9 cuốn sách hay về Khổng Tử xoay quanh các tư tưởng, triết lí của ông được người đời ngưỡng mộ, là nguồn tư liệu quý dành tặng cho những người yêu văn hóa phương Đông.
Khổng Tử Tinh Hoa
Khổng Tử và học thuyết Nho gia có ảnh hưởng rất lớn đối với các nền văn hóa Á Đông, trong đó có Việt Nam. Bao nhiêu thế hệ trí thức Việt Nam đã tiếp thu và ứng dụng triết lý của ông. Còn ngày nay, sự minh triết trong tư tưởng Khổng Tử có thể giúp gì cho chúng ta khi đối diện với vô số vấn đề của cuộc sống hiện đại?
Vu Đan, với niềm say mê và am hiểu về Khổng Tử cộng với tầm nhìn của một nhà nghiên cứu thông thái, đã làm cho mọi người sững sờ khi vén mở những bí mật ẩn chứa trong tư tưởng Khổng Tử. Đó là những bí mật có thể giúp ta đứng vững trong thực tại, hiểu được thế giới sôi động mà chúng ta đang sống, giúp ta tận hưởng một cuộc đời phong phú và trọn vẹn.
Giản dị, trực tiếp và hứng khởi, bà gạt bỏ cách tiếp cận sùng kính của các học giả khác và cho thấy những chân lý mà Khổng Tử giới thiệu với chúng ta luôn là những chân lý dễ nắm bắt nhất, chỉ cho chúng ta một cách sống hạnh phúc theo đúng nhu cầu tinh thần của mình.
Những gì chúng ta có thể học hỏi từ Khổng Tử hôm nay không phải là môn “Khổng học” do Hán Vũ Đế lập ra; không phải là “Khổng giáo” long trọng, cao quý, nặng nghi thức bên cạnh Đạo giáo và Phật giáo; cũng chẳng phải học thuyết Khổng Tử của các học giả, đầy luận chứng sâu xa và mang tính bác học khuôn phép mà là những bài học, những chân lý giản dị mà mỗi người tâm đắc và đều có thể tiếp nhận.
Những chân lý đó đi vào lòng người tự nhiên nhất như chính là tiếng gọi từ bên trong tâm tưởng của mỗi chúng ta. Dù thời gian trôi qua và thế giới có đổi thay thế nào đi nữa thì những giá trị tinh túy nhất của Khổng Tử luôn mãi sống với thời gian.
Khổng Tử Tâm Đắc
Sống trong cục diện nhiễu nhương của xã hội cuối thời Xuân Thu, trước thực tế con người chỉ biết nháo nhào chạy theo “lợi kỷ” và những dục vọng vật chất thấp hèn, Khổng Tử đã nêu ra mỹ học về chữ “thiện”, về lòng nhân, theo ông chỉ có chữ “nhân” mới có thể cứu vãn xã hội Xuân Thu, cứu vãn nhân loại. Bản thân Khổng Tử cũng từng nói rằng: “Nhân ái có cách xa chúng ta lắm không? Chỉ cần chúng ta muốn đạt đến điều nhân ái, nhân ái sẽ đến bên cạnh chúng ta”.
Đạo nhân ái, nói cho cùng chính là lòng yêu người, là yêu cầu mỗi người phải hòa chung nhịp đập của trái tim mình vào nhịp đập chung của trái tim nhân loại, thế nhưng cũng chính điểm này đã đem đến cho khái niệm một tầm bao quát cực kỳ rộng lớn. Nhìn lại lịch sử, tính từ khi học thuyết của Khổng Tử ra đời cho đến tận ngày nay, người Trung Quốc, thậm chí cả các học giả nước ngoài chưa bao giờ ngừng việc tìm hiểu về chữ nhân.
Tác giả Yu Dan đi từ việc đọc Khổng Tử, nghiền ngẫm Khổng Tử cho đến giảng về Khổng Tử (Luận ngữ tinh hoa), thế nhưng phải chờ đến khi có tuổi, sau khi đã chuyển hẳn sang nghiên cứu Trang Tử, bà mới ngộ ra rằng, có quá nhiều thứ, bao gồm cả điều quan trọng nhất trong hệ thống mỹ học của Khổng Tử, tức đạo nhân, vẫn chưa từng được đề cập.
Khổng tử tâm đắc của Yu Dan gồm bảy chương, trong đó đạo nhân ái được xếp sau cùng, các nội dung được xếp giảng trước như hiếu kính, trí tuệ, học tập, thành tín, trị thế, trung thứ đều là những bước cần thiết, tạo cơ sở vững chắc để tác giả giảng về đạo nhân. Thậm chí, hoàn toàn có thể nói, năm chương đầu của sách thực ra chỉ là những biểu hiện cụ thể của đạo nhân.
Từ khi được phát sóng trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc và được xuất bản thành sách, những bài giảng của Yu Dan luôn nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt từ phía khán thính giả và độc giả, bao gồm cả đối tượng là người nước ngoài. Với phương châm cùng chia sẻ tinh hoa tri thức nhân loại, chúng tôi trân trọng giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam cuốn sách Khổng Tử tâm đắc, hy vọng quý vị sẽ tìm thấy thật nhiều những điều tâm đắc khi đọc xong quyển sách này.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Phức
Đàm Đạo Với Khổng Tử
Khổng Tử được suy tôn là nhà sáng lập Nho giáo – thường được người Trung Quốc thời đó tin theo như một tôn giáo – đồng thời Khổng Tử cũng được thế giới ngày nay biết đến như một giảng sư và triết gia lỗi lạc của văn hóa phương Đông.
Trải qua nhiều thế kỉ, bối cảnh kinh tế – chính trị – xã hội thế giới đã có nhiều thay đổi nhưng những triết lí của Khổng Tử lúc sinh thời vẫn khiến nhiều thế hệ độc giả yêu thích và muốn tìm hiểu.
Hiếu Kinh
Học thuyết Khổng giáo luôn thiên về thực tiễn và lấy đạo NHÂN làm chủ yếu. Mà Nhân là long thương yêu bao la rộng lớn, bao trùm lên cả vạn vật. Người có đạo nhân là người có tình cảm và thành thực, nhưng tình thương ấy bắt nguồn từ bản thân đến gia đình, vì “ theo lẽ thường, thì cha mẹ, anh em, chị em là người thân thiết nhất., tất ta phải kính yêu, rồi đối với người ngoài mới có long trung thứ, từ ái được. Nếu ở với cha mẹ, an hem mà không kính thuận, chứng tỏ tình cảm của ta quá ư bạc bẽo.
Hiếu kinh được đặt thành kinh, đủ thấy tính chất của hiếu vô cùng trọng đại, hiếu không còn hạn hẹp trong vẫn đề “ tận tâm phụng dưỡng phụ mẫu”…..
Khổng Tử – Nguyễn Hiến Lê
Triết thuyết nào cũng chỉ để giải cứu cái tệ của một thời thôi.
Muốn đánh giá một triết thuyết thì phải đặt nó vào thời của nó, xem nó giải quyết được những vấn đề của thời đó không, có là tiến bộ so với các thời trước, một nguồn cảm hứng cho các sau không. Và nếu sau mươi thế hệ, người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí con người được nâng cao thì phải coi nó là một công hiến lớn cho nhân loại rồi.
Giá trị của học thuyết Khổng Tử là ở đó.
(Lời dẫn)
Khổng Tử – Tinh Hoa Trí Tuệ Qua Danh Ngôn
Nếu bạn đọc xong quyển sách này, bạn sẽ thấy đây không phải là một thư tịch nhằm nghiên cứu thảo luận về phương diện nghĩa lý văn chương của Luận ngữ. Đây là một cuốn sách mà ai cũng có thể đọc và hiểu, thậm chí bạn cũng có thể năng quan sát, năng đọc viết, năng bắt chuyện với mọi người hoặc viết ra những mẩu chuyện nhỏ từ cuộc sống, từ cảm xúc của chính mình, bạn sẽ có được những gợi ý lớn.
Cho nên, tác giả động viên mỗi chúng ta dù bận thế nào, dù mệt đến đâu cũng nên dành một ít thời gian làm bất cứ việc gì mà bạn thích và xem đó là giải pháp bạn đang yêu lấy mình. Bạn làm gì cũng được, chẳng hạn như tự nói chuyện với mình, hoặc nghĩ lại hôm nay đã xảy ra việc gì? Nên cảm ơn những ai?… Hoặc viết ra những cảm giác, cảm xúc ấy không phải để cho người khác xem mà là cho chính mình.
Sinh mệnh đáng quý biết bao, thế giới cũng đẹp biết bao, những trong cái đẹp đó vẫn còn một số khiếm khuyết. Nhưng nếu bạn chỉ cần hiểu rằng khi bạn dùng trí tuệ để đối mặt với nó, để giải quyết nó, tự nhiên bạn sẽ hóa giải được những điều không hoàn mỹ này.
