9 cuốn sách hay về các trạng nguyên Việt Nam đề cao tinh thần hiếu học của dân tộc

9 cuốn sách hay về các trạng nguyên Việt Nam trình bày một cách có hệ thống về lịch sử hình thành, tên gọi, thể lệ và danh sách những người thi đỗ trạng nguyên Việt Nam ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.

Các Vị Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa Qua Các Triều Đại Phong Kiến Việt Nam

Sách giới thiệu về các nhà khoa bảng nước ta từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XX (1075 – 1919). Cuốn sách giúp ích cho các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu đồng thời tìm hiểu được các dòng họ lâu đời vốn có truyền thống hiếu học đã từng nỗ lực học tập, thi đỗ, phục vụ đắc lực cho Tổ quốc, nhân dân và góp phần đem lại phồn vinh cho đất nước trong lịch sử Việt Nam

Kể Chuyện Trạng Nguyên Việt Nam

Trạng nguyên (chữ Hán: 狀元) là danh hiệu thuộc học vị Tiến sĩ của người đỗ cao nhất trong các khoa đình thời phong kiến ở Việt Nam của các triều nhà Lý, Trần, Lê, và Mạc, kể từ khi có danh hiệu Tam khôi dành cho 3 vị trí đầu tiên. Người đỗ Trạng nguyên nói riêng và đỗ tiến sĩ nói chung phải vượt qua 3 kỳ thi: thi hương, thi hội và thi đình. Khoa thi đầu tiên được mở ra dưới thời Lý năm 1075, lúc đó vua nhà Lý chưa đặt ra định chế tam khôi nên người đỗ đầu khoa thi này là Lê Văn Thịnh chưa được gọi là Trạng nguyên. Danh sách cụ thể những người đỗ đầu các kỳ thi này xem bài Thủ khoa Đại Việt. Phải đến khoa thi năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 đời vua Trần Thái Tông (1247) mới đặt ra định chế tam khôi (3 vị trí đỗ đầu có tên gọi thứ tự là: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) thì mới có danh hiệu Trạng nguyên. Đến thời nhà Nguyễn thì không lấy danh hiệu Trạng nguyên nữa (danh hiệu cao nhất dưới thời nhà Nguyễn là Đình nguyên). Do đó Trạng nguyên cuối cùng là Trịnh Tuệ đỗ khoa Bính Thìn (1736) thời Lê-Trịnh.

Truyện Kể Về Các Trạng Việt Nam

Lịch sử khoa cử Nho học nước ta kể từ khoa thi đầu tiên năm Ất Mão (1075) đến khoa thi cuối cùng được tổ chức vào năm Kỷ Mùi (1919) trải qua 844 năm. Trong khoảng thời gian đó, các triều đại phong kiến đã mở được 185 khoa thi, lấy đỗ 2.898 vị đại khoa nhưng chỉ có 47 người giành được học vị Trạng Nguyên. Họ được người đời kính phục, ngưỡng mộ, xem là bậc đạo cao chức trọng, là khuôn mẫu cho các thế hệ sau soi vào học tập. Khi ra làm quan, tất cả các vị đều hết thảy phò vua giúp nước. Các vị Trạng Nguyên đã trở thành những danh thần, lương tướng đem trí tuệ và tài năng của mình cống hiến cho xã hội. Khi mất đi, họ để lại danh thơm muôn thuở, được triều đình truy tặng tước vị, được nhân dân lập đền miếu phụng thờ.

Ngoài những ông Trạng thực sự có tầm bảng vàng đỗ đạt có năm tháng, có quê quán ghi rõ trong phần Khoa mục chí của sử sách các đời; ở nước ta còn có các Trạng không thuộc đệ nhất giáp hoặc đệ nhất danh ở kỳ thi Đình nhưng được dân gian phong và ghi nhớ qua các cổ tích thế sự. Mặc dù ngay tên gọi các Trạng này đọc lên cũng đã khác, khó tin song không dễ bãi bỏ, phủ nhận những giai thoại về học như Trạng Ăn, Trạng Cờ hoặc những nhân vật có thực được tô đậm và thêm thắt theo tình cảm, trí tưởng tượng của dân gian như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Trạng Khiếu.

Khoa Cử Việt Nam Và Truyện Các Ông Nghè

Cuốn sách Khoa Cử Việt Nam Và Truyện Các Ông Nghè gồm hai phần:

Phần đầu giới thiệu một cách sơ lược lịch sử khoa cử Việt Nam đến hết thời Nguyễn cùng những diễn giải liên quan đến danh hiệu ông nghè.

Phần thứ hai khá phong phú là những chuyện, những giai thoại về các vị trạng nguyên tiến sĩ. Đây là những câu chuyện thú vị chủ yếu truyền tụng về tài học vấn, trí thông minh và lối ứng xử của các ông nghè.

Vì là giai thoại nên độc các câu chuyện này chúng ta cần rút ra bài học tôn vinh các bậc nhân tài, những người góp phần làm nên các giá trị văn hóa đất nước.

Võ Cử Và Người Đỗ Võ Khoa Ở Nước Ta

Thuật ngữ khoa cử từ lâu đã gắn liền với việc thi cử và những người đỗ đạt là các Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Tiến sĩ, Hương cống, Cử nhân Còn võ cử, những người thi đỗ khoa thi võ là các Tạo sĩ, Võ tiến sĩ, Võ cử nhân thì dường như chưa mấy quen thuộc với người nghiên cứu cũng như độc giả hiện nay.

Sau nhiều năm tìm tòi nghiên cứu, sưu tập tư liệu, TS. Nguyễn Thúy Nga đã biên soạn cuốn Võ cử và các Võ tiến sĩ ở nước ta  để giới thiệu với bạn đọc về một trong những cách đào luyện nhân tài võ tướng trong lịch sử. Văn Đình Dận, Hoàng Nghĩa Bá, Nguyễn Thị Lỵ là những danh tướng đời Trung hưng, mà tên tuổi của họ còn rạng danh trong sử sách nước nhà; Hoàng Phùng Gia làm đến Đô đốc đời Tây Sơn; tên tuổi của Huy quận công Hoàng Đình Bảo lại gắn liền với cuộc biến loạn cuối đời Lê – Trịnh Họ đều là những nhân vật xuất thân võ cử.

Qua 4 phần trong cuốn khảo cứu này, TS. Nguyễn Thúy Nga đã dẫn bạn đọc đi từ nguồn gốc của Võ cử ở Trung Quốc và Việt Nam (phần I), đến danh sách những người đỗ Võ cử -Võ khoa ở nước ta (phần II) cũng như cung cấp thêm các tư liệu ghi chép về thể lệ các khoa thi này trong lịch sử (phần II) và cuối cùng là tạo ra một bảng tra tên người đỗ để bạn đọc tiện tra cứu (phần IV).

Cuốn sách hứa hẹn sẽ là một nguồn tư liệu quý giá với những người đam mê tìm hiểu lịch sử văn hóa, đặc biệt là lịch sử khoa cử ở Việt Nam thời trung đại.

Trạng Nguyên Việt Nam – Chuyện Và Giai Thoại

Chỉ cần nhìn lại 82 văn bia dựng ở Văn Miếu ghi tên những người đỗ đại khoa, từ niên hiệu Đại Bảo thứ 3, đời Lê Thái Tông, khoa Nhâm Tuất (1442) đến niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 40, đời Lê Hiển Tông, khoa Kỷ Hợi (1779) đã có tới hơn một nghìn vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, để thấy tự hào biết bao về truyền thống hiếu học của người nước Nam.

Trạng nguyên Việt Nam giới thiệu các vị trạng nguyên tiêu biểu, có những đóng góp thiết thực cho đất nước, đã được ghi danh trong sử sách cũng như được lưu truyền trong dân gian. Qua những câu chuyện và giai thoại hấp dẫn, bạn đọc sẽ nhận thấy các trạng nguyên là những con người thông minh xuất chúng, chính trực tài hoa mà giản dị, thanh liêm, luôn đề cao tinh thần tự hào dân tộc… Tinh thần hiếu học và ý chí vươn lên của họ tiêu biểu cho truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.

Những Trạng Nguyên Đặc Biệt Trong Lịch Sử Việt Nam

Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Thời nào cũng vậy, sức mạnh toàn dân tộc mới làm nên lịch sử. Không phải ngẫu nhiên mà muôn đời nay, những bậc hiền tài được nhân dân ngưỡng vọng và xem như thánh thần. Nhiều vị còn được phong là Phúc thần, Thành hoàng – trở nên bất tử trong tâm linh mọi người.

