11 quyển sách hay cho sinh viên y khoa trau dồi và học hỏi

11 quyển sách hay cho sinh viên y khoa mở rộng tầm nhìn về y học, nhận biết mối quan hệ giữa con người, tự nhiên và sức khỏe.

Atlas Giải Phẫu Người

Ấn bản lần thứ sáu của cuốn Atlas giải phẫu người của Frank H.Netter đã được cập nhật bởi đội ngũ cố vấn biên tập của Jenifier K.Brueckner, Stephen W. Carmichiael, Thomas R.Gest, Noelle A.Granger, John T.Hansen và Anil H.Walji.

Trong cuốn sách này. những hình ảnh X-quang, hình ảnh chụp cắt lớp điện toán, mạch đồ cắt lớp điện toán và cộng hưởng từ được bổ sung, điều đó phản ảnh tầm quan trọng của hình ảnh học chuẩn đoán đối với giải phẫu lâm sàng và y học. Trong lần xuất bản này 60 trang hình được sửa đổi để thể hiện sự liên quan giải phẫu chính xác hơn, 320 trang hình được chú thích lại và có thêm các trang hoàn toàn mới. Những trước tác nghệ thuật tuyệt vời cho ấn bản này dã được sáng tác bởi bác sỹ Carlos A.G.Machado, người đã tham gia vào các minh họa của Netter hơn 11 năm.

Thuật ngữ giải phẫu, các thuật ngữ lâm sàng cũng được cập nhật mới nhất và trên riêng thường được sử dụng cũng được thêm. Thiên tài thể hiện trong các bức vẽ của Netter là ở chỗ Giải phẫu học được khắc họa một cách rõ nét, chân thực và có thể liên hệ được với lâm sàng mà vẫn giữ được cân vằng giữa sự phức tạp và tối giản.  Một số trang hình thích hợp được sắp xếp thành những trang đôi để tạo điều kiện dễ dàng cho sự so sánh, đối chiếu những yếu tố liên quan được minh họa.

Vùng đầu và cổ là vùng đặc biệt khó nắm vững đối với các sinh viên, bác sỹ nội trú và cán bộ giảng dạy không chỉ do các cấu trúc dày đặc bó gọn trong một vùng cơ thể tương đối nhỏ mà còn do sự phức tạp trong sắp xếp không gian ba chiều của chúng. Câu cách ngôn cổ: “giải phẫu học tồn tại ở trên xương móng nhiều hơn ở dưới cổ” thể hiện một cách thức bất biến đối với những ai muốn miêu tả giải phẫu học của cùng này bằng một cách thức vừa đơn giản, vừa bắt mắt, lại vừa liên hệ được với lâm sàng. Hơn mười trang hình đã được thêm vào trong phần này.

Lần đầu tiên những bức vẽ nguyên bản đẹp mắt được sáng tác bởi Carlos Machado minh họa những cấu trúc có ý nghĩa lâm sàng đặc biệt như: khớp móc-đốt sống của các đốt sống cổ, các tĩnh mạch đốt sống và các tĩnh mạch phức tạp của mắt… đã thể hiện sự chính xác giãi phẫu nhưng không kém phần nghệ thuật và sự hấp dẫn thị giác là vô song. Vùng này cũng bao gồm một cách xúc tích hệ thống thần kinh trung ương, kể cả các dây thần kinh sọ và các đường dẫn truyền quan trọng. Trong phần vùng Lưng, có một trang hình mới minh họa cách gây tên ngoài màng cứng thắt lưng cũng như vị trí chọc dò tủy sống thắt lưng.

Thần kinh tự chủ thường được xem như một “khúc xương khó nuốt” đối với nhiều sinh viên. Thì nay, những bức vẽ mới tuyệt vời về hệ thần kinh tự chủ của bác sĩ Machado có thể là giải pháp khắc phục cho khái niệm khó khăn này.

Y Học Cổ Truyền Trên Thế Giới và Việt Nam

Bước sang thế kỷ XXI, nền Y học cổ truyền càng xích lại gần hơn nền Y học hiện đại. Các thầy thuốc làm Y học cổ truyền ngày càng quan tâm và nghiên cứu ứng dụng những thành tựu to lớn của Y học hiện đại trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

Y học phương Đông có phần lý luận sâu sắc rất rộng và giá trị thực tiễn trải qua hàng ngàn năm tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… Muốn nắm vững kiến thức thấu đáo chắc chắn phải dày công tìm hiểu và nghiên cứu trong nhiều năm. Nhờ có đường lối đúng đắn trong việc kế thừa, phát huy và kết hợp vốn cổ với những kiến thức mới trong việc điều trị bệnh nói chung và chuyên ngành Y học cổ truyền nói riêng, kết quả điều trị thu được ngày càng được khả quan hơn trước. Việc người thầy thuốc có thể kết hợp hài hòa giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân là vô cùng cần thiết.

Chính vì vậy, Khoa Y học cổ truyền của Trường Đại học Y Hà Nội biên soạn lại cuốn sách “Y học cổ truyền” trên nền tảng cuốn Y học cổ truyền được xuất bản lần đầu tiên năm 2008, có sửa chữa và cập nhật, bổ sung. Cuốn sách đề cập đến những kiến thức cơ bản về Y học cổ truyền trong tất cả các lĩnh vực: Lý luận cơ bản, Châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc, Dược và các bài thuốc kinh điển, Điều trị cụ thể cho các chứng bệnh trong Nội, Ngoại, Phụ, Nhi và các chuyên khoa lẻ. Cuốn sách này nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về Y học cổ truyền cho các đối tượng trong và ngoài chuyên ngành Y học cổ truyền, giúp họ có thể tham khảo và ứng dụng tốt trong điều trị. Một phần kiến thức lớn đã được trình bày, nhưng có thể không tránh khỏi những thiếu sót.

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các bạn đồng nghiệp và Quý độc giả để cuốn sách này ngày càng hoàn thiện hơn.

Lời tựa

Khi Hơi Thở Hóa Thinh Không

Khi Hơi Thở Hóa Thinh Không là tự truyện của một bác sĩ bị mắc bệnh ung thư phổi. Trong cuốn sách này, tác giả đã chia sẻ những trải nghiệm từ khi mới bắt đầu học ngành y, tiếp xúc với bệnh nhân cho tới khi phát hiện ra mình bị ung thư và phải điều trị lâu dài.

Kalanithi rất yêu thích văn chương nên câu chuyện của anh đã được thuật lại theo một phong cách mượt mà, dung dị và đầy cảm xúc. Độc giả cũng được hiểu thêm về triết lý sống, triết lý nghề y của Kalanithi, thông qua ký ức về những ngày anh còn là sinh viên, rồi thực tập, cho đến khi chính thức hành nghề phẫu thuật thần kinh. “Đối với bệnh nhân và gia đình, phẫu thuật não là sự kiện bi thảm nhất mà họ từng phải đối mặt và nó có tác động như bất kỳ một biến cố lớn lao trong đời. Trong những thời điểm nguy cấp đó, câu hỏi không chỉ đơn thuần là sống hay chết mà còn là cuộc sống nào đáng sống.” – Kalanithi luôn biết cách đưa vào câu chuyện những suy nghĩ sâu sắc và đầy sự đồng cảm như thế.

Bạn bè và gia đình đã dành tặng những lời trìu mến nhất cho con người đáng kính trọng cả về tài năng lẫn nhân cách này. Dù không thể vượt qua cơn bệnh nan y, nhưng thông điệp của tác giả sẽ còn khiến người đọc nhớ mãi.

Lịch Sử Y Học

Cuốn Lịch Sử Y Học viết về sự phát triển của ngành nghề chăm sóc sức khỏe con người qua các thời đại và ở các nền văn hóa khác nhau. Khác một chút với việc đọc các bài viết về Lịch sử, hoặc lịch sử các ngành khoa học như Vật lý, Toán học hay Sinh học, là những việc nghiêng về sở thích riêng của từng người, việc đọc cuốn Lịch sử Y học, nên là nhu cầu của tất cả con người có khát khao sống khỏe mạnh và có ý nghĩa.

Đọc cuốn sách này, bạn sẽ thôi cho rằng phó mặc hoàn toàn sức khỏe của bạn cho bác sĩ là một điều khôn ngoan. Bạn cũng sẽ hiểu rằng mặc dù có những tiến bộ vượt bậc và thần kỳ trong hiểu biết của con người về vấn đề sức khỏe trong hai thế kỷ qua, chúng ta vẫn đang thất bại trước những căn bệnh hoặc vấn đề từng là cơn đau đầu của những thầy thuốc thời cổ đại và cận đại, ví dụ như ung thư, các bệnh truyền nhiễm, các bệnh tâm thần và bệnh thoái hóa. Và cuối cùng, bạn sẽ nhận ra rằng cuộc đời mình cũng chỉ là một phần nhỏ trong lịch sử loài người, và rất có thể con cháu vài chục thế hệ sau của bạn khi được đọc về phần lịch sử Y học ở thế kỷ XXI cũng không thể không lắc đầu cười về những ‘ấu trĩ’ của xã hội hiện hành.

Hải Thượng Lãn Ông

Trong lịch sử y học cổ truyền của nước Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông (Tác giả) chiếm một vị trí khá quan trọng, thật sự là một danh y của đất nước. Tên thật của ông là Lê Hữu Trác, ông đã hết lòng vì sự nghiệp y học của nước nhà. Ông biết thừa kế những thuật học của danh y đời trước và nêu cao tinh thần độc lập, sáng tạo, có phê phán và phát triển.

Nhận rõ trách nhiệm với tương lai y học của nước nhà đối với việc bảo vệ sức khỏe nhân dân, từ năm 1760 ông đã mở lớp huấn luyện y học: trao đổi kinh nghiệm phòng và chữa bệnh với các đồng nghiệp, tập hợp những kinh nghiệm dân gian; ông tìm hiểu quan hệ giữa khí hậu, thời tiết đối với bệnh tật ở nước ta. Ông ghi chép bệnh án để rút kinh nghiệm những bệnh chữa khỏi và những bệnh không chữa khỏi.

Qua 30 năm, ông tổng kết kinh nghiệm của Trung y và y học cổ truyền biên soạn bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa và ngoại khoa, sản phụ khoa, khoa nhi, cấp cứu,… đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh.

Bộ sách của ông được đánh giá cao cả trong và ngoài nước. Bộ sách này đã đánh dấu bước tiến mới trong nền y học cổ truyền của Việt Nam, góp phần phát triển nền y học của đất nước.

GEN: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại

Gen: Lịch sử và tương lai của nhân loại được sắp xếp cả theo thứ tự niên đại lẫn chủ đề mà đường cong chính yếu là lịch sử. Mukherjee bắt đầu dẫn dắt từ khu vườn trồng đậu của Mendel, trong một tu viện hẻo lánh ở Moravia vào năm 1864, nơi Gen được khám phá rồi nhanh chóng bị quên lãng. Được kể song song với câu chuyện này là học thuyết tiến hóa của Darwin. Gen đã mê hoặc các nhà cải cách Anh và Mỹ, những người nuôi hy vọng thao túng di truyền học người để tăng tốc quá trình tiến hóa và giải phóng nhân loại. Ý niệm này leo thang đến tột đỉnh ghê rợn ở Đức thời Quốc xã vào những năm 1940 với những thí nghiệm dị hợm, mà đỉnh điểm là sự giam cầm, triệt sản cưỡng bức, gây chết êm dịu, và giết người hàng loạt.

Có những câu chuyện lồng trong mỗi câu chuyện, nhưng cuốn sách này còn là một câu chuyện rất cá nhân – một lịch sử riêng tư. Tác giả dẫn giải từ chính những bi kịch gia đình với một số thành viên của nhiều thế hệ mắc phải những bệnh trạng tâm thần khó hiểu, đây cũng chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuốn sách, đặt ra những trăn trở về khả năng tiến xa đến đâu của loài người trong hành trình từ phòng thí nghiệm khoa học di truyền ra với thực tế.

Mukherjee đã rất thành công với Lịch sử ung thư – Hoàng đế của bách bệnh (đạt giải Putlitzer 2011), và tới Gen, vẫn nguyên vẹn lối kể chuyện lôi cuốn tài năng, bằng con mắt của một chuyên gia, một nhà nghiên cứu khoa học – uyên bác, đa chiều, đầy khám phá và bằng ngòi bút của một người trong cuộc – trải nghiệm, lay động, đầy ám ảnh.

Ai Rồi Cũng Chết

Ngành y học thế giới đã có nhiều bước phát triển vượt bậc trong những năm qua: giảm thiểu tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh, nâng cao tỉ lệ sống sót sau chấn thương, chữa trị và kiểm soát được nhiều loại bệnh tật – kể cả nhiều căn bệnh từng được xem là không có thuốc chữa trong quá khứ. Nhưng dù có bành trướng hùng mạnh đến đâu, y học vẫn muôn đời bất lực trước quy luật sinh-lão-bệnh-tử bất biến của con người: Mỗi khi con người phải đối diện với Tuổi Già và Cái Chết, những công cụ y học vốn dĩ quyền năng bỗng chốc phản bội lại chính lý tưởng cứu nhân độ thế mà chúng đang phục vụ.

Bằng những công trình nghiên cứu khoa học giá trị và những câu chuyện sống động từ các bệnh nhân và người thân của chính mình, bác sĩ Gawande bóc trần cho chúng ta thấy những hệ lụy và nỗi đau mà con người phải gánh chịu bởi nghịch lý trên. Viện dưỡng lão vốn dĩ được lập ra với mục đích ban đầu tốt đẹp là giúp cho người cao tuổi có một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn bất chấp tuổi già, nhưng nhiều nhà dưỡng lão ngày nay bị biến tướng thành những tòa nhà khép kín không khác gì nhà tù, nơi mà người già không được phép ăn những món ăn họ thích và không được phép làm những gì mình muốn. Nhiều bác sĩ được đào tạo xuất sắc về mặt chuyên môn, nhưng lại không biết cách làm thế nào để nói cho bệnh nhân biết sự thật về bệnh tình của họ; thay vào đó, bác sĩ lại vin vào những hy vọng hão huyền về khả năng cứu sống người bệnh của y học và đề xuất cho bệnh nhân hàng loạt biện pháp chữa trị để nuôi những hy vọng hão đó. Rốt cuộc, hành động này chỉ khiến cho người bệnh và cả thân nhân của họ thêm hao mòn khổ sở chứ không hề mang lại ích lợi gì cho họ cả về mặt thể xác lẫn tinh thần.

Trong những cuốn sách của mình, bác sĩ phẫu thuật Atul Gawande đã dùng ngòi bút mạnh mẽ không chút sợ hãi của mình tiết lộ cho chúng ta biết sự thật đằng sau ngành y cũng như những cuộc chiến mà các thầy thuốc như ông phải đối mặt và tranh đấu vượt qua. Lần này, với tác phẩm Ai rồi cũng chết!, ông phơi bày cho chúng ta thấy những giới hạn và nhược điểm của ngành y – trong cả chuyên môn của ông lẫn những chuyên ngành khác – khi cuộc sống con người bị đe dọa bởi sự lão hóa và cái chết. Qua đó, ông cũng đồng thời khám phá ra rằng mọi chuyện đều có cách giải quyết, rằng chúng ta hoàn toàn có thể làm khác đi, để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người cũng như cho chính bản thân chúng ta.

Gợi ý

Tế Bào Gốc: Khám Phá Cùng Nhà Khoa Học

Cuốn sách giúp cho bạn đọc có một cái nhìn bao quát đối với tế bào gốc từ lịch sử phát minh, đến cấu trúc tế bào, cơ chế phân tử, đến bộ gene và di truyền ngoài bộ gene (di truyền ngoại mã).

Điều đặc biệt ấn tượng là tất cả những kiến thức cơ bản này được diễn giải thật dễ hiểu bằng ngôn ngữ phổ thông, chứ không hàn lâm như trong giới nghiên cứu. Để chuyển tải các khái niệm trừu tượng khó hiểu của thế giới sinh học vi mô đến với người đọc, tác giả đã sử dụng các biện pháp so sánh tương đồng rất tài tình đến nỗi những người có kiến thức trong lĩnh vực, còn thấy hết sức độc đáo thú vị.

