7 quyển sách hay về máy biến áp bạn nên tìm đọc

7 quyển sách hay về máy biến áp trình bày lý thuyết, cách thử nghiệm, bảo dưỡng và vận hành máy biến áp đạt năng suất cao, an toàn và hiệu quả.

Giáo Trình Nhà Máy Điện Và Trạm Biến Áp (Phần Điện)

Giáo Trình Nhà Máy Điện Và Trạm Biến Áp (Phần Điện)

Cuốn giáo trình này có thể sử dụng như 1 tài liệu giáo khoa cho sinh viên các ngành kỹ thuật và tài liệu tham khảo cho các cán bộ, kỹ sư đang nghiên cứu về nhà máy điện và trạm biến áp trong hệ thống điện.

Cuốn giáo trình gồm 7 chương:

  • Chương 1: Khái niệm cơ bản nhà máy điện và trạm biến áp.
  • Chương 2: Chế độ làm việc của điểm trung tính trong hệ thống điện.
  • Chương 3: Sơ đồ nối điện của nhà máy điện và trạm biến áp.
  • Chương 4: Máy biến áp điện lực.
  • Chương 5: Các khí cụ điện và các phần dẫn điện.
  • Chương 6: Thiết bị phân phối điện.
  • Chương 7: Máy phát điện đồng bộ.

Kỹ Thuật Quấn Dây Máy Biến Áp Động Cơ Vạn Năng, Động Cơ 1 Pha – 3 Pha

Kỹ Thuật Quấn Dây Máy Biến Áp Động Cơ Vạn Năng, Động Cơ 1 Pha – 3 Pha

Cuốn sách gồm những nội dung chính như sau:

  • Chương 1: Máy biến áp
  • Chương 2: Tính số liệu dây quấn máy biến áp 1 phân
  • Chương 3: Kỹ thuật quấn dây máy biến áp
  • Chương 4: Các loại quạt điện
  • Chương 5: Động cơ vận hành
  • Chương 6: Cơ sở thiết kế bộ dây quấn stator động cơ không đồng bộ
  • Chương 7: Tính toán số liệu dây quấn stator động cơ không đồng bộ 3 pha 1 pha
  • Chương 8: Kỹ thuật quấn dây stator động cơ 3 pha và 1 pha.

Máy Biến Áp: Lý Thuyết – Vận Hành – Bảo Dưỡng – Thử Nghiệm

Máy Biến Áp: Lý Thuyết – Vận Hành – Bảo Dưỡng – Thử Nghiệm

Đây là cuốn tài liệu chuyên sâu đề cập chi tiết và có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản, kinh nghiệm vận hành, bảo dưỡng và thử nghiệm máy biến áp của các nước công nghiệp phát triển.

Cuốn sách gồm có 26 mục tập hợp các tài liệu nghiên cứu, kinh nghiệm vận hành, bảo dưỡng và thử nghiệm máy biến áp. Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu học tập và tham khảo hữu ích cho bạn đọc chuyên ngành điện.

Giáo Trình Điện Tử Công Suất Mạch Biến Đổi Điện Áp

Giáo Trình Điện Tử Công Suất Mạch Biến Đổi Điện Áp

Điện tử công suất là môn học ngoài việc nghiên cứu bản chất vật lý, các quá trình diễn ra trong các linh kiện điện tử công suất như Diode, Thyristor, GTO, Triac, Mosfet công suất, IGBT, SID, MCT làm việc ở chế độ chuyển mạch trong quá trình biến đổi điện năng.

Khảo sát các tính năng kỹ thuật và những ứng dụng của các linh kiện này. Môn học còn tìm hiểu các bộ biến đổi qua việc liên kết các linh kiện điện tử công suất và các thiết bị điện khác tạo thành một mạch điện cụ thể bao gồm mạch điều khiển và mạch động lực và tính toán thiết kế mạch điều khiển.

Sách gồm 392 trang khổ 16 x 24 cm trình bày qua 16 bài tập và 1 phụ lục.

  • Bài tập 1: Mạch biến đổi điện áp xoay chiều.
  • Bài tập 2: Mạch biến đổi điện áp một chiều.
  • Bài tập 3: Mạch nguồn dc chuyển mạch.
  • Bài tập 4: Mạch biến đổi điện áp xoay chiều một pha tải R.
  • Bài tập 5: Mạch biến đổi điện áp một chiều bộ tăng áp.
  • Bài tập 6: Mạch giảm áp một chiều.
  • Bài tập 7: Mạch Buck với dòng điện gián đoạn.
  • Bài tập 8: Mạch tăng áp một chiều Boost.
  • Bài tập 9: Mạch Buck chỉnh lưu đồng bộ.
  • Bài tập 10: Mạch tăng giảm áp một chiều Buck-Boost.
  • Bài tập 11: Mạch tăng giảm áp một chiều Cuk.
  • Bài tập 12: Mạch tăng giảm áp một chiều Sepic.
  • Bài tập 13: Mạch biến đổi điện áp xoay chiều một pha tải R.
  • Bài tập 14: Mạch biến đổi điện áp xoay chiều một pha tải R+L.
  • Bài tập 15: Mạch Flyback – chế độ dòng điện liên tục.
  • Bài tập 16: Mạch Flyback – chế độ dòng điện gián đoạn.
  • Phụ lục: Các mạch điều khiển cơ bản với Arduino.

Nguyên Lý Hoạt Động Của Máy Điện

Nguyên Lý Hoạt Động Của Máy Điện

Sách NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY ĐIỆN cung cấp các kiến thức cơ bản về các loại máy điện thông dụng như biến áp, máy điện một chiều, máy điện xoay chiều không đồng bộ và đồng bộ. Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về loại máy điện nam châm vĩnh cửu, loại động cơ đang được áp dụng nhiều ở ô tô và xe điện đương đại.

Cuốn sách cũng cung cấp kiến thức một số máy đặc biệt như động cơ bước, máy sen sin, biến áp quay giúp cho sinh viên các ngành điều khiển tự động.

Nội dung cuốn sách không đi nặng về lý thuyết tính toán, thiết kế mà chủ yếu là giải thích về nguyên lý hoạt động, những tính chất cơ bản của máy điện, giúp cho người đọc có thể hiểu về nguyên lý máy điện.

Máy Điện Và Mạch Điều Khiển

Máy Điện Và Mạch Điều Khiển

Nội dung chính của cuốn sách này là giới thiệu lý thuyết các thiết bị điện cơ, đặc biệt nhấn mạnh về các máy điện quay.

  • Chương 1: Giới thiệu các xu hướng mới trong nghiên cứu và phát triển máy điện.
  • Chương 2: Khái quát về vật liệu nam châm vĩnh cữu và các ứng dụng của chúng.
  • Chương 3: Trình bày máy biến áp, giới thiệu loại máy biến áp tần số biến thiên và máy tự ngẫu thay đổi.
  • Chương 4: Trình bày sự tính toán lực và moment trong các hệ thống sử dụng nam châm vĩnh cửu và nam châm điện.
  • Chương 5 & 6: Đề cập những khái niệm cơ bản của máy điện quay và các cuộn dây phần ứng.
  • Chương 7 & 8: Trình bày động cơ điện DC
  • Chương 9: Khái quát về động cơ điện cảm ứng
  • Chương 10: Động cơ công suất nhỏ
  • Chương 11: Đề cập đến các vấn đề mới trong điều khiển máy điện.

Kỹ Thuật An Toàn Điện Lưới Hạ Áp (<1000V) – Vấn Đề Liên Quan Đến Kỹ Thuật An Toàn Trong Cung Cấp Điện

Kỹ Thuật An Toàn Điện Lưới Hạ Áp (<1000V) - Vấn Đề Liên Quan Đến Kỹ Thuật An Toàn Trong Cung Cấp Điện

Cuốn sách trình bày những vấn đề chính trong kỹ thuật an toàn cung cấp và sử dụng điện, chủ yếu với mạng lưới điện hạ áp, thường gặp và tiếp xúc trong đời sống và sản xuất hàng ngày.

Cuốn sách còn trình bày các bài toán và vấn đề cụ thể ở các chế độ trung tính hạ áp của máy biến áp, rất phổ biến trong sản xuất và sinh hoạt; từ đó đề ra các biện pháp đảm bảo an toàn cho người khi người tiếp xúc với các thiết bị sử dụng điện năng. Ở phần này, tác giả còn trình bày thèm yêu cầu và nội dung tổ chức thanh tra kỹ thuật an toàn điện, nhằm đề phòng các sự cố và các tình huống có thể xảy ra trong tương lai, ảnh hưởng đến an toàn cho người và thiết bị.

Cuốn sách dành phần thích đáng để trình bày: tính toán lựa chọn đường dây dẫn, các khí cụ bảo vệ và những vấn đề liên quan đến kỹ thuật an toàn trong cung cấp điện ở lưới hạ áp, nhằm giúp cho đại đa số các bạn có kiến thức khoa học kỹ thuật phổ thông, các sinh viên, học sinh các ngành công nghệ, công nhân ngành điện có thể tính toán lựa chọn các khí cụ bảo vệ phục vụ cho sản xuất và đời sống với yêu cầu đạt được các tiêu chuẩn an toàn đối với cung cấp điện hiện nay.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

5 cuốn sách hay về chăm sóc cây cảnh cho độc giả kiến thức và kỹ năng cần thiết 5 cuốn sách hay về chăm sóc cây cảnh giới thiệu kỹ thuật và phương pháp chăm sóc cho các loại cây cảnh phổ biến hiện nay. Sổ Tay…
Những cuốn sách phải đọc trước khi chết Những cuốn sách phải đọc trước khi chết để tìm ra ý nghĩa của bản thân và cuộc sống. Bạn đã đọc được bao nhiêu quyển? Chúa Tể Những…
5 cuốn sách hay về bát trạch dễ vận dụng vào thực tế cuộc sống 5 cuốn sách hay về bát trạch giúp người đọc xác định được 8 hướng chính của tự nhiên, khu vực cát và hung có thể ảnh hưởng đến…
Back to top button