Sách hay nhất của Banana Yoshimoto

Tác giả Banana Yoshimoto, tiểu thuyết gia Nhật Bản. Sách của Banana Yoshimoto khám phá các chủ đề về mối quan hệ giữa con người và gia đình, cũng như những xung đột giữa thế giới bên trong và bên ngoài của chúng ta.

Sách hay nhất của Banana Yoshimoto

Nắp Biển

Nắp Biển

Trước biển, hai cô gái trẻ gặp nhau khi hè sang. Mari đưa Hajime đi khắp thị trấn biển mà chính mình cũng vừa trở lại. Đêm dạ quang, mũi đất hoàng hôn, gốc liễu già, vương quốc thủy tề nơi hõm đá – ngày nối ngày họ thăm lại những nơi đã một thời tưng bừng rực rỡ, nay ngấp nghé tàn phai. Đế hiểu hơn cuộc đời mình qua ký ức, để chữa lành những vết thương ẩn sâu, để khi mùa hè đi dần về kết thúc, cố gắng đóng lại nắp biển còn bỏ ngỏ …

Vẫn phong vị thuần khiết và thành thật đã lôi cuốn bao lứa độc giả vào thế giới của cô, nhưng Banana ở tuổi trưởng thành đã nương bớt mỹ học của cái lạ lùng để kể về chiêm nghiệm của người sống đời giản dị, về ý nghĩa sâu xa từ cái thường ngày. Nắp biển như một bài thơ mỏng nhẹ nhưng đầy ắp cảm giác, rằng cuộc sống đã là phép lạ, rằng linh hồn thế giới ngụ trong từng vốc nước nhành cây, và rằng năng lực của những con người bé nhỏ nơi góc biển cũng có thể vì tình yêu với một không gian mà khiến nó nở đầy hoa đẹp.

Amrita – Banana Yoshimoto

Amrita – Banana Yoshimoto

Sakumi,cô gái mới hai mươi tuổi đã trải qua biết bao biến cố gia đình đầy đau đớn. Cô gặp một tai nạn tưởng đã cướp đi sinh mạng của cô. Cú ngã khiến cô mất trí nhớ để rồi hồi sinh trong một cuộc sống mới, một nhân cách mới. Sự kiện tưởng chừng như đảo lộn cuộc sống của cô gái rốt cuộc đã đem lại cho cô những cảm nhận mới mẻ và lý thú về cuộc sống.

Tiểu thuyết của Banana Yoshimoto giống như trò jet-coaster, một khi đã ngồi lên rồi, ta sẽ bị cuốn đi đến tận cùng với tốc độ của nó. Không phải do kịch tính được đẩy đến cao trào mà do khả năng cảm thụ của nhân vật chính đóng vai trò kể truyện liên tục hướng về phía trước với một tốc độ đáng sợ, không những cảm nhận thế giới xung quanh.

Đó là sự cảm nhận liên tục, không chỉ đối với phong cảnh xung quanh hay những lời nói của người khác mà ngay cả với từng hạt không khí nhỏ nhất hiện diện ở đó. Tất nhiên, cũng giống như jet-coaster, không phải lúc nào cũng lao đi với tốc độ cao nhất, trong tiểu thuyết của Banana Yoshimoto cũng có những đoạn chậm rãi, thong thả khi đang hướng đến một đỉnh cao. Và sức mạnh để làm được việc đó chính là những xúc cảm giống như một tứ thơ, kết tinh từ những cảm thụ của nhân vật chính..

Kitchen

Kitchen

Mikage Sakurai, sau cái chết của bà, hoàn toàn lẻ loi và chỉ biết yêu bếp hơn hết thảy mọi thứ trên đời. Cho tới ngày, một chàng trai tên là Yuchi Tanabe mời cô đến sống cùng hai mẹ con cậu trong căn hộ của họ, nơi có căn bếp tuyệt vời ấm áp cùng hai con người không là gì ngoài một sự đồng cảm bình dị và sâu xa mà cô vẫn hằng mong ước.

Rồi cái chết lạnh lùng bất ngờ cướp đi người mẹ lạ kỳ của Yuchi. Trong nỗi đau, sự quyến luyến trở nên mãnh liệt, tình yêu bắt đầu chớm nở giữa hai con người trẻ tuổi…

Và đó chính là Kitchen của Banana Yoshimoto, buồn bã nhưng chối từ bi lụy, giản dị nhưng đầy nghệ thuật, là nơi hoà kết nỗi ưu tư mẫn cảm đặc biệt Nhật Bản với niềm vui sống của tuổi trẻ một cách thanh thoát nhất. Mỗi áng văn ngọt ngào trong hình thức một bestseller đã làm nên tên tuổi của Banana Yoshimoto trên khắp Nhật Bản và thế giới.

Vĩnh Biệt Tugumi

Vĩnh Biệt Tugumi

Vĩnh biệt Tugumi là cuốn sách cho mùa hè. Vậy mà điểm kỳ lạ chính là bông tuyết điểm trên bìa sách rực đỏ tạo ra điểm nhấn báo hiệu một sự khác thường. Bốn người bạn: Maria, Tugumi, Yoko và Kyoichi đã sống cùng nhau trong mùa hè cuối cùng trước khi mỗi người rẽ sang một hướng khác. Và Tugumi xinh đẹp nhưng ốm yếu, trái tính, kỳ quặc, độc ác là tâm điểm của sự hội ngộ, trở thành đốm sáng cho mùa hè, y như bông tuyết nơi bìa sách đỏ.

Mỗi chương sách là một phần của mùa hè tươi mát. Mùa hè ấy, Maria trở lại từ Tokyo, Yoko và Tugumi sắp phải chuyển đi còn Kyoichi lại sắp chuyển tới. Họ tận hưởng từng ngày ở bên nhau, chia sẻ tình yêu thương và gặp nhau ở sự đồng điệu của tâm hồn. Chẳng thế mà Maria mới là người hiểu Tugumi nhất. Chẳng thế mà Tugumi và Kyoichi thành một cặp. Chẳng thế mà Yoko sẵn sàng hy sinh cả đời mình vì Tugumi.

Không giống như Kitchen, Say ngủ hay các tác phẩm khác của mình, ở Vĩnh biệt Tugumi, Banana không để ai phải chết. Vậy mà những day dứt về cái chết cứ trở đi trở lại trong hình hài Tugumi yếu ớt. “Nếu Tugumi cứ ốm yếu thế này rồi chết đi thì…”

Thằn Lằn

Thằn Lằn – Banana Yoshimoto

Với sáu câu chuyện trong tuyển tập truyện ngắn đầu tay này, tác giả của Vĩnh biệt Tugumi, Kitchen, NP và Amrita đã khai thác chủ đề về thời gian, sự hàn gắn và số phận của những người thành thị độc lập và phức tạp.

Họ đều bị mắc kẹt trong tấm lưới cảm xúc mà họ không thể hiểu, nhưng trong chính sự mắc kẹt đó họ tự nhận thức bản thân, tái tạo mình và tìm thấy hy vọng. Đó là niềm hy vọng thuần khiết bị chìm khuất trong những chuyển động tâm lý chóng mặt của con người giữa một xã hội hiện đại cũng đã từ lâu chẳng còn yên ả.

Và chính niềm hy vọng tìm thấy từ những việc giản đơn, như cùng người mình yêu mơ một giấc mơ có mùi kim chi phảng phất (Giấc mơ Kim Chi), như còn được thấy ai đó còn hiện hữu bên mình bất chấp những chuyện kinh khủng đã qua (Thằn Lằn), như nhìn thấy bình minh huy hoàng trên dòng sông (Chuyện kỳ lạ bên dòng sông lớn), đã giữ họ lại, khiến ngày mai còn có ý nghĩa và hạnh phúc thật sự hiện hữu trên đời.

Trong suốt những truyện ngắn này, Banana Yoshimoto đã một lần nữa phát triển phong cách của mình, một sự kết hợp giữa văn hoá truyền thống và tính đại chúng, giữa những giá trị cũ và mới, tất cả hoà quyện trong những hư cấu nghệ thuật tuyệt vời. Với cuốn sách này, Hội chứng Banana Yoshimoto (Bananamania) có lẽ đã có thêm một lời giải thích.

N.P – Banana Yoshimoto

N.P – Banana Yoshimoto

Sẽ như thế nào nếu ta dấn thân vào một tình yêu bị ngăn cấm, ta biết phải dừng lại nhưng ta không thể – một thứ tình yêu hòa trộn giữa huyết thống và mối quan hệ nam nữ?

Tình yêu của Sui với cha, của Sui với anh trai – Otohiko hình như không mang theo cảm giác tội lỗi hay sợ hãi. Sui yêu chỉ yêu thôi, nhưng những người xung quanh Sui lại không như vậy. Bóng đêm và vùng tối tâm hồn vây lấy họ, khiến họ day dứt và giúp họ tìm được những phút giây thanh thản của cuộc đời, chỉ còn Sui thức trắng cùng những cơn say. Màn đêm ấy, là khoảnh khắc thoáng qua với những người ngủ sớm nhưng là bất an, là buồn khổ của một kẻ vướng vào tình yêu cấm kỵ.

N.P chồng chéo những mối liên hệ qua Kazami – người kể chuyện. Là Takase Sarao với thiên truyện số 98 mang lời nguyền – nó khiến tác giả, dịch giả của nó lần lượt tự sát. Là chị em Saki và Otohiko với những khúc mắc về con người, về cách sống nơi quê hương xa lạ. Là Sui vùng vẫy giữa căn nhà trống trải mong tìm thấy một cõi bình yên. Là Shoji đã tự sát khi đang dịch thiên truyện số 98…

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

Sách hay nhất của Richard Dawkins Tác giả Richard Dawkins, nhà sinh vật học nổi tiếng. Sách của Richard Dawkins giải thích bản chất của các sinh vật sống và thế giới xung quanh chúng…
Sách hay nhất của Aristotle Tác giả Aristotle, một triết gia nổi tiếng. Sách của Aristotle nói về nghệ thuật sống, đạo đức, chính trị và triết học. Sách hay nhất của Author Chính…
Sách hay nhất của Oopsy Oopsy, một nhóm tác giả chuyên về tâm lý học. Sách của Oopsy tập trung chủ đề tâm lý học, kỹ năng sống, rất phù hợp cho người trẻ…
Back to top button