Lịch Sử Ung Thư – Hoàng Đế Của Bách Bệnh

Ung thư đang càng ngày càng là mối đe dọa của nhiều người dân ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Ở một vài quốc gia, ung thư vượt qua cả bệnh tim mạch để trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư.

Trong xếp hạng 172 quốc gia và vùng lãnh thổ về tỷ lệ chết vì bệnh ung thư do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tháng 5/2014, Việt Nam đứng ở vị trí 78. Trong hoàn cảnh như vậy, mỗi người nên tự trang bị cho mình hiểu biết nhất định về căn bệnh này để bảo vệ chính mình và người thân. Lịch sử ung thư – Hoàng đế của bách bệnh , như tên gọi của nó là cuốn sách nói về lịch sử của ung thư.

Siddhartha Mukherjee đã đưa độc giả đến với ung thư kể từ lần đầu tiên nó được mô tả vào 4.600 năm trước bởi vị thầy thuốc người Ai Cập tên là Imhotep. Cuốn sách là biên niên sử về một căn bệnh cổ xưa – một thời là bí mật, một căn bệnh chỉ nên rỉ tai “nói thầm” với nhau – thường được nói một cách ẩn dụ thành một thực thể biến hình chết người có khả năng len lỏi vào tận các mặt chính trị, khoa học, y khoa, và thường được mô tả chắc chắn như một bệnh dịch khủng khiếp trong thế hệ chúng ta.

Cuốn sách nỗ lực đi vào tâm trí của căn bệnh bất trị này, để hiểu rõ đặc tính của nó, và để đánh tan huyền thoại bí ẩn về nó. Theo Mukherjee, cuốn sách này giúp trả lời câu hỏi muôn thuở của bệnh nhân: “Tôi sẵn sàng tiếp tục chiến đấu, nhưng tôi cần biết tôi đang chiến đấu với cái gì.” Nhưng mục đích tối thượng của Siddhartha Mukherjee là đặt một câu hỏi vượt ra ngoài cuốn tiểu sử này: liệu ung thư có còn xâm chiếm tâm trí chúng ta trong tương lai không? Liệu có thể loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này ra khỏi cơ thể và xã hội chúng ta không?

Vô Thường

Cuốn sách là góc nhìn đầy nhân văn của vị bác sĩ hàng ngày chứng kiến những mảnh đời chấp chới giữa hai bờ sinh tử. Con người ta sinh ra, bàn tay nắm chặt. Con người ta chết đi, hai tay buông thõng, được mất bại thành bỗng chốc hoá hư không.

Phân Tâm Học Nhập Môn

Là một trong những công trình nổi tiếng và được phổ biến rộng rãi nhất của vị bác sĩ thần kinh người Áo gốc Do Thái Sigmund Freud. Mang tính dẫn nhập về phân tâm học, một học thuyết gây nhiều tranh cãi ngay từ thời điểm ra đời (cuối thế kỷ XIX), cuốn sách tập hợp 28 bài giảng của Freud, bao gồm những tri thức và cách tiếp cận căn bản của phân tâm học xung quanh các vấn đề vô thức, những giấc mơ, và các trạng thái bệnh lý thần kinh của con người. Qua công trình này, Freud củng cố và xác lập một phương pháp độc đáo trong nghiên cứu và trị liệu bệnh loạn thần kinh mà ông sáng tạo nên: trị bệnh thông qua thăm dò cõi vô thức của con người.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

11 cuốn sách hay về lịch sử loài người cung cấp một bức tranh trực quan và toàn diện nhất 11 cuốn sách hay về lịch sử loài người tập trung vào các quá trình quan trọng đã định hình loài người và thế giới quanh nó, chẳng hạn…
Những cuốn sách hay về truyền thuyết đô thị khá rùng rợn nhưng vô cùng hấp dẫn Những cuốn sách hay về truyền thuyết đô thị tập hợp những truyện truyền thuyết thành thị của nhiều nước. Những câu chuyện được truyền miệng qua nhiều thế…
11 quyển sách cho người trầm cảm vượt qua vượt qua mây đen của chính mình 11 quyển sách cho người bị trầm cảm là những trang viết đầy chân thực, xúc động về hành trình vượt qua trầm cảm của các tác giả. Đọc…
Back to top button