9 quyển sách hay về Mỹ học trình bày ý nghĩa, sự phát triển, nguyên tắc, hình thái của Mỹ học và nghệ thuật của cái đẹp.
Dẫn Luận Về Cái Đẹp
Dẫn luận về cái đẹp khám phá khái niệm cái đẹp, đặt câu hỏi điều gì khiến một đối tượng là đẹp – dù trong nghệ thuật, tự nhiên hay hình dáng con người. Nó phản bác mạnh mẽ quan niệm cho rằng những phán xét về cái đẹp thuần túy là chủ quan và tương đối, hay chúng ta không học được nhiều từ phê bình và nghiên cứu.
Với lập luận sự trải nghiệm cái đẹp của chúng ta được đặt trên nền tảng hợp lý và cái đẹp là một giá trị phổ quát, Dẫn luận này cho thấy làm thế nào năng lực thưởng thức cái đẹp đóng một vai trò không thể thiếu trong cách chúng ta định hình thế giới.
Từ Mỹ Học Đến Các Loại Hình Nghệ Thuật
Nội dung cuốn sách Từ Mỹ Học Đến Các Loại Hình Nghệ Thuật bao gồm các nội dung chính sau:
- Lời giới thiệu
- Luận về cái đẹp
- Về những tác gia và các nhà phê bình
- Những tùy bút về hội họa
- I – Những ý nghĩ kỳ quặc của tôi về hội họa
- II – Những ý nghĩ vụn vặt của tôi về màu sắc
- III – Tất cả những gì tôi đã hiểu trong đời tôi về sáng tối
- IV – Điều mọi người biết về biểu hiện và khía cạnh mọi người không biết
- V – Đoạn về bố cục ở đấy tôi hy vọng là tôi sẽ nói đến nó
- VI – Vài lời của tôi về kiến trúc
- VII – Một hệ luận nhỏ từ những vấn đề trên
- Châm biến I
- Tán dương Richardson
- Trò chuyện với Dorval về Đứa con hoang
- Ý kiến ngược đời về diễn viên
Mỹ Học Cổ Điển Nhật Bản
Nhật Bản nổi tiếng là đất nước của những con người duy mỹ, duy tình. Yêu cái đẹp, tôn thờ cái đẹp đã trở thành một truyền thống của con người Nhật Bản. Cái đẹp đã trở thành đối tượng được biểu đạt một cách trân trọng, đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu của mỹ học, triết học và các ngành khoa học ở Nhật. Mỹ học Nhật Bản được xem bắt đầu định hình từ thời kì Heian với các quan niệm thẩm mĩ cơ bản như Yugen, Aware, Wabi, Sabi…
Trải qua nhiều thời kì khác nhau, các quan niệm này có những biến đổi nhất định và khó có thể đưa ra một cách hiểu chính xác nhất. Việc nghiên cứu và tìm hiểu các tác phẩm bàn về đặc trưng mỹ học Nhật Bản sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho những độc giả quan tâm đến vấn đề này.
Với mục đích cung cấp cho độc giả nguồn tài liệu giá trị về mỹ học Nhật bản, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm trân trọng giới thiệu cuốn sách Mỹ học cổ điển Nhật Bản của tác giả Onishi Yoshinori. Cuốn sách gồm hai quyển (hai phần):
Quyển một: Yugen và Aware khảo sát hai khái niệm Yugen và Aware trên góc độ mỹ học, đặt chúng trong mối quan hệ về mặt lí luận với các lí thuyết mới về phạm trù mỹ học, và triển khai các phạm trù mỹ học đó trong mối quan hệ tổng thể với toàn bộ lí thuyết mỹ học.
Quyển hai: Bàn về “Phong nhã” – Nghiên cứu khái niệm “Sabi” như một thử nghiệm nghiên cứu những vấn đề liên quan đến khái niệm “Sabi” từ góc độ mỹ học. Khái niệm “Phong nhã” được diễn giải một cách chi tiết theo nhiều cách, cả theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Cuốn sách này là một công trình có giá trị tham khảo lớn đối với các nhà nghiên cứu và độc giả có nhu cầu tìm hiểu về mỹ học cổ điển Nhật Bản. Để độc giả thuận lợi hơn khi tiếp nhận nội dung cuốn sách, chúng tôi xin lưu ý một số điểm sau đây:
- Một số từ ngữ không còn phù hợp với thực tế hiện nay nên chúng tôi xin phép lược và ghi chú trong sách là […].
- Toàn bộ chú thích chân trang là của người dịch.
- Chúng tôi bổ sung phần Index để thuận lợi cho độc giả theo dõi các thuật ngữ khi cần thiết.
Giáo Trình Đại Cương Về Những Khuynh Hướng Cơ Bản Trong Lịch Sử Mỹ Học
Giáo Trình Đại Cương Về Những Khuynh Hướng Cơ Bản Trong Lịch Sử Mỹ Học là một khoa học nghiên cứu các quan hệ và hoạt động thẩm mỹ của con người đối với hiện thực cuộc sống và đã có lịch sử phát triển từ mấy ngàn năm trước.
50 Câu Hỏi Mỹ Học Đương Đại
Các hình thức mới của nghệ thuật đương đại, thường khiêu khích và đôi khi bị công chúng hiểu sai, chắc chắn có nguồn gốc từ việc mối quan tâm đối với mỹ học ngày càng gia tăng. Ngay từ thế kỷ XIX, mỹ học đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng của tính hiện đại nghệ thuật rồi đến các nhà tiền phong và nó được phóng tác ra một hệ thống thuật ngữ đặc thù, có nguồn gốc triết học, mà không phải là luôn quen thuộc với những người không chuyên.
