Sách hay nhất của Natsume Soseki

Tác giả Natsume Soseki, nhà văn Nhật Bản nổi tiếng. Sách của Natsume Soseki gắn liền với hình tượng con người, văn hóa và lịch sử Nhật bản. Ngôn ngữ tác phẩm của ông rất tinh tế và sâu cay.

Sách hay nhất của Natsume Soseki

Từ Dạo Ấy

Từ Dạo Ấy

TỪ DẠO ẤY được xếp hạng là một trong những tiểu thuyết sâu sắc và gây xúc động nhất của Natsume Soseki.

Câu chuyện được kể trong bối cảnh đất nước Nhật Bản sau thời kỳ chuyển giao giữa chế độ Mạc phủ và Duy Tân Minh Trị, khi văn minh của Tây phương đang len lỏi vào từng ngõ ngách trong đời sống. Daisuke – cậu ấm vô dụng của một gia đình giàu có, được học hành đàng hoàng, nhưng sau khi tốt nghiệp thì không chịu đi làm, vẫn ăn bám gia đình.

Bước qua tuổi ba mươi, Daisuke không sự nghiệp, không vợ con, cuộc sống của anh là dành trọn thời gian cho việc lang thang vô định cùng những thú vui phù phiếm, anh thờ ơ với hết thảy, cho tới khi anh gặp lại người bạn thân thời đại học và tình yêu đầu đời của mình, Daisuke buộc phải thực hiện công cuộc tìm kiếm bản thân một cách rốt rá Bi kịch của Daisuke không chỉ là sự giằng xé giữa hèn nhát và dũng cảm, giữa tự do cá nhân và trách nhiệm xã hội, mà còn là cuộc đối chọi giữa lề lối tập tục cổ xưa và lý tưởng văn minh tân tiến.

Cỏ Ven Đường

Cỏ Ven Đường

Natsume Sōseki (1867 – 1916), là “một trong ba trụ cột của văn học hiện đại Nhật Bản” bên cạnh Mori Ōgai và Akutagawa Ryunosuke. Nổi tiếng vì thuộc thế hệ trí thức tinh hoa Nhật Bản trong thời kỳ Meiji, ông là nhà văn có sức ảnh hưởng lớn đến các thế hệ văn chương về sau, dẫn đến việc hình thành trường phái Sōseki, phái văn chương Tâm lý cao sang.

Trong các tác phẩm của ông, Cỏ ven đường (viết và đăng nhiều kỳ trên mặt báo Asahi từ tháng 6 đến tháng 9/1915) được xem là một kiểu tự truyện của Natsume Sōseki, có lẽ vì Kenzō, nhân vật chính trong truyện, có rất nhiều chi tiết gần gũi với ông. Là một người làm nghề dạy học nhưng Kenzō chỉ muốn dành hết thời gian cá nhân cho việc đọc và viết trong không gian tĩnh lặng của thư phòng.

Kenzō tự biết mình là kẻ vô dụng trong những công việc của cuộc sống đời thường, vì điều đó được thể hiện quá rõ trong cái nhìn của mọi người xung quanh hướng vào anh. Kenzō cũng biết là mình có đời sống vật chất nghèo nàn, khi chiếc ví của anh thường xuyên trống rỗng. Nhưng anh vẫn tiếp tục đi trên con đường mình đã chọn.

Thái độ sống như vậy đã làm cho Kenzō trở thành một hiện thân của người trí thức, với bản chất cố hữu định hình nên thân phận của họ, cùng tất cả những hệ lụy kèm theo. Không hấp dẫn như một bữa ăn ngon trước mắt, cũng không đầy mãnh lực như của cải bạc tiền, sự tồn tại của người trí thức thầm lặng và vô hình như một loại dưỡng khí cho đời sống. Nhưng, phải chăng như cái lọ rỗng thì mới cắm được hoa, cuộc đời vẫn không thể thiếu một lớp người thầm lặng và mong manh như vậy?

Sanshiro

Sanshiro

Hầu hết người dân Nhật Bản sẽ phải đọc một cuốn tiểu thuyết Natsume Sōseki ít nhất một lần trong đời. Văn chương của Sōseki là chìa khóa cho sự hiểu biết về lịch sử Nhật Bản cận-hiện đại; các tác phẩm của ông nắm bắt được linh hồn của thời kỳ Minh Trị. Natsume Sōseki thể hiện cái nhìn phi thường sâu sắc vào một Nhật Bản đang trở mình hiện đại hóa nhanh chóng, một Nhật Bản bối rối trước những biến động không ngừng dưới ánh sáng của văn minh phương Tây.

Sanshirō là một trong những tiểu thuyết được yêu thích nhất Natsume Sōseki. Sanshirō là hiện thân của tất cả các nghi ngờ, hứng thú và hoang đường của thời kỳ Minh Trị. Sanshirō là chân dung toàn hảo nhất về lớp trẻ Nhật Bản trong giai đoạn giao thời, là hình ảnh kiêu ngạo ngây thơ nhưng lại rất tinh tế sâu sắc của một thanh niên trong thời điểm xã hội giao tranh cũ mới; trước những truyền thống tập tục và đạo đức cũng đang dần phải thích ứng với những biến động của đất nước, một Nhật Bản đang trở mình trước bình minh phương tây. Câu chuyện hài hước, hình ảnh lãng mạn, ý tưởng tinh tế cùng với những triết lý sâu xa đã đưa Sanshirō thành một tiểu thuyết của thời đại.

Nỗi Lòng

Nỗi Lòng

Natsume Sôseki viết Nỗi Lòng (Kokoro) năm 1914, hai năm sau khi vua Minh Trị băng hà và hai năm trước khi chính ông qua đời. Tiểu thuyết này, sáng tác lúc sự nghiệp tác giả đang lừng lẫy, đã đưa tên tuổi ông lên hàng đầu các tiểu thuyết gia Nhật Bản.

Cũng như trong những truyện chính yếu khác của ông, ở đây, Sôseki quan tâm nhiều đến nỗi cô đơn và con người trong thế giới mới, cái thế giới đó chính con người đơn độc của Sôseki không tìm thấy chỗ đứng thích hợp, cái thế giới – sau này ở bên Tây phương – Thi sĩ T.S Eliot chỉ bắt gặp, chỉ nhìn thấy một lũ người toàn rỗng tuếch, có khối óc mà không có tâm hồn.

Trong một tiểu thuyết khác của ông, một nhân vật đã thốt lên: “Làm sao ta có thể tìm ra một lối thoát ngoại trừ đi tu, phát điên hoặc chết?”

Đối với Tiên Sinh, nhân vật chính trong Nỗi Lòng, con đường duy nhất để trốn thoát khỏi cảnh cô đơn ấy là sự chết.

Gối Đầu Lên Cỏ

Tủ Sách Tinh Hoa Văn Học – Gối Đầu Lên Cỏ

Gối đầu lên cỏ (Kusamakura) là một kiệt tác diễm ảo. Nó lững lơ trong một làn sương giữa hoang sơ và hiện đại, giữa Đông và Tây, giữa xa xưa và nay, giữa bình an và khói lửa, giữa thơ Haiku và tiểu thuyết.

Gối đầu lên cỏ là câu chuyện của một chàng họa sĩ Tokyo dấn bước vào một thôn làng miền núi, tìm kiếm một thế giới khác. Và bằng lòng làm một lữ khách, không dấn thân. Tìm cái đẹp mà không dục vọng. Chỉ là khách trong lãng uyển bồng hồ. Nhưng anh chưa vẽ được gì.

Rồi anh gặp nàng Nami, một người đẹp u uẩn với tâm hồn mù sương. Tên nàng là “diễm ảo”. Nàng như một làn hương thu hút những cánh bướm ấn tượng. Mà không có tình yêu nào hết. Cốt truyện dường như trống rỗng. Rồi một hôm, dung nhan nàng ánh lên một niềm xúc động bất ngờ trên sân ga. Và bức tranh trong tâm hồn họa sĩ cuối cùng đã tiếp nhận nét thần.

Gối đầu lên cỏ ra đời năm 1906 như một cuốn tiểu thuyết thể nghiệm, bất thường và đẹp kỳ lạ. Nó đánh dấu một chuyển mình táo bạo của Natsume Soseki cũng như văn học Nhật vào đầu thế kỉ XX. Đây là một tác phẩm thuộc “Cánh cửa Kiệt tác” trong tủ sách Tinh Hoa Văn Học.

Cuộc Nổi Loạn Ngoạn Mục

Cuộc Nổi Loạn Ngoạn Mục

Bối cảnh câu chuyện xảy ra ở miền nam nước Nhật, nơi tác giả từng dạy toán tại một trường nam sinh trong vài năm.

Bước vào một thế giới đầy bảo thủ với những khuôn phép định sẵn, lối cư xử khách sáo, hình thức cùng sự phân biệt trật tự, thứ hạng cứng nhắc đã khiến cho nhân vật Botchan – đến từ một thành phố lớn, vốn là một thanh niên thẳng thắn, nóng tính – không tôn trọng, không hòa hợp được với những người lớn hơn cũng như đám học trò ngỗ nghịch của mình.

Và điều đó dẫn đến kết quả tất yếu là những cuộc xung đột lớn, nhỏ không ngừng diễn ra. Phần lớn câu chuyện xảy ra vào mùa hè, trong tiếng ve râm ran và những yếu tố, hình ảnh khác giúp Botchan trở thành một quyển sách thú vị dành cho mùa hè. Sự giản dị, mộc mạc cũng là một điểm hấp dẫn khong thể phủ nhận của Botchan.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

Sách hay nhất của Marie Kondo Tác giả Marie Kondo, một nhà tổ chức nổi tiếng của Nhật Bản. Sách của Marie Kondo tập trung vào phân tích, sắp xếp và đơn giản hóa nhà…
Sách hay nhất của Paramahansa Yogananda Tác giả Paramahansa Yogananda, một Yogi vĩ đại. Sách của Paramahansa Yogananda truyền tải tinh thần, ý nghĩa của yoga, thiền định và các lý tưởng tâm linh đến…
Sách hay nhất của Luis Sepulveda Tác giả Luis Sepulveda, nhà văn của thiếu nhi. Sách của Luis Sepulveda vô cùng ý nghĩa, hóm hỉnh, tự nhiên và truyền tải nhiều bài học về tình…
Back to top button