5 quyển sách hay về Myanmar đầy sinh động và chân thực

5 quyển sách hay về Myanmar phác họa một cách sinh động và chính xác về đất nước, con người và tình hình chính trị ở Myanmar.

Aung San Suu Kyi – Sợ Hãi & Tự Do

Aung San Suu Kyi – Sợ Hãi & Tự Do

Aung San Suu Kyi đã nhận được Giải Nobel Hoà bình và giờ đây đang nhận được sự thừa nhận rộng rãi của quốc tế vì sự nghiệp đấu tranh của bà chống lại chế độ độc tài, đòi tự do và phẩm giá. Bà là người nhận giải xứng đáng nhất. Bà đã phát biểu rõ ràng và nhất quán về vấn đề tự do và dân chủ. Bà đã từ chối để không bị mua chuộc, đổi sự im lặng để lấy sự tại đào ở nước ngoài. Trong cảnh bị quản thúc tại nhà, bà vẫn sống trong sự thành thật.

Bằng cách dâng hiến đời mình cho cuộc đấu tranh vì nhân quyền và dân chủ ở Miến Điện. Aung San Suu Kyi không chỉ nói lên tiếng nói vì công bằng cho chính đất nước mình, mà còn cho tất cả những ai muốn được tự do lựa chọn lấy định mệnh cho mình. Chừng nào mà cuộc đấu tranh cho tự do còn cần được đấu tranh trên khắp thế giới, chừng ấy những tiếng nói như của Aung San Suu Kyi sẽ vẫn còn là lời hiệu triệu cho sự nghiệp này. Dẫu tiếng gọi tự do đến từ Trung Âu, Nga, Châu Phi hay Châu Á, nó cũng đều mang âm hưởng chung: mọi người đều phải được đối xử bằng phẩm giá, tất cả mọi người đều cần được hy vọng .

Aung San Suu Kyi được coi là biểu tượng của sự đấu tranh cho tự do và hoà bình. Là một người phụ nữ Miến Điện đã kế thừa ở người cha kính yêu (Aung San) những đức tính của một vị anh hùng dân tộc, bà noi theo tinh thần cao thượng và tấm lòng vị tha của Nelson Mandela. Bà đã chứng minh cho phe đối lập thấy được ý chí kiên cường, nghị lực mạnh mẽ, tinh thần đấu tranh quyết liệt và khát vọng tự do cho quê hương mến yêu. Mặc dù bị bắt giam tại nhà (20-7-1989), bị cách li khỏi gia đình và thế giới bên ngoài, nhưng bà không hề nao núng, run sợ mà vẫn quyết tâm, nỗ lực tìm cách liên hệ với người thân và những cộng sự của mình để đấu tranh giành tự do và dân chủ không chỉ cho nhân dân Miến Điện mà cho toàn thể nhân dân trên thế giới.

Bà đã giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc bầu cử năm 1990, mặc dù lúc ấy bà vẫn còn bị giam giữ. Điều này đã chứng minh rằng, tự do, công bằng và chính nghĩa tất yếu sẽ chiến thắng. Với tinh thần yêu chuộng sự đối thoại và hoà giải, bà sẵn sàng cộng tác để hàn gắn vết thương cho quê mẹ của mình, đem lại tự do, công bằng, niềm vui và phẩm giá cho đất nước mình.

Đông Nam Á – Những Điều Tuyệt Vời Bạn Chưa Biết!! – Myanmar – Hãy Bắt Đầu Hành Trình

Đông Nam Á – Những Điều Tuyệt Vời Bạn Chưa Biết!! – Myanmar – Hãy Bắt Đầu Hành Trình

Các bạn đã biết những gì về đất nước Myanmar nhỉ? Về vị trí, diện tích, hình dáng đất nước trên bản đồ thế giới; đặc điểm địa lý tự nhiên; kinh tế, văn hóa, lịch sử như thế nào; kiến thức pháp luật; dân số ít hay nhiều; có bao nhiêu thành phố và tỉnh trên khắp cả nước; con người và bản sắc dân tộc ở các vùng miền có gì đặc trưng và thu hút, các địa điểm du lịch hấp dẫn… Những kiến thức tưởng chừng rất phức tạp đó sẽ có đủ trong cuốn sách Brunei – Trái tim xanh của Borneo, Vương quốc của những báu vật… này.

Bộ sách bách khoa tri thức tranh màu đẹp mắt, kiến thức đáng tin cậy và trình bày khoa học này không chỉ bồi dưỡng kiến thức mà còn kích thích sự tìm tòi khám phá, nuôi dưỡng đam mê du lịch trải nghiệm trong tương lai của các bạn đấy.

Bên cạnh đó, hãy đọc trọn bộ sách Đông Nam Á – Những điều tuyệt vời bạn chưa biết (11 tập) để hiểu hơn và yêu hơn cả khu vực Đông Nam Á mà chúng ta đang sống nữa các bạn nhé.

Từ Burma Đến Myanmar – Con Đường Gian Truân Đi Đến Tự Do

Từ Burma Đến Myanmar – Con Đường Gian Truân Đi Đến Tự Do

Birma, Burma, Myanmar – một đất nước có nhiều tên gọi, cũng như có nhiều gương mặt, Myanmar đóng chặt cửa suốt nửa thế kỷ, dưới một chính quyền độc tài quân sự tàn bạo, lại đang bắt đầu mở ra một trang mới cho nền thịnh vượng và phát triển. Christoph Hein và Udo Schmidt, phóng viên của Nhật báo phổ thông Frankfurt và thông tín viên của Đài phát thanh ARD, đã cho người đọc thấy thêm một góc nhìn về Myanmar. Họ thực hiện các cuộc phỏng vấn với Aung San Suu Kyi – chân dung biểu tượng dân chủ toàn cầu, người được trao tặng giải Nobel Hòa bình; giới tăng lữ, trùm ma túy, những người nổi loạn đường phố, các Bộ trưởng, các nhà đầu tư,… của Myanmar. Cuốn sách vẽ ra một bức tranh phức tạp, nhiều màu sắc, đại diện cho nhiều xu hướng chính trị – xã hội – kinh tế phức tạp đang chuyển động và tìm cơ hội đổi mới ở Myanmar.

Kết lại, bên cạnh những dự định chính trị hay những lợi ích kinh tế, là cuộc sống cần đến ánh sáng của Nhân dân Myanmar. Họ cần một tương lai, tương lai ấy được kỳ vọng là sẽ xứng đáng với lịch sử khổ đau và đất nước giàu có của họ.

“Chỉ bằng những chương sách ngắn gọn, các tác giả đã phác họa một cách sinh động và chính xác những sự kiện và tình hình chính trị ở Myanmar. Một cuốn sách làm lan tỏa niềm say mê với Myanmar, của ngõ huyền bí bước vào Đông Nam Á.” – Britnies

Miến Điện đất nước hình ngọn lửa

Miến Điện đất nước hình ngọn lửa

Nhà văn Hồ Đắc Túc, sau những chuyến đi đến Miến Điện, lần đầu vào năm 2009, lần gần đây vào dịp Tết Giáp Ngọ, 2014, đã viết nên cuốn sách “Miến Điện – đất nước hình ngọn lửa”.

Ông đi trước hết với tư cách một nhà nghiên cứu Phật giáo và một Phật tử thuần thành hướng về một trong những vùng đất Phật vĩ đại: “Tôi ngồi dưới chân tượng [Phật Thích ca] không biết bao lâu, lòng đầy cảm xúc. Phật đã dừng chân nơi đây trong chặng đường hoằng pháp, lúc đó ở đây ra sao?”

Nhờ tác giả có cái thân nhẹ tênh ngồi lâu đến quên cả thời gian và cái trí sâu sắc tự đặt ra cho mình câu hỏi lạnh buốt như vậy mà chúng ta có cả một cuốn sách cung cấp một toàn cảnh về lịch sử Phật giáo ở Miến Điện: từ những câu chuyện có thật như “con đường tới chùa mà phụ nữ Miến bán tóc lấy tiền sửa chữa”, “những cái tháp đại hộ pháp”, “ngôi chùa không thể không viếng Kuthodaw, được coi là Cuốn Sách Lớn Nhất Thế Giới”, đến những huyền thoại như “ngôi chùa Shweyattaw do vua Mindon xây mà tương truyền Phật Thích Ca và A Nan đã đặt chân đến” đến “truyền thuyết nói khi Phật qua bang Arakan (Rakhine) giáp ranh Ấn Độ bây giờ, đệ tử xin tạc tượng bằng vóc dáng thật của ngài để thờ” và “Magway nơi có hai dấu chân của Phật lưu lại, một dưới sông và một trên núi.”

