9 quyển sách hay về 13 vị vua triều Nguyễn khắc họa sinh động và rõ nét chân dung cuộc đời các vị vua, chúa trong hoàng tộc họ Nguyễn ở những góc độ gai góc và điển hình nhất.
Những Vị Vua Của Các Triều Đại Việt Nam Từ Nhà Hồ Đến Triều Nguyễn
Cuốn sách giới thiệu đến bạn đọc về những vị vua nổi tiếng trong giai đoạn từ Nhà Hồ đến Triều Nguyễn. Về nguồn gốc, xuất thân, tên triều đại, thời gian lãnh đạo đất nước, những chiến công….
Những Chuyện Thú Vị Về Các Vua Triều Nguyễn
Nhà Nguyễn là một triều đại lớn và cũng là triều đại phong kiến cuối cùng. Khởi nghiệp từ đời vua đầu tiên là Gia Long và truyền tới vị vua cuối cùng là Bảo Đại, nhà Nguyễn trải qua 143 năm với 13 đời vua, chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn cầm quyền tự chủ và giai đoạn mất tự chủ, chỉ với danh nghĩa hư vị (thời thuộc Pháp).
Cuốn sách tập hợp những câu chuyện lịch sử, giai thoại dân gian, truyền kỳ về các vua nhà nguyễn giúp người đọc hiểu thêm về một vương triều phong kiến.
Chín Đời Chúa, Mười Ba Đời Vua Triều Nguyễn
Lịch sử nước ta cho thấy, quyền lực lãnh đạo đất nước thời phong kiến đều chỉ do một gia tộc chi phối, họ Nguyễn chính là gia tộc cuối cùng. Có thịnh có suy, có công và có tội, mọi triều đại đều được lịch sử phán xét.
Vào giữa thế kỷ 16, đất nước Việt Nam chứng kiến một cuộc di cư khổng lồ từ Bắc xuống phương Nam. Sự kiện này bắt đầu từ cuộc Nam chinh của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào năm 1558 từ cái nôi quê hương Thanh Hóa. Sau gần 146 năm khởi nghiệp trải qua chín đời chúa Nguyễn, vị chúa thứ 10 là Nguyễn Ánh xưng danh Hoàng đế (Gia Long), Triều Nguyễn đã chính thức ra đời.
Nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng cai trị đất nước trong lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến 1945, được thành lập sau khi hoàng đế Gia Long lên ngôi (năm 1802) khi đánh bại nhà Tây Sơn và sụp đổ hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị (năm 1945) – tổng cộng ngót 143 năm. Thời gian nhà Nguyễn nắm quyền là một giai đoạn có nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp vào giữa thế kỷ 19.
Cuốn sách Chín Đời Chúa, Mười Ba Đời Vua Triều Nguyễn giúp bạn đọc hiểu được nhà Nguyễn hay họ tộc Nguyễn từ khi xưng Chúa rồi đến xưng Vương đã tạo ra hình hài đất nước Việt Nam như thế nào và để lại những gì cho hậu thế. Tuy nhiên cuốn sách này không đi sâu vào các sự kiện mà chính sử đã đề cập, nội dung chủ yếu của nó là sưu tầm các tư liệu kỳ lạ và kỳ thú trong nội cung nhà Nguyễn. Đó là các câu truyện lưu truyền trong dân gian, gia phả tộc Nguyễn.
Nội Các Triều Nguyễn Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là bộ sách được biên soạn dưới triều Nguyễn theo thể loại Hội điển, ghi chép lại các điển pháp, quy chuẩn và các dữ kiện liên quan đến tổ chức và hoạt động của một triều đại, do nội các triều Nguyễn biên soạn vào giữa thế kỷ XIX.
Đây là một công trình lịch sử có quy mô đồ sộ vào bậc nhất trong kho tàng thư tịch cổ viết bằng chữ Hán của VN. Bộ sách này được biên soạn rất công phu, kéo dài 12 năm (1843- 1855).Về nội dung, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là một bộ sách chứa đựng một khối lượng đồ sộ những kiến thức, sử liệu chân xác, đặc biệt là về thiết chế và hoạt động của bộ máy nhà nước VN dưới triều Nguyễn.
Bộ sách gồm 262 quyển với hơn 8.000 trang bản thảo được dịch từ những năm đầu thập kỷ 60 và được hiệu đính hai lần. Viện Sử học và Nhà Xuất bản Thuận Hóa ấn hành, lần in này gồm 8 tập.
Sách rất cần thiết cho việc nghiên cứu, học tập về khoa học xã hội, đặc biệt là việc nghiên cứu ứng dụng trong các bộ môn nghệ thuật khi khai thác các đề tài chính sử thời nhà Nguyễn.
Dấu Xưa – Tản Mạn Lịch Sử Nhà Nguyễn
Dấu Xưa – Tản Mạn Lịch Sử Nhà Nguyễn của nhà du khảo lịch sử Mathilde Tuyết Trần là một cuộc hành trình nho nhỏ chất chứa tình cảm về đất và người, đưa bạn đọc trở về một đoạn trong quá khứ lịch sử Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc.
Sách gồm 5 chương đề cập đến một số khía cạnh có ý nghĩa nhất định, từ trách nhiệm để mất chủ quyền quốc gia dưới thời vua Tự Đức (chương I) đến cuộc khởi nghĩa vũ trang có sức chiến đấu bền bỉ nhất vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX (chương IV), rồi chuyện hai nhà vua yêu nước Hàm Nghi và Duy Tân bị lưu đày xa Tổ quốc (chương II và chưong III).
Sự kiện kể trong chương cuối cùng (chương V) tuy bắt đầu từ 10 năm sau khi nhà Nguyễn kết thúc, nhưng nhân vật chính trong chương lại là hậu duệ của vua Minh Mạng.
Theo Dòng Triều Nguyễn
Khi chúng ta nhắc đến lịch sử Việt Nam, thì đây là một niềm tự hào của dân tộc Việt Nam từ trước đến nay, các bậc cha chú luôn tìm mọi cách mọi thông điệp, để truyền tải đến thế hệ trẻ sau này. Học tập và noi gương theo các thế hệ anh hùng thời đại, học tập tinh thần, bản lĩnh, và ý chí của dân tộc mình, để góp phần làm cho đất nước ngày càng phát triển, và con người Việt Nam luôn được mọi người tôn trọng.
“THEO DÒNG TRIỀU NGUYỄN” là tác phẩm mà tác giả viết ra để tập hợp lại cho đầy đủ hơn về những câu chuyện lịch sử thời xưa, mà ngày trước đăng lên nhiều ở các tạp chí “Xưa và Nay” phải nói là rất “ hot”. Tác phẩm kể lại những cuộc hành trình và chiến công, những việc mà các anh hùng dân tộc đã hi sinh cả cuộc đời để bảo vệ tổ quốc, kháng chiến chống giặt ngoại xâm. Tác phẩm như một bức tranh thật sự đang diễn ra trước mặt chúng ta, những gian khổ, những khó khăn, những câu chuyện dở khóc dở cười như “cây đèn treo ngược” “lá cờ khăn gói” tất cả những gian khổ ấy được tác giả tái hiện lại một cách chi tiết qua những chuyên đề khác nhau, lôi cuốn sự tò mò của bạn đọc.
Bí Sử Triều Nguyễn
Lịch sử nước ta cho thấy, quyền lực lãnh đạo đất nước thời phong kiến đều chỉ do một gia tộc chi phối, họ Nguyễn chính là gia tộc cuối cùng. Có thịnh có suy, có công và có tội, mọi triều đại đều được lịch sử phán xét.
Vào giữa thế kỷ 16, đất nước Việt Nam chứng kiến một cuộc di cư khổng lồ từ Bắc xuống phương Nam. Sự kiện này bắt đầu từ cuộc Nam chinh của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào năm 1558 từ cái nôi quê hương Thanh Hóa. Sau gần 146 năm khởi nghiệp trải qua chín đời chúa Nguyễn, vị chúa thứ 10 là Nguyễn Ánh xưng danh Hoàng đế (Gia Long), Triều Nguyễn đã chính thức ra đời.
Nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng cai trị đất nước trong lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến 1945, được thành lập sau khi hoàng đế Gia Long lên ngôi (năm 1802) khi đánh bại nhà Tây Sơn và sụp đổ hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị (năm 1945) – tổng cộng ngót 143 năm. Thời gian nhà Nguyễn nắm quyền là một giai đoạn có nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp vào giữa thế kỷ 19.
Cuốn sách Bí Sử Triều Nguyễn này giúp bạn đọc hiểu được nhà Nguyễn hay họ tộc Nguyễn từ khi xưng Chúa rồi đến xưng Vương đã tạo ra hình hài đất nước Việt Nam như thế nào và để lại những gì cho hậu thế. Tuy nhiên cuốn sách này không đi sâu vào các sự kiện mà chính sử đã đề cập, nội dung chủ yếu của nó là sưu tầm các tư liệu kỳ lạ và kỳ thú trong nội cung nhà Nguyễn. Đó là các câu truyện lưu truyền trong dân gian, gia phả tộc Nguyễn.
Huế Và Triều Nguyễn
Để giúp bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về vùng đất Huế và vương triều Nguyễn. Cuốn sách tập hợp hơn 20 công trình nghiên cứu, gồm các bài viết, bài phát biểu, giới thiệu của GS. Phan Huy Lê về Huế và triều Nguyễn. Huế đã gắn bó với Giáo sư từ ngay sau khi đất nước thống nhất. Cho đến nay, trong kho tàng hơn 400 công trình nghiên cứu khoa học của mình, Giáo sư đã dành một dung lượng lớn để nghiên cứu về Huế và triều Nguyễn. Đặc biệt, với cương vị là Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ông đã đề xuất nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan về các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn để có cái nhìn toàn diện hơn, công bằng hơn đối với triều Nguyễn. Cuốn sách này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm điều đó. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam Dưới Các Vua Triều Nguyễn
Ra đời trong những năm 60-70 của thế kỷ XX, thời điểm các sử gia vẫn dành nhiều mối quan tâm đến diễn biến chính trị qua các triều đại lịch sử, những sự kiện xoay quanh các nhân vật nổi tiếng như hoàng đế của các triều đại, mà thực sự đánh giá đúng mức tới các vấn đề kinh tế và xã hội cũng như đến chính người dân thường trong cuộc sống hằng ngày của họ, cuốn sách Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn được xem như tác phẩm tiên phong tiếp cận vấn đề kinh tế và xã hội trong nghiên cứu sử học.
Dù không đề cập tất cả mọi khía cạnh của kinh tế và xã hội Việt Nam, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn cũng đã đặt một trong những viên gạch đầu tiên cho sự hiểu biết sâu rộng hơn về lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XIX, một lịch sử toàn diện, không còn tự giới hạn trong phạm vi những sự kiện chính trị. Bởi suy cho cùng thì cơ cấu kinh tế căn cứ trên cách thức sản xuất cũng quy định một phần lớn các vấn đề của một quốc gia, một dân tộc như các thể chế chính trị và pháp luật, các hoạt động tinh thần, các tín ngưỡng tôn giáo.
Cùng danh mục: