Sách hay nhất của Lev Tolstoy

Tác giả Lev Tolstoy, nhà văn Nga nổi tiếng. Sách của Lev Tolstoy chứa đầy trí tuệ, và cuộc đời của tác giả là một ví dụ điển hình về cách sống yêu thương và hòa bình.

Sách hay nhất của Lev Tolstoy

Anna Karenina

Anna Karenina

Anna Karenina (tiếng Nga: Анна Каренина, đọc là An-na Ca-rê-nhi-na) là một tiểu thuyết của nhà văn Nga Lev Nikolayevich Tolstoy, được đăng tải nhiều kỳ trên tờ báo Ruskii Vestnik (tiếng Nga: Русский Вестник, “Người đưa tin”) từ năm 1873 đến năm 1877 trước khi xuất bản thành ấn phẩm hoàn chỉnh.

Anna Karenina được xem như là một đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Nhân vật chính trong truyện Anna Karenina được Tolstoy sáng tác dựa vào Maria Aleksandrovna Hartung, người con gái lớn của đại thi hào Aleksandr Sergeyevich Pushkin. Sau khi gặp cô ở một bữa ăn tối, ông bắt đầu đọc truyện viết dở dang của Puskin: Những người khách họp mặt trong biệt thự, Tolstoy nảy ra ý định viết Anna Karenina.

Theo một cuộc thăm dò gần đây, dựa trên ý kiến của 125 nhà văn nổi tiếng đương thời, tiểu thuyết Anna Karenina là tác phẩm có số phiếu bầu cao nhất trong danh sách 10 tác phẩm vĩ đại nhất mọi thời đại.

Chiến Tranh Và Hoà Bình

Chiến Tranh Và Hoà Bình

“CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH” – đại tiểu thuyết của đại văn hào Lev Tolstoy – sớm vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ để được thế giới thừa nhận là thiên tiểu thuyết vĩ đại nhất mọi thời đại bởi những vấn đề lớn lao của cả nhân loại hiện lên sinh động và xúc động qua từng từ, từng câu bởi ngòi bút nghệ thuật trác việt của tác giả.

“CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH” đã có ảnh hưởng lớn lao đối với sự phát triển của văn học Xô Viết và Tây Âu nói riêng, văn học thế giới nói chung. Bởi từ khi ra đời tới nay, bộ tiểu thuyết đã được xuất bản hàng nghìn lần bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.

Suy Niệm Mỗi Ngày

Suy Niệm Mỗi Ngày

Công trình trọng yếu cuối cùng của Tolstoy: Tầm quan trọng, lịch sử hình thành và phát triển, và thông điệp chủ yếu của nó.

The Thoughts of Wise Men (Minh triết của Hiền nhân) là công trình cuối cùng của Lev Tolstoy, công trình mà ông yêu mến hơn tất cả những tác phẩm khác, và ông xem nó là đóng góp quan trọng nhất của  ông cho nhân loại. Trong tác phẩm này, Tolstoy chắt lọc và trình bày minh triết tâm linh của nhiều dân tộc, nền văn hóa và giai đoạn lịch sử, để tạo ra một tác phẩm độc đáo, vô song, so với bất cứ cái gì khác trong nền văn học thế giới. Để biên soạn công trình này, ông đã thu góp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Những thánh điển, những tôn giáo chủ chốt, những hệ thống triết học lớn, và những tác phẩm văn học của hơn ba trăm trong số những tác giả ưa thích của ông. 

Tolstoy dành 8 năm cuối cùng của đời mình cho dự án này, mà thành hình như là một “bộ ba”, phát triển dần qua dăm bảy lần hiệu đính:

1. The Thoughts of Wise Men (Minh triết của Hiền nhân, 1903).
2. A Circle of Reading (Một chu kỳ đọc, 1906), xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Anh năm 1997 – Nhà xuất bản Scribner, dưới nhan đề A Calender of Wisdom (Lịch Minh triết). 
3. Wise Thoughts for Every Day, hay For Every Day1 (Minh triết cho mỗi ngày, hay Cho mỗi ngày, 1909), mới được phát hiện ra gần đây tại Nga, và bây giờ được xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên. 

– trích Lời giới thiệu

——

Lời tác giả

Cuốn sách này, Suy niệm mỗi ngày, được viết trong cùng một thể cách như, và tương tự với cuốn sách trước đây của tôi, Một chu kỳ đọc (Lịch Minh triết – theo bản dịch tiếng Anh). Nó gồm có một bộ sưu tập những tư tưởng cho mỗi ngày của năm.

Sự khác biệt chủ yếu giữa cuốn này và cuốn trước là: Những tư tưởng trong tập này được sắp xếp, không phải tình cờ ngẫu nhiên như cuốn trước đây, mà theo một hệ thống có logic. Từ tháng này sang tháng kia, những ý tưởng hằng ngày theo sau một chuỗi nối tiếp đặc thù, mỗi ý tưởng có ý nghĩa trong quan hệ với ý tưởng đi trước nó. Do vậy, những ngày được nối kết với nhau. Thêm nữa, mỗi và mọi tháng bao gồm một quan điểm triết lý đặc thù, mà có thể được dùng để hướng dẫn những hành động của chúng ta. Cái quan điểm này được minh họa với những ý tưởng của những tư tưởng gia cổ xưa và hiện tại, từ những dân tộc khác nhau.

Tên của những nhà tư tưởng – mà từ họ tôi đã vay mượn những ý tưởng – được ghi ra ở đây. Tuy nhiên, nhiều trong số những ý tưởng được thay đổi và hay được rút ngắn, như thế phản ánh những cách thức mà tôi đã hiểu chúng. Những ý tưởng không ghi tên tác giả, là của chính tôi.

Tôi hy vọng người đọc cuốn sách này sẽ trải nghiệm cùng cái cảm xúc từ ái và thăng hoa mà tôi đã trải nghiệm trong khi làm việc để biên soạn nó. Cảm xúc đó vẫn tiếp tục, một cách lặp đi lặp lại, khi tôi đọc lại nó mọi ngày.

– Lev Tolstoy

Phục Sinh

Phục Sinh

Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng đầy đủ và hệ thống nhất ước vọng và lòng nhiệt tâm, triết lý đạo đức của Tonstoy. Sách kể câu chuyện của một vị quý tộc tìm cách chuộc lại lỗi lầm phạm phải của mình từ nhiều năm trước và gửi gắm những ước muốn, quan điểm sống mới của Tolstoy về tình yêu cuộc sống. Maksim Gorky từng kể rằng Tolstoy đã bật khóc ngay trước mặt Gorky và Chekhov khi đọc phần kết của tác phẩm này. Sau tác phẩm lớn ấy Tonstoy chuyển phần lớn sáng tác cuối đời mình cho mảng truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn viết cho trẻ em. Một số truyện ngụ ngôn của ông phỏng theo ngụ ngôn Ê dốp và từ truyện Hindu. Một tiểu thuyết ngắn khác, Hadji Murat, được xuất bản đồng thời vào năm 1912.

Phục sinh là câu chuyện tình đầy nước mắt và cả những sai lầm của hai nhân vật chính Nekhlioudov và Maslova.

Nekhlioudov, thuở còn sinh viên tâm hồn trong trắng về quê nghỉ hè nhà bà dì, gặp Katioucha (Maslova), một mối chân tình chớm nở. Mấy năm sau vào quân đội, trở thành sĩ quan Ngự Lâm quân chỉ còn biết phục vụ cho lá cờ, danh dự tiểu đoàn… được phép dùng bạo lực, bắn giết, con người trở nên ích kỷ. Nekhlioudov theo bạn đi ăn chơi sa hoa, xài tiền phung phí, tiệc tùng tại những nhà hàng sang trọng. Sau một thời gian, co người chàng đã hoàn toàn đổi khác, chàng đã dụ dỗ và phá hoại cuộc đời nàng Katioucha.

Nekhlioudov từ một thiếu nữ ngây thơ trong trắng, thế rồi tai hoạ tới, nàng bị chàng sở khanh phá hoại cuộc đời… Cuộc đời chìm nổi. Dần dần cô ta hút thuốc, uống rượu cho quên cuộc đời bạc bẽo ba chìm bẩy nổi này, một hôm bị một bà chủ chứa gái hạng sang dụ dỗ, Maslova sa ngã trả thù đời, sống bẩy năm tại nhà chứa này thì vướng vào vòng tù tội. Hai người bồi khách sạn bỏ thuốc độc vào ly bảo Maslova đưa cho người khách uống, họ nói là thuốc ngủ, nàng tin vậy nên cuối cùng bị truy tố ra toà tội giết người.

Rồi mười hai năm sau khi ngồi trên ghế phụ thẩm, họ đã gặp lại nhau. Nekhlioudov vô cùng xót xa ân hận, ra sức cứu Maslova thoát vòng tù tội và xin kết hôn với nàng để chuộc lỗi xưa. Nekhlioudov cũng xả thân làm việc nghĩa, tranh đấu cứu giúp nhiều người tù tội nạn nhân của chế độ Nga Hoàng. Chàng nay đã trở thành con người cao thượng, hy sinh tất cả, từ bỏ ruộng đất thừa hưởng gia tài của mẹ, của bà cô để chia cho nông dân. Chàng đã đi theo đoàn tù suốt cuộc hành trình để chăm lo cho Maslova và những người bạn mới. Cuối cùng khi Maslova từ chối sự hy sinh của Nekhlioudov, chàng đã tìm ra cuộc sống mới, một cuộc đời đạo đức qua Kinh thánh. Con người của chàng, tâm hồn chàng đã sống lại.

“Phục sinh” chính là sự tái sinh của hai tâm hồn đã từng vấp ngã, là sự giằng co giữa cái hướng thiện và cái tôi ích kỉ, sai trái.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

Sách hay nhất của Georges Ohsawa Tác giả Georges Ohsawa, chuyên viết về chế độ ăn thực dưỡng. Sách của Georges Ohsawa mang nhiều giá trị về triết học, thực dưỡng và lối sống lành…
Sách hay nhất của Henry Kissinger Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Sách của Henry Kissinger chủ yếu viết về chính trị và ngoại giao quốc tế. Sách hay nhất của Henry Kissinger Trật…
Sách hay nhất của Sigmund Freud Sigmund Freud (1856-1939). Là người tiên phong trong nghiên cứu tâm lý học, tâm thần học và phân tâm học. Khám phá quan trọng nhất của ông là khám…
Back to top button