Nuôi Dạy Con Kiểu Nhật Bản

Tác giảAkehashi Daiji
Thể loạiSách nuôi dạy con
Số trang180
Năm2013
Rating3.7/5


Nội dung

Làm cha mẹ không đơn giản chỉ là bản năng, là trách nhiệm, là nghĩa vụ mà còn là cả một nghệ thuật. Cha mẹ nào cũng yêu thương con cái nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng thực sự hiểu con mình. Sự kỳ vọng quá lớn vào con trẻ đôi khi khiến chúng ta trở nên quá khắt khe và vô hình chung tạo áp lực nặng nề lên những đứa trẻ. Có thể bạn chưa biết nhưng đứa trẻ dễ “nổi loạn” thực ra thường rất nhạy cảm, quan tâm tới người khác; đứa trẻ không nghe lời là đứa trẻ có chính kiến riêng mạnh mẽ; đứa trẻ tác phong chậm chạp cũng có thể thuộc tuýp người tỉ mỉ, nhẫn nại… Chính vì thế, thay vì phiền não rằng con mình không trở thành đứa trẻ lý tưởng như mình mong muốn, các bậc cha mẹ hãy thử bắt đầu từ việc ghi nhận những ưu điểm mà con mình đang có. Chúng ta sẽ thấy ngay cả những đứa trẻ bị xem là có vấn đề vẫn có những điểm sáng kỳ lạ. Tập sách Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản được viết bởi Akehashi Daiji – một bác sĩ tâm lý, nhà tư vấn giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản. Với nhiều gợi ý, bí quyết thiết thực, hữu ích trong việc nuôi dạy trẻ và được trình bày thông qua hình thức những câu chuyện ngắn có hình minh họa sinh động, dễ hiểu, cuốn sách là món quà ý nghĩa dành tặng cho những ông bố bà mẹ đang và sẽ dạy con.

Tóm tắt nội dung

Nhật Bản vốn nổi tiếng là một quốc gia coi trọng chất xám và biết cách đào tạo, giáo dục con người theo truyền thống, nề nếp. Không ít phụ huynh người Việt quan tâm đến cách dạy con kiểu Nhật bởi đơn giản rằng, ai cũng muốn con mình sở hữu một chỉ số trí tuệ – IQ – thật cao cũng như khả năng nắm bắt mọi kiến thức, tình huống trong cuộc sống một cách nhanh nhẹn và chắc chắn. Nếu có dịp tận mắt chứng kiến môi trường giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non tại Nhật Bản, chắc rằng không nhiều người cảm thấy khó hiểu tại sao đất nước mặt trời mọc này lại đầy những con người phi thường, dù trong chiến tranh, trong phát triển kinh tế, hay cả trong những thảm họa thiên tai khủng khiếp như động đất, sóng thần, họ vẫn thể hiện một tinh thần vô cùng Nhật Bản. Không ai có thể phủ nhận một điều rằng: Người Nhật rất thông minh, nhưng để có được những thành công nổi bật đó cũng phần lớn nhờ cách dạy dỗ của bố mẹ với con cái ngay từ khi còn nhỏ mà nên.

Nội dung tập sách Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản được tác giả Akehashi Daiji chọn lọc những phần đặc biệt quan trọng từ sê-ri 4 cuốn sách đã viết trước đó của ông về cách nuôi dạy con trẻ, cũng như những phần nhận được phản hồi tích cực từ phía các độc giả và cả những gì tác giả cảm nhận được trong suốt quá trình tư vấn, khám bệnh tâm lý. Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản bao gồm 22 chương với chương đầu tiên liệt kê những biểu hiện đáng lo ngại ở trẻ mà những biểu hiện này không phải do trẻ không được dạy dỗ cẩn thận hay được nuông chiều mà sinh ra tính ích kỷ. Các chương sách tiếp theo là những chia sẻ chân thành cả trên phương diện khoa học lẫn kinh nghiệm, tình cảm của riêng tác giả đến các ông bố bà mẹ nhằm giúp mọi người hiểu hơn về con trẻ và trách nhiệm dạy dỗ cao cả của mình. Đọc sách, các bậc phụ huynh sẽ biết được những gì nên và không nên, áp dụng hay tránh khi giúp trẻ hòa nhập với môi trường sống trong gia đình và ngoài xã hội. Cha mẹ còn biết:

– Trẻ nhỏ rất cần được ôm ấp, vỗ về.

– Biết cách lắng nghe con, công nhận những nỗ lực của con, nuông chiều con một cách đúng mực.

– Nắm bắt những đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ qua các giai đoạn, biểu hiện như: làm nũng, vòi vĩnh…

– Biết cách mắng con thế nào là khoa học; cách dạy dỗ trẻ theo phép tắc, khuôn khổ.

– Cáh xử lý tình huống khi: giữ bình tình trước những thói xấu của trẻ; cả cha lẫn mẹ đều đi làm, không đủ thời gian để gần gũi con cái;…

Xuất phát từ những thắc mắc có thực của đông đảo các bậc cha mẹ – chẳng hạn như: Thế nào là yêu con đúng cách? Thế nào là chiều chuộng? Thế nào là rèn luyện? Đâu là mục đích cuối cùng của việc nuôi dạy con?…, tập sách Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản được giới thiệu không nhằm mục đích giúp con trẻ trở nên thông minh, để đào tạo thiên tài mà chỉ đơn giản là hướng dẫn các phụ huynh cách thức tiếp cận những đứa con của mình một cách đúng đắn nhất, phát huy hết ưu điểm của trẻ, để cha mẹ và con cái cùng đạt đến điểm đến cuối cùng: Những con người có tâm hồn hạnh phúc!

Thể loại

Nuôi Dạy Con Kiểu Nhật Bản có mặt trong:

Review


Thuy Quynh - - Review on: Tiki

Sách trình bày sinh động, dễ đọc

Sách có nhiều hình ảnh minh họa nên ít chữ, không mất nhieu thời gian đọc, các ông bố bận rộn có thể tranh thủ đọc được và cùng chia sẻ nuôi con với mẹ. Đọc xong mình thấy những điều trước đây mình luôn quan niệm, áp dụng dạy con cần phải thay đổi, xem xét lại. Trước đây luôn cứng rắn với con vì muốn con trai phải luôn mạnh mẽ, cá tính nhưng bây giờ mới biết trẻ không làm nũng không có nghĩa là trẻ tự lập. Trẻ làm nũng đúnglúc, đúng mức mới là trẻ tự lâp, Nuông chiều và yêu chiều khác nhau thế nào.


Nguyen Nga - - Review on: Tiki

Cuốn sách ý nghĩa

Nội dung bên trong của cuốn sách rất hay và phù hợp với tất cả các bà mẹ có con nhỏ và it khi biết nghe lời ông bà,bố mẹ, Khi đọc xong cuốn sách chúng ta se biết cách xử lý những tình huống mà bé không chịu nghe lời người lớn,ngang ngược,khó bảo và khóc nhè ăn vạ. Dần dần chúng ta sẽ trở thành những tấm gương sáng cho bé học tập và noi theo. Còn chần chừ gì nữa hãy nhanh tay chọn cho mình cuốn sách này và hãy cầm lên đọc,ngẫm nghĩ về nhứng đứa con.


Xuân Nhựt - - Review on: Tiki

Một cuốn sách đáng đọc cho người làm cha mẹ

Cuốn sách hướng dẫn các bậc cha mẹ quan tâm đến những điều nhỏ nhất, nhất là các điều tưởng chừng như nhỏ nhặt trong tâm lý trẻ thơ nhưng lại là những điều vô cùng quan trọng, giúp cho trẻ biết được chúng được yêu thương. Mỗi khi đọc một vấn đề trong sách, tôi đều nghiền ngẫm lại và thấy được sách nói rất đúng. Tôi cũng chia sẻ với vợ mình để có thể cùng nghiên cứu, cùng đồng lòng trong việc dạy con, yêu thương con.


Lài - - Review on: Fahasa

Sách cung cấp nhiều gợi ý, bí quyết thiết thực, hữu ích trong việc nuôi con.

Trước khi có con, mình đã tìm đọc sách nuôi dạy con từ khắp nơi trên thế giới. Đây là một quyển mình lựa chọn để hiểu về cách nuôi dạy con của người Nhật. Lý do mình lựa chọn quyển sách này vì nó được viết bởi một bác sĩ tâm lý, nhà tư vấn giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản chứ không phải là từ kinh nghiệm của một cá nhân cụ thể. Mình tin rằng với kiến thức tâm lý chuyên ngành của một bác sĩ tâm lý và với kinh nghiệm của một người tư vấn đã từng gặp rất nhiều phụ huynh thì những gì được tác giả đúc rút ra sẽ khách quan. Quả thực, quyển sách này đã không làm mình thất vọng. Sách cung cấp nhiều gợi ý, bí quyết thiết thực, hữu ích trong việc nuôi con.


Thủy Ji - - Review on: Goodreads

Đưa ra nhiều bài học hết sức khéo léo mà chúng ta có thể học tập và áp dụng

Cuốn sách bàn về nuôi dạy con với nhiều bài học mới mẻ, đưa ra những tình huống cụ thể và chi tiết. Việc chăm sóc con, dành thời gian cho con không chỉ là trách nhiệm của những người mẹ, người bà mà còn là trách nhiệm của người cha, người bố.. Trong sách có nhiều bài học hết sức khéo léo mà chúng ta có thể học tập và áp dụng

Đọc thử sách

Giai đoạn thứ nhất từ 0-3 tháng

Đây là giai đoạn trẻ có năng lực tiếp thu lớn nhất. Chúng ta hãy nghĩ cách kích hoạt khả năng tiếp
thu này bằng các giác quan của trẻ, đó là 5 giác quan chính- thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu
giác.

a) Thị giác:

Xung quanh giường của em bé mới sinh, phải có các bức tranh phong cảnh thế giới nổi tiếng. Phải để tâm tới việc bao bọc bé trong một môi trường đầy sắc thái phong phú. Trên kệ, giá sách, phải trưng bày những món đồ chơi có sắc màu tươi sáng, hay những khối hình gỗ xếp (tsumiki) màu sắc, chẳng hạn thế.

Nếu bé mới sinh, dưới một tháng tuổi, mỗi ngày cho bé nhìn hình kẻ ka-rô ô đen trắng, mỗi ngày 3 phút, liên tục như vậy trong vòng một tuần. Khả năng tập trung của bé, từ lúc chỉ chưa đầy 5 giây, sẽ tăng lên 60- 90 giây. Khả năng tập trung cao độ, sẽ liên quan tốt tới việc học nhiều điều sau này. Khả năng tập trung là nền móng của khả năng học tập.

Màu sắc mà em bé sơ sinh thích, không phải là hồng hay xanh lơ. Màu sắc mà em bé thích nhất là 2 tông màu rõ ràng sắc nét đen và trắng. Em bé thích cái bộ mobile (có 1 trục ở giữa, treo lơ lửng các hình thù thành 1 chùm, quay quay) màu đen trắng hơn là bộ mobile có màu cầu vồng nhàn nhạt pha trộn các màu.

Chưa được 9 tháng tuổi thì hệ thần kinh thị giác chưa phát triển hoàn chỉnh, em bé chưa thể phân biệt các màu sắc đỏ, xanh, vàng. Nếu đến 6 tháng tuổi mà bé chán nhìn hình kẻ vằn ngang và ô kẻ ka-rô thì đổi sang mobile có ô kẻ ka-rô nhỏ hơn (từ ô cạnh 6cm xuống ô cạnh 2 cm) xem sao. Nếu làm vậy mà bé vẫn không thích thú lắm thì dừng việc cho bé nhìn ô trong một thời gian.

Nên dán bảng chữ cái gần giường bé ngủ. Dán sẵn một bảng chữ cái với những chữ cái được in màu đỏ, to, rõ ràng. Em bé được làm quen với chữ cái từ lúc lọt lòng khi lớn lên, nhìn thấy chữ sẽ rất thích thú.

Bế em bé tới gần bảng chữ cái, mỗi ngày 1 một lần, mỗi lần 2,3 giây thôi, lặp đi lặp lại như vậy, cũng khiến bé vui sướng vùng vẫy chân tay mỗi khi được bé tới gần bảng chữ cái đó.

b) Thính giác:

Tiếp theo, hàng ngày nên cho em bé nghe những bản nhạc có chọn lọc. Mỗi lần chỉ nghe khoảng 15 phút, mỗi ngày nghe khoảng 30 phút là được. Nên để bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng với âm lượng không quá lớn. Phải chú ý rằng, nếu để em bé nghe băng hay đĩa CD trong thời gian dài, em bé sẽ quen và thích tiếng máy, tiếng băng đĩa hơn và không có biểu hiện cảm xúc với tiếng nói thực của người mẹ.

Khi cho em bé nghe nhạc, hãy cho em bé đứng trên đầu gối mẹ, cho em bé đu đưa từ sau ra trước theo nhịp nhạc xem sao. Tức là 2 tay mẹ giữ nách em bé, hơi nhấc em bé lên cho chân không chạm tới gối mẹ, rồi lại đặt xuống cho chân bé chạm tới gối mẹ. Cũng có thể cho em bé nghe nhạc múa ba lê.

Điều quan trọng là phải nói chuyện nhiều với em bé từ khi lọt lòng. Khi cho em bé bú, khi thay tã
lót, khi tắm cho bé, hãy nhẹ nhàng nói chuyện với bé.

Vừa thay tã lót cho em bé, vừa cầm nắm tay, chân bé vừa nói “Đây là cái tay này, tay, tay, tay” lặp đi lặp lại. Hoặc là vừa thay tã lót cho bé, vừa cho bé xem quả bóng hay con búp bê vừa nói “Đây là quả bóng này, quả bóng, quả bóng” “Đây là con búp bê, búp bê, búp bê” cũng là cách dạy em bé.

Bà Thompson người Anh (gốc Nhật, lấy chồng người Anh, đang làm việc cho tổ chức UNESCO) là người khai sáng ra phương pháp dạy ngôn ngữ cho em bé từ khi lọt lòng- phương pháp giáo dục Kalbitte). Từ khi em bé được 2 tuần tuổi, ngày nào cũng đưa em bé tới công viên gần nhà, cho em bé cầm nắm bông hoa, cái lá và dạy “đây là bông hoa này, hoa, hoa”, cũng làm như vậy để dạy em bé từ “cái lá, lá”. Cứ làm vậy, khi em bé này được 8 tháng tuổi, đã biết phát âm chính xác từ “hoa” bằng tiếng Anh, và sau đó nói trơn tru như suối chảy.

Em bé này, đã có thành tích vượt trội các bạn khi học mẫu giáo và tiểu học. Khi 10 tuổi em được đặc cách xếp vào lớp học có trình độ phù hợp với học sinh cấp 2, sau 1 tháng đi học, làm bài kiểm tra em đạt điểm cao nhất lớp.

Khi 15 tuổi, em thi đậu vào trường đại học Cambridge , song vì tuổi còn quá nhỏ nên không được nhập trường. Cùng lúc đó, em lại được 6 trường đại học khác trong thủ đô London đón nhận, em đã chọn khoa y trường đại học London . Và em luôn có thành tích xuất sắc hơn cả các anh chị cùng lớp. Hiện nay em mới 18 tuổi đang theo học ở trường đại học này.

Chúng ta hãy noi gương bà Thompson cách dạy con như vậy, hàng ngày đưa bé ra công viên, cho bé cầm hoa và dạy “đây là bông hoa, hoa, hoa”.

Đọc thơ, hát cho em bé nghe bằng giọng thực của người mẹ. Tuyệt đối không được cho em bé xem TV. Chỉ cho em bé xem TV khi đã tròn 3 tuổi. Chúng ta nên nhớ kĩ điều này.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

Nổi Danh Vang Dội – Nữ hoàng Victoria Và Đế Chế Khổng Lồ Nữ hoàng Victoria của Anh. Bà là một trong những nhà trị vì của nước Anh với thời gian kỷ lục 63 năm. Bà nổi tiếng với câu nói…
Sức Mạnh Của Thói Quen Quá trình não bộ chuyển hóa một chuỗi lề thói thành hoạt động tự nhiên bản năng gọi là “chunking” và là cơ sở để thói quen hình thành.…
Mẹ, Thơm Một Cái Mỗi lần chỉ cho phép một người nhà ở cạnh mẹ trong buồng cách ly, đồng thời phải giảm thiểu số lần ra vào, nếu không sẽ bị coi…
Back to top button