang đến cho anh nhận thức mới, thấu hiểu bản ngã sâu thẳm tiềm ẩn bên trong.

Được viết một cách gần gũi, dễ hiểu nhưng sâu sắc, quyển sách này có thể thay đổi cuộc đời bạn. Trói buộc không nói về thành công, sự công nhận xã hội, tích lũy, làm giàu mà là niềm vui, niềm hạnh phúc và cảm giác yên bình.

Tôi Là Ai – Và Nếu Vậy Thì Bao Nhiêu

Có rất nhiều cuốn sách về triết học, nhưng Tôi là ai – và nếu vậy thì bao nhiêu? là một sự khác biệt. Trước nay chưa từng có một ai dẫn dắt người đọc đến với những câu hỏi lớn của triết học bằng một cách am tường chuyên môn, đồng thời nhẹ nhàng tinh tế như vậy. Thông qua môn khoa học nghiên cứu não bộ, tâm lý học, lịch sử, và thậm chí văn hóa đại chúng (pop-culture), triết gia đương đại người Đức Richard David Precht đã khéo léo soi sáng những vấn đề ở tâm điểm của tồn tại con người như: Sự thật là gì? Cuộc sống có ý nghĩa gì? Tại sao tôi nên tốt? và trình bày chúng qua lối văn ngắn gọn, thông tuệ, uốn hút.

Với chủ đích dành cho giới trẻ, cuốn sách Tôi là ai – và nếu vậy thì bao nhiêu? là chuyến khám phá hồi hộp, thông minh, hài hước và thú vị xuyên qua thế giới bộn bề kiến thức để đến với chính bản thể con người!

Thức Tỉnh Mục Đích Sống

Chuyển hóa tâm thức con người là trọng tâm của những điều Eckhart Tolle đề cập trong quyển sách nổi tiếng A New Earth – Thức Tỉnh Mục Đích Sống này. Theo ông, sự thức tỉnh là bước kế tiếp sẽ xảy ra trong quá trình phát triển tâm thức của nhân loại. Nhân loại sẽ bước sang một giai đoạn mà sự thức tỉnh trong tâm hồn sẽ tạo ra sự tự do và niềm hạnh phúc miên viễn trong mỗi con người và trên toàn thế giới.

“Thức tỉnh mục đích sống” đã cộng hưởng thật sâu sắc với những điều bên trong tôi và giúp tôi thay đổi nhận thức về bản thân và về cả mọi điều”

Đi Tìm Lẽ Sống

Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”.

Người Xa Lạ

Người xa lạ của Albert Camus được khởi thảo năm 1938, hoàn tất năm 1940 và xuất bản lần đầu năm 1942. Tiểu thuyết khắc họa chân dung nhân vật Meursault trong khoảng thời gian kể từ ngày mẹ của Meursault chết ở trại tế bần dành cho người già cho đến gần cái chết của chính anh ta. Cuốn sách được chia thành 2 phần với 11 chương, với kiểu tự thuật về cuộc đời của nhân vật tôi – Meursault, một nhân viên thư ký lãnh việc gửi hàng hóa.

Suối Nguồn

“… Trong lịch sử nhân loại, hiếm thấy ai phát biểu quan điểm này về con người. Ngày nay, quan điểm này hầu như không tồn tại. Tuy nhiên, chính quan điểm này – dù tồn tại ở các cấp độ khác nhau của sự khao khát, ao ước, đam mê và hoang mang đau khổ – là quan điểm khởi đầu cuộc sống của những người ưu tú nhất của nhân loại. Đối với đa số họ, đây thậm chí không phải là một quan điểm rõ ràng mà chỉ là một cảm giác mơ hồ, khó nắm bắt, nó được tạo thành từ những nỗi đau trần trụi và từ niềm hạnh phúc không thể diễn tả nổi. Nó là cảm giác về một kỳ vọng lớn, rằng cuộc sống của một người là quan trọng, rằng những thành tựu lớn lao có thể nằm trong khả năng, và rằng những điều vĩ đại còn nằm phía trước.

Bản chất của con người – và của bất cứ sinh vật nào – không phải là đầu hàng, hoặc phỉ nhổ và nguyền rủa sự tồn tại của mình; điều ấy thực ra đòi hỏi cả một quá trình suy đồi mà tốc độ của nó tuỳ thuộc mỗi người. Một vài người đầu hàng vào lần đầu tiên tiếp xúc với áp lực; một vài người mặc nhiên đầu hàng; một số khác đi xuống từ từ và cứ thế mất dần ngọn lửa mà chính họ cũng không hề nhận ra nó đã tàn lụi như thế nào. Sau đó, tất cả biến mất trong cái đầm lầy khổng lồ gồm những người già cỗi, những người rao giảng rằng trưởng thành bao hàm việc chối bỏ chính kiến, rằng sự ổn định bao hàm việc chối bỏ những giá trị riêng, và rằng sống thực tế có nghĩa là phải gạt bỏ sự tồn tại. Chỉ một số ít người kiên quyết không đầu hàng và tiếp tục tiến lên; họ biết rằng không thể phản bội ngọn lửa kia; họ học cách nuôi dưỡng nó, cho nó hình hài, mục đích và sự sống… Tóm lại, dù tương lai mỗi người khác nhau, ở vào thời điểm bắt đầu cuộc sống, nhân loại luôn tìm kiếm một hình ảnh cao cả về bản chất con người cũng như về cuộc sống.

Có rất ít cột chỉ đường trong cuộc tìm kiếm này. Suối nguồn là một trong những cột chỉ đường đó. Đây chính là một trong những lý do cơ bản nhất khiến cho suối nguồn có sức hấp dẫn lâu dài; nó tái khẳng định tinh thần của tuổi trẻ, nó tuyên bố về chiến thắng của con người, nó chỉ ra người ta có thể làm được những gì…”.

Cái Tôi Và Cái Nó

Cái Tôi Và Cái Nó là một tác phẩm đặc biệt, ở đây Freud đã trình bày một bản tổng hợp các giả thuyết được ông đề xuất vào những năm 1920 – đặc biệt là trong cuốn “Au delà du principe du plaisir”. Ông bắt đầu bằng việc chứng minh rằng mô hình phân chia bộ máy tâm trí thành vô thức, tiền ý thức và ý thức – được biết đến với tên gọi “định khu thứ nhất” (chia định khu bộ máy tâm trí) – không đủ để hiểu sự vận hành của bộ máy tâm trí, và cần phải mở rộng hơn. Xuất phát từ sự kháng cự rằng cái “tôi” của chủ thể đối kháng với khả năng đưa các ký ức bị dồn nén trở lại với ý thức, Freud đưa ra cách phân chia bộ máy tâm trí mới thành cái tôi, cái đó và cái siêu tôi, mô hình được biết đến với tên gọi là “định khu thứ hai”. Hai mô hình này không loại trừ nhau, ngược lại, chúng bổ sung cho nhau bởi chúng mô tả các hiện tượng tâm trí dưới nhiều góc độ khác nhau.

Tác giả Sigmund Freud là một nhà phân tâm học người Áo được biết tới nhiều nhất bởi đóng góp vào sự phát triển của cả lý thuyết và thực hành các kỹ thuật phân tích tâm lý. Freud đồng thời được xem là cha đẻ của phân tâm học – môn khoa học nghiên cứu về phần vô thức của con người, khiến cho nhiều người nghi ngờ tính hiệu quả của việc chữa bệnh tâm thần theo cách truyền thống. Tới ngày hôm nay, cuộc tranh luận về lý thuyết phân tâm học vẫn chưa ngã ngũ, có rất nhiều người ủng hộ nhưng cũng không ít những kẻ phản đối kịch liệt. Được xem như một môn khoa học chính thống của thế kỷ 19, phân tâm học trước hết đi tìm hiểu những hành vi điên loạn, thoạt đầu các nhà phân tâm học sẽ hỏi về những giấc mơ của bệnh nhân và sau cùng là các cơ chế tâm lý xây dựng từ lúc bé cho tới lúc trưởng thành. Được đào tạo như một nhà khoa học, Freud trở thành bác sĩ vào năm 1882, ông quan tâm tới thôi miên và phát triển các ý tưởng đột phá trong chữa trị tâm thần từ khoảng 1890. Vào năm 1933, các tác phẩm của ông bị đốt hết dưới chính quyền Nazi, và Freud phải rời bỏ Áo tới London vào năm 1938, nơi ông mất ngay sau đó một năm.

Cái Tôi Chân Thực

Trong những tác phẩm này, Mari Perron thuật lại tiến trình thành khẩn và sâu xa tìm kiếm bản ngã chân thực – đó là tất cả những gì mà chúng ta cho là thiêng liêng. Bà cũng xác quyết rằng, chúng ta không thể có một đời sống tinh thần đúng nghĩa cho đến khi nào chúng ta thể nhập với tục ngã, không phải là từng mảnh rời mà như một toàn thể.

Cuốn sách “Cái tôi chân thực” của bà cũng đã giúp nhiều người bước vào tiến trình tự khai sáng và cảm nhận hạnh phúc nội tâm.

Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót

Câu chuyện đưa ta đến nước Nhật thời hiện đại, với những thân phận con người bé nhỏ, lạ lùng. Những cô bé 15 tuổi, như Kasahara May, ngồi sau xe môtô phóng với tốc độ kinh hoàng, vươn tay bịt mắt bạn trai phía trước. Sau tai nạn, bạn trai qua đời, chỉ còn lại mình cô với nỗi day dứt khôn nguôi: “Chính vì có cái chết, người ta mới phải băn khoăn nhiều đến thế về sự sống.” Những thiếu nữ, như Kano Kreta, tự kết liễu đời mình để giải thoát những cơn đau triền miên có thể gặp phải bất cứ lúc nào, vì bất cứ điều gì nhưng không thành. Phải trả nợ một khoản tiền lớn cho hãng bảo hiểm, không do dự, cô đi làm gái điếm. Những Dân biểu nghị viên như Wataya Noburu, leo cao trong danh vọng nhờ tài lừa dối đám đông và khả năng khơi dậy những bản năng sa đọa ở người khác… Trong thế giới ấy, nhân vật chính của Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót, Okada Toru, chàng trai giản dị và chân thành, phải đối mặt với biến cố lạ lùng: Kumiko, người vợ yêu dấu của anh bỗng nhiên biến mất không một lời nhắn gửi. Sự kiện phi lý này khơi nguồn cho sự thức tỉnh trong Okada, thúc đẩy anh ngắm nhìn, chứng nghiệm lại thế giới tràn đầy cái phi lý chung quanh mình, bằng con mắt bản thể.

Với Murakami, thế giới đầy những điều bất thường, phi lý trở thành động lực để con người lên đường trở lại với bản thể chính mình. Cũng tại thời điểm này, Toru Okada nghe thấy tiếng hót của con chim vặn giây cót, như tiếng vọng của bản ngã chính anh. Watanabe bắt đầu cuộc hành trình nhận thức, cuộc hành trình tràn đầy những xúc cảm mãnh liệt khám phá lại cuộc sống và tình yêu đã qua, cuộc sống đang diễn ra, của chính mình và những người xung quanh. Với Okada, từ đây cũng mở ra một thế giới siêu thực với những giấc mơ đầy ám ảnh tính dục, những căn phòng tối đen ngào ngạt phấn hoa cất giấu bí mật về sự lệ thuộc và nô dịch, bóng tối thẳm sâu của bản ngã và xa rời bản ngã, Thiền, và những năng lực tâm linh siêu hình. Trong những mối quan hệ đầy cảm thông và gần gũi với những phụ nữ khác, Kasahara May, mẹ con nhà tạo mẫu Akasaka Nhục đậu khấu, hay Kano Kreta…, Okada dần dần hiểu ra bản chất của cuộc sống con người, không phải một mắt xích của thế giới vật chất cơ giới từ bên ngoài, mà chính là những năng lực tưởng tượng sáng tạo của nội giới, những ám ảnh tinh thần truyền từ người nọ sang người kia, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tiếng hót của con chim vặn dây cót chỉ vang lên vào những thời khắc quyết định, khi con người tỉnh thức những tiếng lòng thầm kín, hay khoảnh khắc thấu suốt cảm giác về định mệnh; tiếng chim tiên báo những thảm họa khốc liệt khơi nguồn từ chính con người, cũng là tiếng thúc giục âm thầm của khát vọng đi tìm chân lý. Tiếng hót của chim vặn dây cót trở thành biểu tượng sự thức tỉnh những xúc cảm mãnh liệt và sự trưởng thành về bản ngã của con người trong đời sống hiện đại. Đó chính là ý nghĩa của hình tượng chim dây cót xuyên suốt cuốn tiểu thuyết lớn của Haruki Murakami.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

11 cuốn sách truyền cảm hứng cho phụ nữ làm chủ cuộc đời mình 11 cuốn sách truyền cảm hứng cho phụ nữ để hiểu và yêu thương bản thân hơn, sẵn sàng ngẩng cao đầu, tự tin sống một cuộc sống mà…
11 quyển sách hay về giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn, chính xác hơn 11 quyển sách hay về giải quyết vấn đề mang đến cho người đọc những công cụ thực tiễn và kỹ năng rèn luyện, giúp bộ não chúng ta…
Những cuốn sách hay về báo điện tử cung cấp kiến thức tổng quan và thực tế Những cuốn sách hay về báo điện tử cho người đọc cái nhìn tổng quan và thực tế về tình hình báo mạng điện tử Việt Nam nói riêng…
Back to top button