Tác giả đã “lang thang một mình qua hàng trăm hang động, [… và] hiểu hết vẻ đẹp và lịch sử của cụm hang Pho Win với bốn trăm ngàn tượng và hình Phật tạc trong các hang động đủ cỡ dưới và trên sườn núi, chưa kể không biết bao nhiêu là tranh tường (murals) mà hơn một nửa còn nguyên vẹn, không bị phai nhạt như ở Bagan”, đã leo “lên đỉnh đồi Po Kaung viếng chùa Lay Kyan Sakyar, nơi tôn trí tượng Phật cao nhất thế giới.”

Đi, ai cũng có thể đi. Nhưng để đi xa sâu và gặt hái đầy tay như tác giả, cần phải có một cái la bàn tinh thần đủ nhạy bén và một hành trang nội tâm đủ sốt sắng. Cuộc hành trình này, và đặc biệt là cuốn sách này chắc chắn đã được thực hiện bởi một người khiêm tốn mà thâm trầm, một tâm hồn luôn giữ được sự hồn nhiên dù đã nhiều lăn lộn từng trải trong đời, một ngòi bút vừa tài hoa vừa nghiêm xác.

“Đây thực sự là cuốn cẩm nang du lịch đầu tiên cho những ai muốn đến Miến Điện, do một người Việt Nam viết ra. Hoặc nếu cần, nó có thể là cuốn sách bạn đường cho những người có khuynh hướng tôn giáo và tâm linh.” (trích Lời mở đầu của nhà văn – dịch giả Mai Sơn)

Thư Gửi Từ Miến Điện

Thư Gửi Từ Miến Điện

Thư Gửi Từ Miến Điện là tập hợp các bức thư đáng nhớ Aung San Suu Kyi viết và gửi đăng trên tờ nhật báo Mainichi Shinbun của Nhật Bản trong khoảng từ tháng 11 năm 1995 đến cuối năm 1996 – quãng thời gian bà được tương đối tự do sau nhiều năm bị quản thúc.

Cuốn sách là lời bộc bạch của chính tác giả về đất nước và con người Miến Điện, vùng đất xinh đẹp trong các mùa các tháng, các lễ hội, các phong tục truyền thống đa sắc, là lời tôn vinh những quân nhân quả cảm, các học giả, diễn viên và những người dân mạo hiểm cuộc sống của chính họ để ủng hộ cho lý tưởng nhân dân được làm chủ, được quyền bình đẳng… Những bức thư này đã thay bà và hàng triệu người dân Miến vượt ra khỏi biên giới quốc gia, nói lên tiếng nói của chính họ với cộng đồng quốc tế đang quan tâm tới tình hình chính trị nội bộ của Miến Điện.

Những lá thư còn khiến độc giả hiểu được những gì Aung San Suu Kyi phải đánh đổi khi đấu tranh cho tự do của Miến Điện, và rằng chính tình yêu quê hương tha thiết đã giúp bà vững tin trên con đường đấu tranh ôn hòa.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

5 quyển sách hay về phố cổ Hà Nội giàu ký ức và cảm xúc 5 quyển sách hay về phố cổ Hà Nội tái hiện trong lòng bạn đọc một Hà Nội mà chúng ta đã biết, và cả một Hà Nội mà…
Những cuốn sách dạy sửa điều hòa hay, đơn giản và dễ hiểu Những cuốn sách dạy sửa điều hòa hay giúp bạn đọc hiểu rõ về các loại điều hòa, kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa. Sửa Chữa Máy Lạnh Và…
Những cuốn sách hay về Alan Turing thiên tài mật mã của nhân loại Những cuốn sách hay về Alan Turing giúp bạn hiểu thêm về cuộc đời và đóng góp to lớn của Alan Turing, thiên tài toán học, nhà giải mật…
Back to top button