5 quyển sách hay về triết học Phật giáo rất giản dị và dễ hiểu

5 quyển sách hay về triết học Phật giáo trình bày khá đầy đủ và đa dạng về những tư tưởng triết lý trong đạo Phật, giúp người đọc có thể tiếp nhận một cách rõ ràng và dễ hiểu.

Phật Học Tinh Hoa

Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại – Ấn Độ – và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông.

Trải qua nhiều thế kỷ, với những biến động, thăng trầm, dù bị chia rẽ thành nhiều tông phái với nhiều lập trường giáo lý khác nhau nhưng Phật giáo vẫn giữ vững tinh thần chủ đạo của mình: từ bi, hỷ xả, khoan dung, đại lượng. Có lẽ vì thế mà Phật giáo luôn có chỗ đứng trong cộng đồng và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau (kết hợp với tín ngưỡng dân gian, hoặc với Nho giáo và Đạo giáo.v.v).

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu Phật học không chỉ giới hạn trong phạm vi các trường Đại học, các hội đoàn chuyên môn, mà đã lan ra đến nhiều tầng lớp trong xã hội. Nhiều cuốn sách về Phật học đã ra đời, với nhiều trình độ khác nhau để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Phật giáo. Phật học tinh hoa của Thu Giang Nguyễn Duy Cần là một cuốn sách dành cho những người bước đầu tìm hiểu Phật giáo. Có thể coi đây là một cuốn sách đại cương triết học Phật giáo hoặc nhập môn Phật học đều được.

Triết Lý Nhà Phật

Sách được Cố học giả Đoàn Trung Còn biên soạn từ cách đây hơn nửa thế kỷ, sưu tập nhiều đoạn văn thơ, nhiều bài viết và trích đoạn kinh luận thể hiện khá đầy đủ và đa dạng về những tư tưởng triết lý trong đạo Phật.

Tuy đã ra đời khá lâu nhưng nội dung sách này đến nay vẫn hữu ích đối với những người học Phật cũng như những ai muốn thưởng lãm văn chương Phật giáo. Đặc biệt trong lần tái bản này, sách đã được hiệu đính, nhuận sắc văn chương và thêm vào nhiều chú giải, giúp người đọc có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận những tư tưởng uyên thâm trong tác phẩm.

Triết lý nhà Phật được thể hiện trong sách này qua những áng văn thơ hay lạ và những mẩu chuyện kể thâm thúy, sâu sắc. Đây là một hình thức chuyển tải đặc biệt giúp người đọc có thể tiếp nhận một cách dễ dàng và thích thú.

Đại Cương Triết Học Phật Giáo

Trong các tôn giáo chưa có tôn giáo nào lý luận cao siêu và kinh điển phong phú bằng Phật giáo. Cũng không gì khó khăn bằng khi chúng ta bắt tay nghiên cứu kinh điển của Phật giáo. Hơn ba mươi năm về trước, chính tôi đã từng theo dõi công việc ấy. Hồi đó bất cứ gặp một thứ kinh, luận nào tôi cũng đọc kỹ từ đầu đến cuối, nhưng tìm hiểu được nó là một điều rất khó khăn. Nếu đọc lại mà không hiểu, thì tôi cứ đọc nó đến ba bốn lần vẫn chưa chịu thôi. Chính tôi đã bị bâng khuâng ngơ ngác như thế hơn mấy mươi năm!…

Chúng ta nghiên cứu Phật giáo sở dĩ khó khăn, cố nhiên là vì giáo lý cao sâu và kinh sách quá nhiều. Nhưng nguyên nhân chính là vì từ trước chưa có loại sách khát quát toàn diện Phật giáo và ghi chép có hệ thống, khiến học giả phải bị ngơ ngác trước biển giáo lý mênh mông. Nếu muốn tìm hiểu phát nguyên của nó, thì họ không khỏi thở than khi trông thấy biển. Những bạn đồng cảm thấy khó khăn như tôi chắc không phải là số ít. Tôi nghĩ thế, nên không quản sự hèn kém của mình, cố gắng biên soạn loại sách nhập môn để cống hiến các bạn. Chẳng hạn như ngày trước tôi đã soạn và xuất bản những cuốn Phật học đại yếu và Phật giáo thiển đàm….Nhưng rất tiếc mấy cuốn ấy còn đơn giản quá, chưa đủ làm cho độc giả thỏa mãn. Cho nên tôi lại dự trù trước tác một loại sách vừa tầm, không rộng quá, cũng không hẹp quá.

Nhưng hoài vọng đã nhiều năm vẫn chưa biên soạn được, vì tôi không dám cẩu thả trong việc làm. Cũng bởi lẽ ấy, tôi suy nghĩ mãi và kéo dài lâu ngày, rốt cuộc không viết được cuốn sách nào. Như thế chi bằng cứ việc ra sách, về sau thấy có chỗ nào bất mãn sẽ sửa sang lại. Sau khi đã quyết định, tôi mới thừa những lúc dạy học được rảnh rang ở học hiệu mà xúc tiến thành cuốn sách này.

Lời giới thiệu

Tánh Không Cốt Tủy Triết Học Phật Giáo – Nghiên Cứu Về Trung Quán Tông

Triết học Trung quán tông tạo ra cuộc cách mạng trong tư tưởng Phật giáo, và từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền triết học Ấn Độ. Toàn bộ tư tưởng Phật giáo đều hướng về học thuyết Không Tính của Trung quán tông (mādhyamaka).

Tác phẩm này là một nỗ lực của nhà tư tưởng lỗi lạc T. R. V. Murti giúp lấp đầy khoảng trống kiến thức của chúng ta. Đây là công trình nghiên cứu đầy đủ về Trung quán tông trong mọi khía cạnh quan trọng của nó, là tác phẩm khảo cứu nghiêm túc được đánh giá là một trong những cuốn sách hay nhất thế giới về Trung quán tông.

Cuốn sách được chia thành ba phần rõ rệt, dài ngắn khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Phần đầu chủ yếu nói về lịch sử Trung quán tông, vạch lại nguồn gốc ban đầu và quá trình phát triển của Trung quán tông, biện chứng pháp của nó, cùng với nỗ lực giải quyết xung đột phát sinh từ hai truyền thống chính trong triết học Ấn Độ: một bên là hữu ngã luận hay Thực thể thực tại luận, một bên là vô ngã luận hay Dạng thức thực tại luận. Những dự kiến mang tính tiên lượng của biện chứng pháp được tìm thấy trong sự “Im Lặng” nổi tiếng của đức Phật, trong việc Ngài từ chối biện luận về Thực Tại siêu việt cũng không tìm cách xác định nó bằng những phạm trù thường nghiệm. Quá trình phát triển của Trung quán tông và các trường phái tư tưởng, cùng những luận điển chú sớ đều được trình bày cặn kẻ. Tác phẩm cũng đề cập đến ảnh hưởng về sau của Trung quán tông đối với Vijñānavāda (Duy thức tông) và triết học Vedānta.

Phần hai là phần chính của tác phẩm, dùng để trình bày đầy đủ sự phê phán của triết học Trung quán tông, cấu trúc của biện chứng pháp, việc vận dụng biện chứng pháp vào các phạm trù tư tưởng, quan niệm của biện chứng pháp về Cảnh Giới Tuyệt Đối, về đức lý và tôn giáo.

Phần cuối của tác phẩm đối chiếu triết học Trung quán tông với những hệ thống triết học biện chứng pháp lừng danh ở phương Tây (Kant, Hegel và Bradley), và nghiên cứu ngắn gọn các nền triết học khác nhau theo Tuyệt đối luận, mà lập trường tư tưởng dị biệt của chúng, nhìn chung, vẫn chưa được đánh giá đầy đủ.

Phật Giáo Là Phật Học Đại Chúng

Người ta có thể đặt câu hỏi: Trong đạo Phật có đức tin hay không? Hay nói cách khác: Đạo Phật có cần đến đức tin không? Nếu có, đức tin trong đạo Phật có khác gì với đức tin trong các tôn giáo khác? Đặt vấn đề đức tin trong đạo Phật không khác gì đặt lại một câu hỏi kinh điển: “Đạo Phật là một tôn giáo hay là một triết lý?” vì tôn giáo đặt nặng vào đức tin, trong khi triết lý dựa trên lý tính.

Trong tác phẩm giản dị nhưng quan trọng này, Stephen Batchelor lưu ý chúng ta rằng, những điều Đức Phật đã dạy không phải là để tin mà là để hành động – và như ông giải thích rõ ràng, đó là con đường mà chúng ta có thể dấn thân, bất kể hoàn cảnh xuất thân, bởi chúng ta đã và đang sống hàng ngày trên con đường ấy.

Rõ ràng và dễ hiểu, tác phẩm “Phật giáo là Phật học đại chúng” giải thoát chúng ta khỏi khái niệm Phật giáo là một tôn giáo, cho chúng ta thấy lời pháp của Đức Phật cần thiết ra sao trong thế giới ngày nay.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

Những quyển sách hay về cơ bắp, chức năng và vai trò của nó Những quyển sách hay về cơ bắp chỉ cho bạn cách hoạt động và bài tập hiệu quả để có được cơ bắp khỏe mạnh hơn. Giải Phẫu Học…
Những quyển sách hay về công nương Diana vô cùng chân thực và xúc động Những quyển sách hay về công nương Diana tái hiện lại chân thực cuộc đời của công nương Diana và hé mở những góc khuất chưa từng được tiết…
25 cuốn sách hay về kỹ năng sống cần thiết cho mọi bạn đọc 25 cuốn sách hay về kỹ năng sống cung cấp những kiến thức giá trị giúp bạn đối mặt với những khó khăn, thoát khỏi vùng an toàn để…
Back to top button