Đại diện xuất chúng cho những người con tài giỏi của đất nước là các vị Trạng nguyên (đỗ đầu cao nhất trong các cuộc thi khoa Đình). Trong lịch sử khoa bảng Việt Nam gần nghìn năm, số Trạng Nguyên không nhiều. Do khuôn khổ có hạn, cuốn sách chỉ giới thiệu một số vị Trạng Nguyên có hành trạng đặc biệt (Ví dụ: Khai khoa, trẻ nhất, Lưỡng quốc Trạng Nguyên…)

Tiểu Sử Và Hành Trạng Các Nhà Khoa Bảng Hán Học Nam Bộ

Trong vòng 51 năm (1813 – 1864) mà 6 tỉnh toàn Nam Kỳ chỉ có 257 vị Cử nhân Hán học thì thật quá ít. Sở dĩ như vậy, vì Nam Kỳ là đất mới, dân chúng quen với nghề ruộng rẫy lo miếng cơm manh áo hơn là chuyện bút nghiên nơi cửa Khổng sân Trình, mặc dầu triều đình vẫn dành riêng sự ưu ái với người dân Nam Kỳ là đất hưng nghiệp của nhà Nguyễn, lo việc mở mang dân trí bằng cách cử một vị Tiến sĩ triều Lê vào làm Đốc học ở thành Gia Định như trên đã nói.

Nhưng một con én không làm nổi mùa xuân, khiến cho nhiều học trò “có người trải tám khóa mà không đủ văn thể tứ trường, thành thần tạm khế khóa để miễn binh dao, lại tâu xin gia ân cho biên vào sổ khóa sinh.

So với nhiều tỉnh ở miền Trung và miền Bắc, tổng số Cử nhân Hán học của 6 tỉnh Nam Kỳ chỉ bằng tổng số Cử nhân của một hay hai tỉnh ở miền ngoài. Rồi lại so với ngày nay, số Cử nhân và Kỹ sư, kể cả Thạc sĩ, Tiến sĩ tân học tốt nghiệp Đại học nhiều khộng kể xiết. Nhưng ngày xưa, thi đỗ được cái bằng Cử nhân Hán học vô cùng khó khăn, có khi hết nửa cuộc đời. Đúng là đãi cát tìm vàng. Do đó các vị Cử nhân và Tiến sĩ Hán học nói trên là những hạt kim cương trên bãi cát của sông Cửu Long và sông Đồng Nai, quý giá vô cùng, mà ngày nay các thế hệ con cháu phải hết sức trân trọng.

Kho Tàng Về Các Ông Trạng Việt Nam

Truyện Trạng Việt Nam là một đề tài hấp dẫn. Nhưng tiếp cận truyện Trạng là một việc phức tạp, nhất là xét về mặt thể loại. Nhân dân đã hư cấu ra các Trạng để thoả mãn những ước mơ và yêu cầu thẩm mỹ.

Nội dung cuốn sách này gồm 3 phần:

– Phần đầu có tính cách nghiên cứu, muốn người đọc làm quen với những người thực sự là Trạng Nguyên, có đỗ đạt học vị hẳn hoi.

– Phần thứ hai dành để ghi chép về các giai thoại, các sự kiện của một số vị Trạng Nguyên

– Phần thứ ba là dành cho những mẩu chuyện về các Trạng dân phong, hầu hết là giai thoại.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

5 quyển sách hay về bí mật quân sự đầy ắp thông tin bạn chưa từng được biết 5 quyển sách hay về bí mật quân sự vén màn những bí mật quân sự bằng những thông tin giá trị được cung cấp bởi các tướng lĩnh,…
7 cuốn sách hay về phong thái giúp cuộc sống của bạn ý nghĩa và thú vị hơn 7 cuốn sách hay về phong thái giúp bạn phát triển một phong thái riêng, độc đáo, thanh lịch, phù hợp với cá tính và môi trường sống của…
7 cuốn sách hay về tham vọng mở rộng nhận thức của bạn 7 cuốn sách hay về tham vọng nói về hành trình nuôi dưỡng tham vọng, vượt qua bản ngã và biến nó trở thành lợi ích cho loài người…
Back to top button