Tác giả | Masami Sasaki, Wakamatsu Aki |
Thể loại | Sách nuôi dạy con, sách làm cha mẹ |
Số trang | 178 |
Năm | 2013 |
Rating | 3.7/5 |
Nội dung
“Muốn con ngủ sớm thì nó lại chẳng chịu đi ngủ, muốn nó dừng bú mà nó cũng không chịu, lớn lên một chút thì nói cũng không nghe, vì nhút nhát mà bị thiệt thòi…Có rất nhiều vấn đề như vậy khiến chúng ta nhức đầu trong quá trình nuôi dạy con. Bất cứ người phụ nữ nào đã từng nuôi con đều hiểu rằng trên thế gian này rất nhiều việc không như mình muốn.
Trong quyển sách này, tôi muốn giới thiệu một số quan điểm cơ bản và phương pháp nuôi dạy con dựa trên “cách khen”, “cách mắng”, “cách dạy dỗ” trẻ. Ngay từ đầu, chúng ta phải làm sao để hiểu được con mình là đứa trẻ như thế nào? Phải nuôi dạy bằng cách nào? Việc hiểu được bản chất của sự phát triển của trẻ rất cần thiết đối với những bà mẹ đang gặp khó khăn trong quá trình nuôi dạy con.
Chúng tôi đã nhận được nhiều bài viết chia sẻ về quan điểm nuôi dạy con cái dựa trên sự trưởng thành của trẻ từ Masami Sasaki, bác sĩ chuyên khoa tâm lý trẻ em, người đã tiếp xúc với rất nhiều với các bậc cha mẹ và con cái. Đối với con cái, điều quan trọng nhất là việc truyền đạt một cách dễ hiểu. Do đó, việc hiểu được “bản chất” của con cái là quan trọng. Với tư cách là một người mẹ, tôi nghĩ là có thể sử dụng “bí quyết” đó trong việc nuôi dạy con hằng ngày.
Lúc đó, tôi đã tới Salon Hidamari ở thành phố Akita của cô Wakamatsu Aki – nguyên là cựu giáo viên mẫu giáo. Salon Hidamari là nơi tổ chức các khóa huấn luyện dành cho các bà mẹ đang nuôi dạy con.Tại đây, thông qua truyện tranh và khoá học dành cho những người chăm sóc trẻ, tôi đã học được những bí quyết thành công của cô ấy để áp dụng vào việc nuôi dạy con. Trong cuốn sách này, ngoài những cuộc trò chuyện trao đổi kinh nghiệm về cách nuôi dạy từ bác sĩ Masami Sasaki và cô Wakamatsu Aki, chúng tôi cũng thêm vào một vài đoạn giới thiệu khi còn nhỏ họ đã được cha mẹ giáo dục con như thế nào. Chúng tôi cảm thấy rất vui nếu quý vị độc giả tìm thấy được trong quyển sách này những lời khuyên hữu ích và có thể áp dụng thành công trong quá trình nuôi dạy trẻ.”
Thể loại
Cách Khen, Cách Mắng, Cách Phạt Con có mặt trong:
- 25 quyển sách làm cha mẹ hay, rất dễ đọc và đưa ra những lời khuyên hợp lý
- 15 cuốn sách nuôi dạy con hay làm cha mẹ nên đọc
Review
Hồng Phương - - Review on: Tiki
Học cách trò chuyện giao tiếp với con trẻ
Mình đã mua cuốn sách này sau khi đọc lướt qua của một người bạn. Đúng cuốn mình cần vì thực sự mình không biết nên nói với trẻ thế nào để nó học và bắt chước theo mà không bị coi là hư, là không lễ phép. Có rất nhiều bố mẹ chủ quan vì nghĩ rằng nói thế nào với trẻ cũng được, còn riêng mình không nghĩ thế, trẻ bắt chước rất nhanh nên chính người lớn phải nói thế nào cho trẻ học theo. Và cách động viên chức con thế nào cho con có động lực thực hiện những hành vi tốt. Đây là cuốn sách bổ ích mà bất kỳ phụ huynh nào cũng nên đọc để học cách trò chuyện giao tiếp với con trẻ.