Trong Khổng Tử – Tinh hoa trí tuệ qua doanh ngôn chứa đựng nhiều trạng thái nhân sinh. Đó là những mẩu chuyện nhỏ, cũng như những câu cách ngôn của Khổng Tử là tinh hoa trong Luận ngữ sẽ đại diện cho bài ca sinh mệnh, đương nhiên điều tác giả chờ đợi chính là bài ca sinh mệnh của bạn sẽ tiếp tục ngân vang.
Trí Tuệ Khổng Tử
Khổng Tử được coi là bậc thánh nhân đạt dến trình độ tư tưởng vĩ đại và thế giới tinh thần phong phú. Ông là nhà triết học, nhà tư tưởng và nhà giáo dục lớn của nước Trung Hoa cổ đại. Các tác phẩm của chính ông cùng với nhiều tác phẩm của các thời đại viết về Khổng Tử cũng như học thuyết của ông xưa nay đã có nhiều và khá quen thuộc với đông đảo bạn đọc Việt Nam.
Trí Tuệ Khổng Tử sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu triết lý của Khổng Tử với nhiều góc độ khác nhau. Cuốn sách phân tích sâu sắc về vị “vạn sư thế biểu” Khổng Tử, người đã sáng lập nên học phái Nho gia, một nhà tư tưởng kiệt xuất có ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Trung Quốc cũng như các xã hội phương Đông.
Nội dung của cuốn sách được chia thành những phần chính: Khổng Tử bình sinh (cuộc đời của Khổng Tử), Đạo lý về an mệnh, Đạo lý giúp đời, Đạo làm chính trị, Đạo trị học, Đạo ngao du. Được sưu tầm từ nhiều tư liệu cổ – kim, kết hợp với một số truyện ngụ ngôn để biên soạn thành từng câu chuyện kèm lời bình, cuốn sách hứa hẹn sẽ làm phong phú thêm kiến thức của bạn đọc về con người Khổng Tử.
Khổng Tử Truyện
Khổng Tử (551 – 497 TCN) là nhà tư tưởng, nhà văn hóa, nhà giáo dục nổi tiếng Trung Hoa. Ông là người sáng lập Nho giáo.
“Trong thiên hạ các vua chúa và người tài giỏi rất nhiều, khi sống thì vinh hiển, nhưng lúc chết là hết. Khổng Tử là một người áo vải vậy mà truyền hơn mười đời, các học giả đều tôn làm thầy, từ thiên tử tới vương hầu ở Trung Quốc hễ nói đến lục nghệ đều lấy Khổng Tử làm tiêu chuẩn. Có thể gọi là bậc Chí Thánh vậy”. – Tư Mã Thiên
Tác phẩm “Khổng Tử truyện” của Khúc Xuân Lễ khắc họa toàn diện và sinh động hình ảnh một triết gia vĩ đại có tầm ảnh hưởng mãnh liệt đối với tư tưởng và văn hóa phương Đông. Con người Khổng Tử hiện lên với đầy đủ cung bậc tình cảm, với những khao khát yêu thương, những dằn vặt, nghĩ suy phức tạp… Đó chính là một Khổng Tử gần gũi, dung dị, đáng trân trọng.
Cuốn sách này sẽ khích lệ và chỉ đường cho chúng ta biết sống yêu thương, hết lòng gìn giữ hạnh phúc gia đình; tự nguyện học tập, làm việc vì một quê hương, đất nước tiến bộ và thanh bình; mong ước và vững tin xây dựng một thế giới không còn chết chóc, khổ đau cùng cực… Có chăng, cuộc đời con người sẽ thanh cao, đẹp đẽ khi mỗi người hãy sống đúng bổn phận của mình, để cho chữ nhân được tỏa sáng, cảnh giác những suy tính xấu xa, thoát khỏi những cám dỗ, dối gian…
Tinh Hoa Trí Tuệ Khổng Tử
“Tinh hoa trí tuệ Khổng Tử” là một tác phẩm xuất sắc của học giả Lâm Ngữ Đường. Cuốn sách phân tích sâu sắc về vị “vạn sư thế biểu” Khổng Tử, người đã sáng lập nên học phái Nho gia, một nhà tư tưởng kiệt xuất có ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Trung Quốc cũng như các xã hội phương Đông.
Với nhận thức và hiểu biết sâu sắc về Khổng Tử, ngoài việc lược thuật và trình bày tinh hoa của “Tứ thư” (Luận ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh tử) là nền tảng của Khổng học, trong cuốn sách này, Lâm Ngữ Đường còn đưa ra những nhận xét độc đáo, tinh tế về tính cách của Khổng Tử thể hiện trong kinh điển Nho giáo.
Cùng danh mục: