Sách hay nhất của Fukuzawa Yukichi

Fukuzawa Yukichi là một nhà tư tưởng vĩ đại của Nhật Bản. Ông được coi là người tiên phong của phong trào canh tân Nhật Bản, kêu gọi mọi người từ bỏ suy nghĩ lỗi thời và tìm hiểu thêm về các công nghệ phương Tây để bắt kịp với thế giới phương Tây. Ông còn là một chính trị gia, một tác giả, một nhà hoạt động xã hội, một nhà giáo dục, một dịch giả và một bậc thầy về võ thuật.

Ông có ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại. Các lý thuyết về chính trị, xã hội, kinh tế và giáo dục đã thay đổi bộ mặt của Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19. Người phương Tây gọi ông là “Voltaire của đất nước Mặt trời mọc”.

Tuy nhiên, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên chỉ trích ông là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến, bởi vì Fukuzawa ủng hộ việc sử dụng vũ lực để xâm chiếm các nước khác và tranh giành quyền lực tại Trung Quốc và Bắc Triều Tiên với các nước phương Tây.

Fukuzawa Yukichi ủng hộ việc bành trướng lãnh thổ của Nhật và học thuyết xã hội kiểu Darwin, ông cho rằng chỉ những quốc gia mạnh nhất mới có thể sinh tồn thông qua một quá trình chọn lọc “kẻ mạnh ăn thịt kẻ yếu” (tức là Nhật Bản phải đi xâm chiếm nước khác, nếu không thì chính Nhật sẽ bị thôn tính).

Tác giả Fukuzawa Yukichi, nhà tư tưởng vĩ đại của Nhật Bản. Sách của Fukuzawa Yukichi luận bàn về nền văn minh, đề cao việc học tập, tinh thần quốc gia và hướng tới tự do, công bằng và những điều tốt đẹp cho xã hội.

Sách hay nhất của Fukuzawa Yukichi

Bàn Về Văn Minh

Bàn Về Văn Minh

Bàn về văn minh được coi là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của Fukuzawa Yukichi, nhà tư tưởng, nhà giáo dục nổi tiếng Nhật Bản. Giàu tính triết luận, Bàn về văn minh bằng cách đặt ra hàng loạt các vấn đề xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế, đạo đức… đã mở ra con đường để Nhật Bản, với tư cách một nước đang phát triển, nối kết với thế giới văn minh, tiến bộ. Phản hồi lại các tư tưởng của những tác gia phương Tây đương thời như John Stuart Mill, Herbert Spencer, Thomas Buckle, Francois Guizot,cũng như phân tích thấu đáo hình thái tù đọng, đơn điệu của xã hội châu Á, Fukuzawa đã khích lệ cả tinh thần quốc gia lẫn tinh thần cá nhân, ngợi ca xu hướng tự do của khu vực tư nhân. ‘Đọc vị’ một cách sâu sắc các hình thái xã hội chậm tiến khác nhau đang vật lộn trên con đường phát triển, Fukuzawa Yukichi đã sáng suốt dự báo và khẳng định mô hình văn minh phương Tây như một con đường bắt buộc phải theo cho mọi quốc gia muốn tiến tới văn minh, tiến bộ; đồng thời, giúp độc giả nhận chân những giá trị tốt đẹp nhất, những giá trị vĩnh cửu, mà một quốc gia, một thể chế có thể đem đến cho mỗi con người.

Bàn về văn minh, do vậy, có thể được coi như cuốn sách gối đầu giường cho những ai muốn tìm hiểu về văn minh, cũng như con đường tiến tới văn minh của một xã hội, một dân tộc.

“Mỗi lần nói về Nhật Bản, lại không thể không nghĩ về mình. Sau hàng trăm năm đấu tranh và mấy cuộc chiến tranh liên miên, khốc liệt và anh hùng, chúng ta đã có được độc lập. Nhưng chúng ta còn một món nợ: cái bước tự luyện mình, dân tộc mình, từ ‘thô ráp’ đến ‘tinh tế’ để thật sự thành văn minh như người Nhật đã làm dưới sự dắt dẫn của những trí thức vĩ đại như Fukuzawa Yukichi, cái bước ấy ta chưa đi qua.

Cho nên cuốn sách này của Fukuzawa Yukichi vẫn còn nguyên tính thời sự với chúng ta, vẫn là cuốn giáo khoa mẫu mực về con đường văn minh cho ta.”

― Nhà văn Nguyên Ngọc

Khuyến Học

Khuyến Học

Khuyến học không phải là tác phẩm đồ sộ và sâu sắc nhất của ông nhưng lại là tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến công chúng Nhật Bản. Khi mới được in lần đầu, cuốn sách này có một số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản thời đó chỉ khoảng ba mươi lăm triệu người. Chỉ riêng điều đó đã cho thấy đây thực sự là cuốn sách gối đầu giường của mọi người dân Nhật trong thời kỳ Duy Tân. Kể từ năm 1942 đến năm 2000, riêng nhà xuất bản Iwanami Bunko cũng đã tái bản đến bảy mươi sáu lần.

Trong cuốn sách này, Fukizawa Yukichi đề cập tinh thần cơ bản của con người và mục đích thực thụ của học vấn. Với các chương viết về sự bình đẳng, quyền con người, ý nghĩa của nền văn học mới, trách nhiệm của nhân dân và chính phủ trong một quốc gia pháp trị khuyến học đã làm lay chuyển tâm lý người Nhật Bản dưới thời Minh Trị. Với tuyên ngôn “trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”, Fukuzawa Yukichi đã gây kinh ngạc và bàng hoàng – như “không tin vào tai mình” – cho đa số người Nhật Bản vốn bị trói buộc bởi đẳng cấp, thân phận, quen phục tùng phó mặc và e sợ quan quyền suốt hàng trăm năm dưới chính thể phong kiến Mạc phủ. Ông khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng và nếu có khác biệt là do trình độ học vấn.

Về học vấn, Fukuzawa Yukichi phê phán lối học “từ chương” và nhấn mạnh Nhật Bản phải xây dựng nền học vấn dựa trên “thực tế”. Nền học vấn thực học phải gắn liền với cuộc sống hằng ngày, phải dựa trên tinh thần khoa học, tinh thần độc lập, tính thực dụng. Việc tiếp thu văn minh phương Tây phải có chọn lọc. Quan điểm xuyên suốt cuốn sách là “làm thế nào để bảo vệ nền độc lập Nhật Bản” trong bối cảnh các cường quốc phương Tây đang muốn biến toàn bộ châu Á thành thuộc địa.

Phúc Ông Tự Truyện

Phúc Ông Tự Truyện

Cuốn tự truyện kể về những bước thăng trầm của cuộc đời Fukuzawa Yukichi từ khi sinh ra cho đến những năm tháng tuổi già. Qua từng chi tiết nhỏ, từng vấp váp trong đời sống thường nhật hiện lên chân dung một con người kiên nghị, quyết đoán, luôn độc lập trong suy nghĩ, sắc sảo trong phê phán nhưng về mặt tâm tư, tình cảm lại không kém phần trầm lắng, sâu sắc.

Cuốn tự truyện còn tái hiện bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản với những chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thế kỷ XIX qua những trải nghiệm thực tế và con mắt phân tích sắc sảo của một người đương thời. Con đường chông gai của Nhật Bản trong tiếp thu nền văn minh của phương Tây để tăng cường nội lực văn hóa đã và sẽ còn để lại nhiều bài học quý giá cho nhiều quốc gia có những điểm tương đồng, trong đó có Việt Nam.

Có thể nói, chưa đọc Phúc ông tự truyện thì chưa thể hiểu nhân cách cũng như tư tưởng của Fukuzawa Yukichi. Cuốn tự truyện không chỉ là lời tự thuật chân thực về những thăng trầm trong cuộc đời của riêng Fukuzawa mà còn tái hiện được cả bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản trong thời kỳ chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thế kỷ XIX. Và một điều cần nói thêm rằng, tất cả những biến động lớn lao đó của lịch sử Nhật Bản được phản ánh qua những trải nghiệm thực tế, sự phân tích sắc sảo với tư cách người đương thời và bằng giọng kể chân thành, ngôn ngữ giàu nhạc điệu của Fukuzawa, nghĩa là những gì được tái hiện lại trong cuốn tự truyện khác xa với sự tường thuật khuôn mẫu ở bất kỳ một cuốn sách về lịch sử nào khác.

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA

“Để bảo vệ độc lập, không còn cách nào ngoài con đường tiến tới văn minh. Lý do duy nhất để người dân nước ta tiến đến văn minh là để bảo vệ độc lập quốc gia.”

– Fukuzawa Yukichi

“…Fukuzawa cho rằng nên độc lập của quốc gia cũng như của các cá nhân không thể tách rời khỏi kiến thức và văn minh. Độc lập dân tộc đối với ông không phải chỉ là giành được quyền tự trị vào tay nhân dân Nhật Bản mà nền độc lập thực sự chỉ giành được bằng việc trở thành một quốc gia tiên tiến và văn minh. Nếu không có sự khai sáng và văn minh, nền độc lập giành được sẽ mau chóng mất đi, để rồi lại lệ thuộc vào các quốc gia tiên tiến khác.

… Những tư tưởng của Fukuzawa cũng ảnh hưởng lớn tới tư tưởng cứu nước của những nhà Nho học Việt Nam đầu thế kỷ XX với Duy Tân Hội và phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, Đông kinh Nghĩa thục của Phan Châu Trinh, Lương Văn Can,… “

– Nguyễn Cảnh Bình

“Bạn đọc sẽ bị cuốn hút bởi “người dẫn chuyện” chính là tác giả qua những trang viết đầy ắp tình tiết của những sự kiện lịch sử, những tâm sự riêng tư và cả những câu chuyện kể thú vị… trong cuốn tự truyện này. Tập sách này tuy được viết ra đã hơn 100 năm (1899), nhưng đến nay nó vẫn mới lạ, vừa mang tính lịch sử, vừa có ý nghĩa thời sự. Có thể nói, Fukuzawa Yukichi xứng đáng là một gương mặt vô cùng sáng giá trong số các nhà kiến thiết cận đại hóa tư bản chủ nghĩa của Nhật Bản. Từ lý luận, ông đã phát triển thành cấu trúc hoàn chỉnh và đưa ra được phương án thực thi có hiệu quả từ thực tiễn. Những tư tưởng và hành động của ông được phản ánh đầy đủ trong cuốn sách này sẽ giúp chúng ta tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn chân dung của Fukuzawa Yukichi. “

– PGS Chương Thâu

Khái Lược Văn Minh Luận

Khái Lược Văn Minh Luận

Khái Lược Văn Minh Luận là cuốn sách đặc biệt quan trong của Fukuzawa Kukichi – nhà tư tưởng của cuộc Canh Tân Minh Trị để hình thành nên đất nước Nhật Bản hiện đại. Fukuzawa Kukichi nêu những kiến giải của ông về văn minh hiện đại hầu như đối lập với lối tư duy thủ cựu Nho giáo của Nhật Bản lúc bấy giờ. Từ đó, ông trình bày mọi suy nghĩ về tiến trình phát triển của người Nhật để trở thành một quốc gia, một dân tộc văn minh. Và theo ông, độc lập quốc gia là mục tiêu, và văn minh hiện tại của nước Nhật là cách thức để đạt được mục tiêu đó. (Lời giới thiệu – Nhật Chiêu)

Fukuzawa Yukichi viết cuốn sách này năm 1875, gần 10 năm sau khi công cuộc Minh Trị Duy tân bắt đầu ở Nhật. Đó là giai đoạn người Nhật vẫn phải đương đầu với những chống đối trong nước, với nhiều người thuộc phe có tinh thần bảo thủ muốn duy trì thể chế và nhất là văn hóa truyền thống lâu đời. Nhận thức được những khó khăn đó, Fukuzawa Yukichi tin rằng, cần lí giải rõ hành trình mà nước Nhật Bản phải đi để tạo dựng nền văn minh mới, nền văn minh hiện đại của một quốc gia hiện đại. Cả cuốn sách đề cập đến tiến trình này dưới nhiều yếu tố như thiết chế, việc học tập, thương mại, ông mô tả văn minh như một dòng chảy tất yếu của loài người. Xuyên suốt cuốn sách, ông đề cập những yếu tố cơ bản của nền văn minh: đó là khai sáng, tự do, công bằng và những điều tốt đẹp cho xã hội.

Điểm cốt lõi của tác phẩm mà Fukuzawa hướng tới là những gì nước Nhật cần làm để trở thành một quốc gia văn minh, những thay đổi thể chế, chính sách quốc gia, ước muốn độc lập thực sự cả về thương mại, kinh tế và tư tưởng là mục tiêu cao cả nhất. (Lời giới thiệu – Nguyễn Cảnh Bình).

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA

Khái lược văn minh luận là tác phẩm quan trọng nhất của Fukuzawa Yukichi.

Tôi muốn mạn phép so sánh, nếu Khuyến học nói về hành trình của một con người, của một cá nhân, thì Khái lược văn minh luận là dành cho một dân tộc, một quốc gia. (Nguyễn Cảnh Bình)

Thông tin tác giả Fukuzawa Yukichi

  • Fukuzawa Yukichi như một nhà cải cách chính trị-xã hội, nhà giáo dục tiên phong, nhà tư tưởng tiêu biểu của Nhật Bản
  • Ông sinh năm 1835, mất năm 1901, thọ 66 tuổi
  • Học tiếng Hà Lan, rồi đọc kỹ sách vở của họ, Fukuzawa cảm nhận được tinh thần thực dụng của học thuật Âu châu và dần tiếp thu nhiều tư tưởng khác liên quan đến cả nhân sinh quan.
  • Theo ông, giành được quyền tự trị chưa phải đã là độc lập, mà nền độc lập thật sự chỉ có thể thành hiện thực thông qua việc trở thành một quốc gia tiên tiến và văn minh. Nếu không có sự khai sáng và văn minh, nền độc lập giành được sẽ mau chóng mất đi để rồi lại lệ thuộc vào các quốc gia tiên tiến khác.
  • Chủ nghĩa xã hội Darwin đã tác động sâu sắc đến Fukuzawa, ông cho rằng Nhật Bản phải thôn tính các nước châu Á để tránh việc bị các nước phương Tây xâm chiếm

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

Sách hay nhất của Aristotle Tác giả Aristotle, một triết gia nổi tiếng. Sách của Aristotle nói về nghệ thuật sống, đạo đức, chính trị và triết học. Sách hay nhất của Author Chính…
Sách hay nhất của Franz Kafka Kafka sinh năm 1883 trong một gia đình Do Thái nói tiếng Đức ở Praha, Cộng hòa Séc. Ông có một mong muốn mạnh mẽ trở thành một nhà…
Sách hay nhất của Thích Nhất Hạnh Tác giả Thích Nhất Hạnh, một thiền sư, một nhà lãnh đạo Phật giáo quốc tế. Sách của Thích Nhất Hạnh khuyên chúng ta thực hành chánh niệm, tình…
Back to top button