Để cuộc tranh luận về nghệ thuật hiện nay bớt lộn xộn hoặc chỉ dành riêng cho những người am hiểu, cuốn sách 50 câu hỏi về mỹ học đương đại của Marc Jimenez trình bày các vấn đề nghệ thuật ra đời vào thế kỷ XX và những câu hỏi chủ yếu qua đó cố gắng giải đáp về mỹ học đương đại.
Năm mươi câu hỏi cho năm mươi câu trả lời về chủ đề mỹ học liên quan đến nghệ thuật đương đại. Các câu trả lời, kể từ những khái niệm cơ bản là chừng đó những điểm mốc thiết thực cho phép người đọc hình thành một quan điểm hoặc để củng cố, phát triển lên hay thậm chí là để thay đổi chính quan điểm đó.
Phê Phán Năng Lực Phán Đoán (Mỹ Học Và Mục Đích Luận)
PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN là cuốn sách Phê phán thứ ba của Kant, sau hai cuốn Phê phán lý tính thuần túy (1781, 1787) nhằm trả lời câu hỏi: “Tôi có thể biết gì?” và Phê phán lý tính thực hành (1788) trả lời câu hỏi: “Tôi phải làm gì?”. Câu hỏi thứ ba “Tôi có thể hy vọng gì?” được Kant dành cho các bài viết và công trình nghiên cứu tương đối ngắn về triết học lịch sử và triết học tôn giáo. Cuốn sách này Kant viết để trả lời câu hỏi thứ tư, bao trùm cả ba câu hỏi trên: “Con người là gì?”.
Theo Kant, con người có ba khả năng: Quan năng nhận thức, Quan năng ham muốn và Quan năng phán đoán. Quan năng phán đoán là cầu nối giữa hai quan năng kia. Phán đoán chia làm: Phán đoán xác định và Phán đoán phản tư.
Theo Kant, Phán đoán xác định: đưa hiện tượng cá biệt vào quy luật phổ quát, công việc để tạo thành nhận thức. Đây là một năng lực bẩm sinh. Phán đoán phản tư: Từ một hiện tượng cá biệt, tìm ra quy luật phổ biến. Có những cái chẳng có mục đích nào cả. Phán đoán phản tư là chìa khóa mở cửa mỹ học. Phán đoán phản tư tạo ra phán đoán thẩm mỹ. Vinh dự của con người là ngoài năng lực phán đoán xác định con người còn có năng lực phán đoán phản tư. Đó là lý do mà cuốn sách có hai phần: “1. Phán đoán thẩm mỹ: tìm cho cái đẹp một mục đích vốn không có trong thực tế; 2. Phán đoán tự nhiên: giới tự nhiên cũng vậy, không có mục đích”.
Năng lực phán đoán “là quan năng suy tưởng cái đặc thù như là được thâu gồm ở dưới cái phổ biến”, “là một năng khiếu đặc biệt do tập luyện mà thành thạo chứ không thể truyền dạy được”. Nó là “từ lòng mẹ sinh ra” và nếu thiếu, không một trường học nào có thể bù đắp được, và do đó “thiếu óc phán đoán thường gọi là sự ngu muội và ta không thể tìm phương thuốc chữa trị”.
Có thể nói, cuốn sách này có vai trò “giải thoát” con người khỏi sự giằng xé giữa tinh thần và thể xác, giữa lý trí và cảm giác; là chiếc cầu bắc ngang qua vực thẳm giữa trí năng và lý trí. Con người là vật biết đau khổ và khoái lạc và con người có quyền hy vọng tìm thấy giải thoát ngay trong phạm vi sinh hoạt thường ngày.
Phán đoán là hành vi thực hành, qua cuốn sách này Kant nghiên cứu về khả năng tình cảm thuần túy và đối tượng của nó là hành vi của con người tại thế. Trong Lời Tựa của lần xuất bản thứ nhất, Kant nói: “với công trình này, tôi đã hoàn tất được toàn bộ công cuộc Phê phán của mình”
Thơ Ca Phật Giáo Việt Nam – Đông Á Nhìn Từ Mỹ Học Thiền
Có cái gì đó khiến các thiền sư – nhà thơ cần phải nói lên. Đó là thế giới của niềm hoan hỷ tự do, thế giới giản đơn sâu kín cần được gọi tên, được nói về.
Một bờ suối văng với những bông hoa đỏ mong manh, một con sông băng tuyết với một cánh chim bay hút vào cuối trời, một biến cả trong lặng với ánh trăng cô tị, có thông điệp gì trong những bức tranh bị bôi xóa tối đa dấu vết sự ồn ào thế tục ấy?
Phải chăng, Cõi lặng, cõi không, niềm an nhiên tịch tĩ khi được phát hiện trở lại dưới ánh sáng thức tỉnh thì chúng cần phải được nói ra, phải được kêu lên. Vì đơn giản chúng không còn là những hiện thực bị rời rạc, hiện thực của con mắt nhìn, mà là hiện thực toàn vẹn của Tâm..
Nhật Bản Từ Mỹ Học Đến Văn Chương
Giới thiệu mỹ học truyền thống Nhật Bản. Nghiên cứu khái quát về văn học Nhật Bản; biểu tượng hoa trong văn hóa và văn học cổ Nhật Bản; về cái đẹp trầm luân trong các truyện kể; thơ văn cổ điển và đương đại của những nhà thơ, nhà văn Nhật Bản nổi tiếng dưới góc nhìn mỹ học truyền thống..
Mỹ Học Kiến Trúc
Giới thiệu tổng quan về sự xuất hiện của mỹ học kiến trúc; ý nghĩa, đặc tính, sự phát triển, nguyên tắc, hình thái, cơ chế của mỹ học kiến trúc và kiến trúc là nghệ thuật của đẹp..
Cùng danh mục: