15 cuốn sách hay về Ấn Độ hấp dẫn mọi độc giả

15 cuốn sách hay về Ấn Độ sẽ dẫn độc giả bước vào không gian văn hóa đậm chất Ấn Độ với những công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo, các loại hình nghệ thuật truyền thống đầy tinh tế, nền ẩm thực đa dạng thậm chí cả những tập tục man rợ như tục điểu táng của người Tây Tạng.

Lịch Sử Văn Minh Ấn Độ

Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị dặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho vãn hóa khòng màng danh vọng, lợi lộc, bỏ ra từ ba đến năm chục năm để lập nên sự nghiệp. Họ đọc sách nhiều, du lịch nhiều, suy tư nhiều, và nếu họ ít có thanh kiến, thì tác phẩm của họ càng lâu đời càng có giá trị, hiện nay ở phương Tây, loại sách về sử được phố biến rất rộng, có cái cơ muốn lấn át tiểu thuyết.

Chỉ trừ Ấn Độ, dân tộc lớn nào cũng có một số sử gia lớn. Trung Hoa có hai sử gia họ Tư Mã : Tư Mã Thiên (145- ?… trước công nguyên) với bộ Sử kí bất hủ gồm 526.000 chữ, chép từ đời Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế, và Tư Mã Quang (1019-1086) đời Tống với bộ Tư Trị Thông Giám, chép từ thời Chiến Quốc tới hết đời Ngũ Đại (gồm 1362 năm), ngày nào cũng viết hàng chục trang giấy tới khi hoàn thành sau hai mươi lăm năm làm việc thì những tài liệu chép tay chứa đầy hai căn phòng.

Ả Rập có Abđ-er-Rahman Ihn Khaldoun (thế kĩ XIV). trong hai chục năm vừa làm quan vừa viết bộ Thế giới sứ mà Toynbee khen là “tác phẩm lớn nhất trong loại đó ở bất kỳ thời đại nào, trong bất kỳ xứ nào”.

Pháp có Augustin Thierry (1795-1856) nghiên cứu sử hơn chục năm, tới lòa mắt mà vẫn tiếp tục làm việc, không viết được thì đọc cho người khác chép. Đồng thời với ông có Michelet bỏ ra ba mươi năm soạn bộ Sử Pháp gồm 28 cuốn.

Anh có Gibbon (1737-1794) bỏ ra 17 năm soạn bộ sử danh tiếng Thời suy sụp của đế quốc La Mã. Đức có Spengler (1880-1936) tác giả bộ Thời tàn của phương Tây. Nước ta chưa có sử gia nào so sánh với những nhà đó được, nhưng Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú vần còn đáng làm gương cho chúng ta và nếu được sanh ở một nước như Trung Hoa chẳng hạn thì sự nghiệp hai vị đó chưa chắc đã kém ai.

Hiện nay hai sử gia nổi danh nhất thế giới là Toynbee ( 1888…) với hộ A Stiưiv of History (Khảo luận về Sử) và Will Durant với bộ The Story of Civillisation (Lịch sứ văn minh). Toynbee là một sử triết gia, có phẩn sâu sắc hơn Durant, Durant cổ điển hơn, nhằm mục đích phổ biến hơn, như H.G. Wells, tác giả bộ Lịch sứ thế giới, những công trình của ông lớn lao hơn của Wells nhiều, và mặc dầu tính cách khác nhau, đáng được đặt ngang hàng với công trình cúa Toynbee.

Triết Học Ấn Độ – Một Cách Tiếp Cận Mới

Trải bao thiên niên kỷ, mục đích cũng như nỗ lực của triết học Ấn Độ vẫn là tìm cách vén mở và hòa nhập vào ý thức – một quá trình luôn bị những sức mạnh của cuộc sống chống kháng và che giấu, hạn chế việc tìm hiểu và mô tả thế giới hữu hình.

Thành quả đạt được tiêu biểu và quan trọng nhất của tinh thần hướng về ĐẠI NGÃ (BRATMAN) là sự khám phá ra cái NGÃ (ATMAN) như một thực thể độc lập, bất tử làm nền tảng cho cá nhân ý thức và cấu trúc thân xác.

Heinrich Zimmer, nhà Ấn Độ học nổi tiếng đã dẫn giải một lối đi vào triết học Ấn Độ mới mẻ, như mở ra thêm cách tìm hiểu, nghiên cứu đầy nhiệt tâm và khoa học hướng độc giả muốn đi sâu vào triết học phương Đông nói chung và triết học Ấn Độ nói riêng.

Bước Chân Theo Dấu Mặt Trời – Hành Trình Trở Về Ấn Độ

Bước Chân Theo Dấu Mặt Trời – Hành Trình Trở Về Ấn Độ được viết bởi một người phụ nữ đã từ bỏ công việc ổn định, rời xa ngôi nhà êm ấm để trở thành kẻ lữ hành cô độc đến những miền đất lạ với tấm vé máy bay một chiều.

Người phụ nữ ấy luôn mang trong mình câu hỏi: Tôi sinh ra bởi điều gì? Tôi đang đi về đâu?… Để rồi vào một buổi chiều trên đỉnh núi Linh Thứu, lúc mặt trời rực rỡ xuống sau dãy núi, người phụ nữ ấy đã bắt đầu tìm được điều mình đang khao khát, ráng chiều đỏ thắm dần lấp đầy khoảng trống vô hình trong cô.

Người phụ nữ ấy hành hương đến Ấn Độ, nơi có một vị Phật đã thành đạo, nơi đã một thời mang trong mình nền văn minh huy hoàng của loài người nay trở thành nơi nghèo nàn, và nguy hiểm nhất thế giới. Trong chuyến độc hành của mình, người phụ nữ yếu đuối đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc: vui – buồn – hạnh phúc – sợ hãi. Những người lạ nơi xứ người đã khiến người lữ khách không còn đơn độc mà mang cô cảm giác thân thuộc, ấm áp tình người.

Những người chúng ta đã gặp trong đời, mỗi sự việc xảy đến đều ý nghĩa và dạy cho chúng ta một bài học về cuộc sống. Những gì chúng ta trải qua đều là nhân – quả và chỉ có cách bình tĩnh chiêm nghiệm mới giúp ta an yên giữa cuộc đời này.

Ấn Độ Giáo Nhập Môn

Đất nước Ấn Độ luôn hiện hữu trong tâm trí hàng triệu người trên khắp thế giới như một xứ sở thần bí với những đền đài lộng lẫy, những tượng thần kỳ lạ, với sông Hằng linh thiêng và các nhà tu khổ hạnh trầm tư dưới ánh mặt trời nhiệt đới.

Ấn Độ còn là nơi phát xuất những tôn giáo lớn của nhân loại: Hindu giáo, Phật giáo… và là một trong những nền văn minh phong phú nhất, có ảnh hưởng nhất đến tiến trình lịch sử. Tại Ấn Độ, Hindu giáo (hay Ấn giáo) không phải chỉ là một tôn giáo mà là cả một nền văn hóa, và vượt ra ngoài ranh giới của văn hóa, Ấn giáo đã hòa tan vào đời sống tâm linh và xã hội của người Ấn và đặt ra nhiều vấn đề về bản chất của vũ trụ và con người.

Quyển sách này sẽ dẫn các bạn vào hành trình tìm hiểu về xứ sở thần bí này và về đời sống tinh thần của nó – Ấn Độ giáo.

Những Miền Linh Dị – Tập 3: Ấn Độ

Những trải nghiệm kinh hoàng đã chia tách hai người bạn, chỉ còn 1 người phiêu bạt sang Ấn Độ tiếp tục hành trình chân tướng.

Từ đất nước của nền văn minh sông Hằng cổ xưa và huyền bí, những câu chuyện ly kỳ liên tục truyền về. Phong tục thủy táng trên sông Hằng, truyền thuyết về vua Asoka in dấu trên tám vạn bốn ngàn chùa tháp, bóng ma áo đỏ trên bãi biển Dumas và loài hoa địa ngục Manjusaka, tín ngưỡng thờ thần Silva và làng người mặt bò, thuật yoga Kundalini và người rắn bất tử, các tu sĩ Aghori chuyên ăn xác chết nổi trên sông Hằng, những bức phù điêu sắc dục trong đền thờ thần tình ái Khajuraho…

Và hai người bạn lại gặp nhau trong trải nghiệm kinh hồn tại pháo đài ma ám Bhangarh Fort…

Văn Hóa Chiến lược Ấn Độ – Xây Dựng Chính Sách An Ninh Quốc Gia

Cuốn sách này có căn nguyên từ một tư tưởng duy nhất và nổi bật: Phải chăng văn hóa chiến lược được đúc rút trực tiếp từ khái niệm văn hóa chính trị, vì nó là văn hóa chính trị của một quốc gia, xác định những phương pháp tiếp cận an ninh và hòa bình mà quốc gia đó hướng tới? Trả lời được câu hỏi này không phải chỉ bằng một vài bài nghiên cứu khoa học chuyên ngành, cần rất nhiều kiến thức đủ tầm rộng và chuyên sâu từ lý luận đến thực tiễn để luận giải vấn đề. Tác giả cuốn sách đã lựa chọn 6 vấn đề để phân tích, lý giải, đưa ra những minh chứng vững vàng nhằm khẳng định sự đúng đắn trong quan điểm nghiên cứu của mình.

Vấn đề thứ nhất: Văn hóa chiến lược
Vấn đề thứ hai: Ấn Độ từ khi độc lập
Vấn đề thứ ba: Ấn Độ giai đoạn từ năm 1947 đến năm 1991
Vấn đề thứ tư: Ấn Độ sau năm 1991
Vấn đề thứ năm: An ninh nội bộ và vai trò của Nhà nước
Vấn đề thứ sáu: Văn hóa chiến lược với chính sách an ninh quốc gia của Ấn Độ

Các Bậc Chân Sư Yogi Ấn Độ

Quyển hồi ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ. Không phải nó được viết ra bởi một ký giả hay văn sĩ ngoại quốc, mà bởi một tác giả cùng một nòi giống và cùng một nền giáo dục tâm linh với những người mà ông mô tả. Nói tóm lại, đây là một quyển sách của một người Yogi viết về những người Yogi.

Dưới hình thức một truyện tường thuật của một nhân chứng tiết lộ cho chúng ta biết cuộc đời và các quyền năng lạ lùng của những bậc hiền giả của xứ Ấn Độ hiện nay, quyển sách này có một tầm quan trọng rất lớn vượt qua cả thời gian. Độc giả cũng sẽ có dịp thưởng thức những câu chuyện đầy thú vị về cuộc đời của tu sĩ Yogananda mà bản thân tôi từng có hân hạnh được gặp ở Ấn Độ và Hoa Kỳ.

Tự truyện Gandhi

Mohandas Gandhi / Mahatma Gandhi (1869 – 1948), người cha của dân tộc Ấn Độ (Father of the Nation) được biết đến như một trong những nhân vật chính trị có ảnh hưởng nhất thế giới. Tạp chí Time gọi Gandhi là nhân vật nổi tiếng nhất của năm 1930. Vào năm 1999, ông được tạp chí này bầu chọn là “Nhân vật thế kỉ” sau Albert Einstein. Là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với chính sách bất bạo lực và bất hợp tác/bất phục tùng, ông được biết đến như là một vĩ nhân, cống hiến cả cuộc đời cho sự đấu tranh vì quyền bình đẳng của con người.

Kể về cuộc đời của chính bản thân ông từ khi bé đến năm 1920, tự truyện được biết đến như một tác phẩm nổi tiếng nhất của Gandhi về quá trình hình thành nên những triết lý sống, chân lý bất bạo lực, bất hợp tác/bất phục tùng. Ông có niềm tin vững chắc vào nguyên tắc bất bạo động để chống đối lại áp bức và dùng luật pháp quốc tế để tìm đến công bằng – chân lý đã đem lại thắng lợi cho cuộc đấu tranh dành lại độc lập của Ấn Độ và rất nhiều những cuộc đấu tranh bất bạo động khác do ông chỉ đạo trong thế kỷ 20. Những triết lý do ông đưa ra đã gây ảnh hưởng lớn đến các phong trào đấu tranh không chỉ ở Ấn Độ mà cho đến phong trào nhân quyền và đòi tự do trên thế giới như phong trào Vận động quyền công dân tại Hoa Kỳ dẫn đầu bởi Martin Luther King, Jr..

Triệu Phú Khu Ổ Chuột

Sức hấp dẫn của thiên tiểu thuyết này ở chỗ, nó khơi dậy trắc ẩn trong mỗi con người, nó đưa độc giả qua ngõ ngách của những khu ổ chuột tồi tàn, nó kể lại cảnh sống khốn cùng khi người ta đánh mất quyền được tồn tại như một con người, sống trong sự chờ đợi một chiếc xe jeep có thể đến đưa mình đi vì hàng ngàn tội lỗi vô cớ.

Trong bóng tối của xã hội Ấn Độ hỗn tạp, bùng nhùng những nghèo đói, bệnh tật, nhà thổ, giết thuê, mafia ấy, lại có người chiến thắng một trăm triệu rupi trong một chương trình truyền hình nổi tiếng “Ai là triệu phú”: một anh bồi bàn. Ram Mohammad Thomas, cái tên mang trong mình nhiều tôn giáo, phức tạp như chính những biến cố trong cuộc đời mình, đã bị bắt ngay sau khi giành được giải thưởng lớn. Người ta không tin kẻ xuất thân nghèo hèn có thể làm được điều kỳ diệu đến thế. Thực chất, người ta không muốn chi trả cho anh một khoản tiền khổng lồ như vậy, người ta, bao gồm cả cảnh sát – người chấp pháp, người thi hành công lý, đã tra tấn kẻ chiến thắng cùng khổ, chỉ để anh nói rằng: “Tôi đã gian lận”. Câu chuyện sẽ kết thúc nếu không có sự xuất hiện của một nữ luật sư trẻ, tạm thời giải cứu và tình nguyện làm người làm chứng cho câu chuyện thật của cậu.

Những Đứa Con Của Nửa Đêm

Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh quá trình chuyển tiếp của Ấn Độ từ thời thuộc địa Anh sang độc lập rồi tách thành ba quốc gia độc lập Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh. Những đứa con của nửa đêm không phải được viết ra để đọ thật nhanh. Đồ sộ như chính nó, huyền hoặc như chính nó, với một người dẫn chuyện lơ đãng có chủ đích, một lượng từ vựng khổng lồ và vô vàn tham chiếu đến lịch sử cũng như thần thoại của một đất nước thịnh vượng bậc nhất về mặt văn hóa. Cuốn sách làm choáng ngợp ngay cả những người đọc dạn dày. Đây là sự trải nghiệm kỳ thú về tình yêu và mất mát, về những số phận trôi dạt giữa lịch sử đầy bão dông, giữa những nang lực diệu kỳ và phép thuật kỳ diệu như cổ tích.

Dẫn Luận Về Ấn Độ Giáo

Ấn Độ giáo được thực hành bởi khoảng 80% dân số Ấn Độ và khoảng 30 triệu người bên ngoài Ấn Độ. Nhưng Ấn Độ giáo được định nghĩa như thế nào, và tôn giáo ấy có cơ sở là gì? Trong Dẫn luận về Ấn Độ giáo, Kim Knott cung cấp hiểu biết sáng tỏ về những niềm tin của người Hindu, tìm hiểu xem nó đã bị tác động bởi quá khứ và hiện tại như thế nào.

Tác giả đưa ra lời giải thích ngắn gọn về những vấn đề trung tâm của Ấn Độ giáo, như vai trò của các đạo sư và vị thầy đương đại trong quá trình tìm kiếm thành tựu tâm linh; chức năng của Mahabharata và Ramayana – những thánh điển trình bày đấng thiêng liêng dưới hình tướng con người (avatara) để cung cấp hình mẫu ứng xử cho tất cả mọi người, cũng như tập trung vào dharma, bổn phận và trách nhiệm đạo đức thích hợp của mỗi giai cấp. Tác giả cũng xem xét những thách thức đặt ra cho Ấn Độ giáo vào cuối thế kỷ 20 khi nó lan xa ngoài Ấn Độ và những vấn đề liên quan trong xã hội Hindu.

Người Ấn Độ Sự Thật Về Lý Do Tại Sao Thế Kỷ XXI Sẽ Là Thế Kỷ Ấn Độ

Vào thế kỷ XXI, cứ trong sáu người trên thế giới thì sẽ có một là người Ấn Độ. Có thể nói, Ấn Độ nổi lên như một thị trường tiêu dùng lớn thứ hai trên thế giới với số lượng tầng lớp trung lưu mua hàng lên đến hơn nửa tỷ người. Nền kinh tế Ấn Độ hiện đứng thứ tư trên thế giới về sức mua tương đương. Tổng sản phẩm quốc dân của Ấn Độ cũng nằm trong nhóm mười nước hàng đầu thế giới. Nền dân chủ lớn nhất thế giới này là một cường quốc hạt nhân, và luôn tin tưởng vào quyền được sánh ngang hàng với các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Thêm vào đó, những thay đổi đáng kể hiện cũng đang diễn ra trên khắp tiểu lục địa này. Với số lượng người có bằng cấp nhiều hơn toàn bộ dân số của Pháp, Ấn Độ hiện đang đạt được những thành tựu đáng ghi nhận mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Việc xuất khẩu phần mềm ước tính đạt hơn 50 tỷ USD trong vài năm. Cộng đồng người Ấn Độ ở hải ngoại là cộng đồng dân nhập cư lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Cộng đồng người nhập cư Ấn Độ nổi lên như một cộng đồng giàu có bậc nhất ở Mỹ và sự hiện diện của cộng đồng này ngày một gia tăng ở rất nhiều quốc gia bao gồm cả Anh và ở Vùng Vịnh. Muốn hay không thì việc tương tác hay tiếp xúc với người Ấn Độ dưới nhiều hình thức khác nhau là điều rất khó tránh trong thiên niên kỷ mới.

Quan Hệ Việt Nam – Ấn Độ Trên Lĩnh Vực Văn Hóa

Trong mối bang giao hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, nổi lên mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ, mà người đã đặt nền móng vững chắc cho nó không ai khác chính là hai “nhân vật kiệt xuất” đã được UNESCO ghi nhận trong Nghị quyết 24C/18.6 năm 1987 là Hồ Chí Minh và Jawaharlal Nehru. Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỷ người, có nền văn minh sông Ấn (Indus) phát triển rực rỡ cách đây 5.000 năm và là nơi khai sinh ra bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh. Ấn Độ là thuộc địa của thực dân Anh. Còn Việt Nam là thuộc địa của Pháp. Việt Nam đã giành được độc lập với thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai năm sau, vào ngày 15- 8-1947, nước Cộng hòa Ấn Độ được thành lập, đánh dấu đỉnh cao cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Á thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Anh. Cùng cảnh ngộ nước châu Á bị thực dân áp bức, bóc lột, dù thực dân Anh hay là thực dân Pháp, có lẽ vì một phần như thế chăng mà Hồ Chí Minh đã sớm có mối cảm tình đặc biệt với đất nước Ấn Độ.

Có lẽ chưa bao giờ quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ diễn ra tốt đẹp như hiện nay – giữa thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Nền móng vững chắc cho mối quan hệ này do Hồ Chí Minh đặt, xây đắp lúc đầu đã ngày càng được củng cố vững chắc hơn. Hai dân tộc Việt Nam – Ấn Độ đang tiến bước vào những thời kỳ phát triển mới của nhân loại, mà ở đó thời cơ phát triển và thách thức lớn đang đặt ra trong một thế giới cuốn vào dòng xoáy toàn cầu hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà kiến trúc sư vĩ đại cho mối tình hữu nghị giữa Việt Nam – Ấn Độ, mối tình hữu nghị này xứng đáng chiếm một vị trí trang trọng, sâu lắng trong trái tim của nhân dân Việt Nam và nhân dân Ấn Độ các thế hệ kế tiếp nhau.

Hợp Tác Khu Vực Châu Á: Nhân Tố Asean Và Ấn Độ

Trên tay bạn là cuốn sách Hợp tác khu vực châu Á: Nhân tố ASEAN và Ấn Độ của Đại sứ, TS. Tôn Sinh Thành. Ngay từ tên gọi của cuốn sách đã gợi lên nhiều điều suy ngẫm trên cả bình diện lý luận và thực tiễn. Giả dụ như vấn đề “khu vực” hay “khu vực châu Á”, “khu vực ASEAN”… cầm được nhận thức rõ hơn. Trong bối cảnh ngày nay, toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành một xu thế phát triển khách quan và diễn ra ngày càng sôi động, phức tạp, đặt ra không ít vấn đề về mặt học thuật, cần có sự trao đổi để thống nhất về nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Thuật Du Già Ấn Độ

“Thuật Du Già Ấn Độ” giúp độc giả có cái nhìn chi tiết, toàn diện hơn về Yoga, từ lịch sử phát triển, các trường phái đến những phương pháp luyện tập Yoga phổ biến. Qua đây, độc giả cũng được chiêm ngưỡng một bức tranh tổng thể tương đối đầy đủ và khái quát về đất nước, con người và truyền thống văn hóa Ấn Độ – đất nước vốn là cái nôi của Yoga.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

Sách hay nhất của John Maxwell Sách của John Maxwell giúp những ai đang là nhà lãnh đạo hoặc mong muốn trở thành nhà lãnh đạo tài ba có cái nhìn sâu sắc nhất về…
Những quyển sách dạy hòa âm phối khí hay bạn nên tìm đọc Những quyển sách dạy hòa âm phối khí hay chia sẻ các phương pháp hiệu quả trong việc học tập hòa âm, phối khí và ký xướng âm. Tự…
8 cuốn sách hay về bảo hiểm nhân thọ chia sẻ bài học và lời khuyên thực tế 8 cuốn sách hay về bảo hiểm nhân thọ giúp những người đã, đang và sẽ làm nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ thêm tin yêu để gắn…
Back to top button