Thu Trang - - Review on: Tiki
Cũng được
Cuốn sách có tựa đề hấp dẫn, kích thích người đọc mua. Tuy nhiên nội dung lại khá khó tiếp thu, không dễ nhớ sau 1 lần đọc. Có thể là do cách viết quá lý thuyết, chia đề mục rõ ràng. Nói thế không phải cuốn sách không có ích, nếu đọc kĩ, cũng có thể rút ra nhiều điều đi ngược với thói quen thông thường, những điều khiến cho trẻ trở nên tự ti, hoặc bướng bỉnh. Nếu người lớn nhớ và sửa bản thân được thì sẽ rất có ích trong công cuộc giáo dục trẻ.
Nguyễn Mai - - Review on: Tiki
Sách hay về nuôi dạy con
Sách viết rất rõ ràng, chỉ ra tâm lý chung của các bé và lời khuyên cụ thể để xử lý từng trường hợp khen ngợi, la mắng con. Những chuyện tưởng như rất đơn giản nhưng không phải cha mẹ nào cũng làm đúng. Bản thân tôi cũng luôn tâm niệm rằng phải cố gắng hiểu tâm lý con và không nên dùng bạo lực hay đánh mắng. Tuy nhiên, đôi lúc vẫn không vượt qua được cơn giận, không lảm chủ được cảm xúc của bản thân. Đọc sách “Cách Khen, Cách Mắng, Cách Phạt Con” của Wakamatsu Aki – Sasaki Masami, tôi xác định muốn dạy con cha mẹ phải rèn luyện nhiều hơn nữa, để bé không phải phục tùng nghe lời, mà là tự tin, năng động, biết phân biệt đúng sai.
Thu Giang - - Review on: Fahasa
Là món quà to lớn đối với các mẹ đang có con cũng như sắp có con
Cuốn sách “Cách khen, cách mắng, cách phạt con” không chỉ là một cuốn sách đơn thuần chỉ ra cho các mẹ cách để khen cách để mắng hay cách để phạt con mà nó được ấp ủ trong đó là các cuộc trò chuyện trao đổi kinh nghiệm về cách nuôi dạy con của tác giả. Cuốn sách này được viết bởi tác giả Wakamatsu Aki và Sasaki Masami nó chắc chắn sẽ là món quà to lớn đối với các mẹ đang có con cũng như sắp có con. Cuốn sách giúp tôi và chắc chắn sẽ không ít các bậc phụ huynh nhận ra rằng không phải cứ khen trẻ, cứ mắng trẻ, hay áp đặt trẻ theo một khuôn khổ có sẵn của bố mẹ thì con sẽ thành công. khen con quá nhiều chưa hẳn là tốt, phạt con thật nặng chưa hẳn là hay. Cuốn sách chứa đựng những phương pháp thưởng – phạt hợp lý mà vẫn dung hòa được tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
An Vo - - Review on: Goodreads
Mọi người có con nhỏ nên đọc qua để ứng xử cho tốt với con
Cuốn sách có nhiều ví dụ thực tế khá hay.
Sau khi mình đọc xong đã biết cách đối đáp đúng với 1 số trường hợp.
VD: người khác khen con mình, bình thường trong văn hóa VN thì mẹ sẽ khiêm tốn bảo: nó còn thiếu sót này nọ … . Còn trong sách thì gợi ý là mình cứ cám ơn người khen, và vui cùng con.
Đặc biệt là không bao giờ được nói xấu con với người khác, dù bé có mặt ở đó hay ko.
Có 1 điểm trừ là hình minh họa chắc do người dịch chưa sát nghĩa, nên đôi kho đọc nội dung trong hình minh họa mình ko hiểu nổi.
Nói chung là mình recommend mọi người có con nhỏ nên đọc qua để ứng xử cho tốt với con.
Đọc thử sách
Phương pháp khen ngợi để nuôi dưỡng tính tự lập cho trẻ
Thực hiện phương pháp “chia nhỏ ra để hỏi” sẽ giúp trau dồi ý thức cho trẻ và có thể kết nối với sự nhận thức của trẻ (Vấn đề mà trước đây con chưa giải quyết được giờ có thể làm được rồi nhỉ? Nhờ cái gì ta ???). Việc của bố mẹ chỉ là bình tĩnh chờ đợi đến khi trẻ có thể tự xoay xở được để tìm ra những câu trả lời cho vấn đề mà trẻ muốn biết. Khi những việc trẻ có thể làm tăng dần lên thì ắt hẳn tính tự lập ở trẻ được hình thành.
Hãy cùng vui mừng thay vì khen ngợi trẻ
Một vấn đề quan trọng có tính quyết định trong việc dạy trẻ đó là dạy trẻ cảm giác tự khẳng định bản thân. Nếu trẻ bị đoạt đi cảm giác tự khẳng định bản thân thì phương pháp dạy dỗ của cha mẹ đã thất bại.
“Cảm giác tự khẳng định bản thân” là phương pháp dạy để trẻ cảm nhận rằng mình được đối phương tiếp nhận và tôn trọng. Nói cách khác, đó là việc bố mẹ mỗi ngày vừa nuôi dưỡng trẻ, vừa truyền đạt cho bé hiểu rằng mình đang tiếp thu và tôn trọng ý kiến của con.
Thay vì cố tình khen trẻ thì hãy vui mừng cùng trẻ và nói với con rằng “Con làm được rồi nhỉ?”, hay chỉ yên lặng và cho trẻ thấy được rằng bố mẹ đang vui. Điều đó hẳn sẽ tự nhiên và tốt hơn là khen quá mức.Việc chia sẻ niềm vui với nhau chính là điều tuyệt vời nhất trong mối quan hệ giữa con người với con người. “Chia sẻ niềm vui là điểm khởi đầu của sự giao tiếp”.
Trở thành bậc cha mẹ như trẻ hằng mong ước
Để trở thành những người cha người mẹ như trẻ hằng mong ước, điều mà bạn cần đem đến cho trẻ chính là sự yêu thương. Bạn phải chứng thực được rằng mình thực sự yêu tất cả những gì mà trẻ làm và những việc làm con vui thì cũng làm cho bạn vui biết dường nào. Việc đầu tiên là phải yêu thương và quan tâm, rồi mới nảy sinh việc khen ngợi hay la mắng trẻ. Nếu không làm như vậy thì dù khen ngợi hay la mắng cũng không thể truyền được ảnh hưởng tốt đến trẻ.
Khi bạn nhìn thấy sự “thay đổi”, hãy truyền đạt điều đó
Đối với việc “công nhận” thì không cần đến thành quả, chỉ đơn thuần là quan tâm, để ý đến trẻ, để cho trẻ thấy mình được quan tâm, được yêu thương thì trẻ cảm thấy thật sung sướng và hạnh phúc. Chú ý tìm ra những điều mới, những biến đổi so với thường ngày sẽ làm cho trẻ vui thích. Tuy nhiên, có hai điểm cha mẹ cần chú ý. Thứ nhất là không được so sánh trẻ với người khác. Thứ hai là hãy truyền đạt những “biến đổi tốt” của trẻ.
Hãy nói những điều tốt của trẻ trước mặt người khác
Ở những nơi như công viên, bố mẹ có thường để trẻ chơi rồi đứng nói chuyện với bạn bè và vô tình than thở những điều không tốt của trẻ hay không? Những câu nói vô tình của người lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của con trẻ. Nếu đã lỡ khiêm tốn về con mình trước mặt người khác, thì từ bây giờ hãy nói tốt về chúng nào!
La mắng những điều trẻ đã làm, không chỉ trích nhân cách
Khi la mắng trẻ, điều gì là quan trọng? Khi la mắng, cha mẹ hãy cố gắng đừng làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.
Vậy làm như thế nào để thực hiện điều này? Đó là la mắng những điều trẻ đã làm mà không phủ định nhân cách của trẻ.
Mục đích của việc la mắng là làm sao để trẻ hiểu được rằng “mình bị mắng do việc làm của mình không đúng”. Nếu cha mẹ la mắng kèm những câu nói chỉ trích nhân cách sẽ khiến con có cảm giác tự ti, không hài lòng và tin tưởng vào bản thân. Điều quan trọng hơn cả đó chính là sự tôn trọng cảm xúc của trẻ. Do vậy, khi la mắng trẻ, bố mẹ hãy chú ý đừng để trẻ xuất hiện cảm xúc tiêu cực như phủ định nhân cách hay cảm giác thất vọng về bản thân.
Bố mẹ không nên cùng la mắng trẻ mà một trong hai người phải đứng về phía trẻ
Tuy nhiên cùng với việc khen thưởng thì đôi lúc cũng nên la mắng. Những lúc trẻ làm việc xấu như nói dối hay làm chuyện nguy hiểm thì la mắng là điều đương nhiên. La mắng là một việc tốt. Nhưng phải có “đồng minh” để trẻ có thể “chia sẻ vui buồn” mỗi khi được khen hay bị mắng. Việc cả bố và mẹ nổi giận cùng một lúc thật sự không tốt đối với tâm lý của trẻ. Hãy là đồng minh với trẻ và sau đó giải thích với trẻ tại sao là không đúng.Vết thương lòng lúc đó cần nhanh chóng được cuốn trôi đi, thay thế vào đó sẽ là cảm giác ấm áp và ngọt ngào từ một ai đó.
Không chỉ la mắng trẻ, bố mẹ hãy cùng con xin lỗi
Ở bất kỳ đâu cũng có lúc trẻ gây phiền phức cho bạn bè hoặc những người xung quanh. Những lúc như vậy, không nên chỉ la mắng mà bố mẹ hãy cùng trẻ đến xin lỗi những người đã bị trẻ làm phiền. Cần phải làm sao để trẻ ý thức được rằng những điều con đã làm là sai nên phải xin lỗi. Bố mẹ nên “làm gương” cho trẻ thấy cách bố mẹ xin lỗi như thế nào. Trẻ hiểu rằng nguyên nhân của điều đó là do bản thân mình thì bé sẽ rất hối hận.
Không nên “đào sâu” khi la mắng trẻ
Đừng đánh trẻ, hay mắng trẻ quá lâu và nhắc đi nhắc lại điều trẻ làm sai. Nếu những lời la mắng không giúp trẻ tự mình nhận ra và sửa lỗi thì đến một lúc nào đó, trẻ có thể trở nên chai lì, không bộc lộ cảm xúc nữa. Tốt nhất là nên nói với trẻ một cách chân thành, cởi mở và nhẹ nhàng: “Bố (mẹ) biết con đang nói dối đấy nhé”. Và ở bên cạnh trẻ trong quá trình sửa sai.
Cha mẹ phải kiềm chế để không “cả giận mất khôn”
Có rất nhiều ông bố, bà mẹ thấy hối hận và nhắc mình “cần xem xét lại bản thân” vì trong lúc nóng giận, do không kìm chế được nên đã nói với con những điều không nên nói. Thỉnh thoảng, bạn cũng nên ra ngoài, đi đây đó để đổi “không khí”. Bạn có thể dẫn con theo, hoặc gửi trẻ cho ai đó rồi ra ngoài… Bạn cũng nên tìm cách để giải tỏa cảm xúc của mình khi bị căng thẳng, bực bội bằng cách hét to, chia sẻ bạn bè, hay viết nhật ký.
Cùng danh mục: