Phương Pháp Dạy Con Không Đòn Roi

Tác giảDaniel J. Siegel & Tina Payne Bryson
Thể loạiSách làm cha me, sách nuôi dạy con
Số trang290
Năm2014
Rating4.1/5


Nội dung

Có bao giờ bạn tự hỏi mình, đặc biệt là sau mỗi cuộc đối thoại tuyệt vọng với bọn trẻ, “Mình không thể làm tốt hơn được sao? Mình không thể cư xử đúng mực hơn và là một người cha mẹ có sức ảnh hưởng hơn ư? Mình không thể kỷ luật chúng theo hướng làm dịu tình hình đi thay vì làm rối lên?” Bạn muốn loại bỏ những hành vi không tốt, nhưng bạn muốn phản ứng theo cách sẽ nâng giá trị và thắt chặt tình cảm với bọn trẻ chứ không phải điều ngược lại. Bạn muốn ít rắc rối đi, chứ không nhiều hơn.

Cuốn sách này sẽ giúp bạn có thể kỷ luật trẻ theo hướng đề cao mối quan hệ và sự tôn trọng, bớt rắc rối và tranh cãi – và trong quá trình, bạn có thể bồi dưỡng những kỹ năng xây dựng mối quan hệ tốt và cải thiện khả năng đưa ra quyết định đúng đắn của bọn trẻ, biết suy nghĩ đến người khác, và chuẩn bị hành trang cho chúng được hạnh phúc và thành công suốt cuộc đời.

Thể loại

Phương Pháp Dạy Con Không Đòn Roi có mặt trong:

Review


Vy - - Review on: Fahasa

Phương pháp giáo dục con cái hiệu quả

Cuốn sách hướng đến phương pháp dạy trẻ bằng tình yêu thương và thấu hiểu. Mọi hành động, thái độ, và lời nói mà cha mẹ cho là chưa đúng là tín hiệu trẻ đang cần sự giúp đỡ của cha mẹ để nhìn nhận vấn đề, lập thói quen ứng xử bằng suy nghĩ thay cho cảm xúc.

Với trẻ, cha mẹ là người trẻ dựa dẫm, nơi hướng đến để nhận sự che chở, yêu thương. Vậy nên sẽ rất mâu thuẫn nếu người trao cho trẻ tình yêu lại là người làm tổn thương trẻ bằng đòn roi – cách mà ta đã từng xem là phương pháp giáo dục hiệu quả.


Trọng - - Review on: Fahasa

Thay đổi cách suy nghĩ truyền thống của các bậc phụ huynh

Sách khá hữu ích dành cho các bậc cha mẹ. Sách giúp thay đổi cách suy nghĩ truyền thống của các bậc phụ huynh hiện nay và giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc giáo dục con em


Linh vu - - Review on: Goodreads

Cách dạy con một cách không cáu gắt, quát tháo, tránh đưa ra các hình phạt

Trong lúc tình cờ kiếm sách để giải quyết vấn đề bạo lực của học sinh, mình đã tìm thấy cuốn này. Cuốn sách nói về cách dạy con một cách không cáu gắt, quát tháo, tránh đưa ra các hình phạt. Nhờ có cuốn sách mà mình nhận ra từ xưa tới giờ bản thân mình đã xử lý các lỗi vi phạm của học sinh sai. Đồng thời, cuốn sách đưa ra các lời gợi ý cụ thể để thay đổi cách nói chuyện với con cái, và có thể áp dụng vào cách nói chuyện với học sinh

Đọc thử sách

Thông điệp Hy vọng thứ hai:

Con bạn sẽ vẫn có lợi ngay cả khi bạn mắc sai lầm.

Việc những kỹ thuật kỷ luật của bạn không phải lúc nào cũng hiệu quả không biến bạn trở thành một phụ huynh tồi tệ, tương tự, bạn cũng không phải một phụ huynh tệ nếu thi thoảng bạn mắc lỗi lầm. Bạn là con người mà.

Sự thật là không ai trong chúng ta hoàn hảo, đặc biệt là trong lúc phải đối phó với hành vi của con cái mình. Có những lúc chúng ta kiểm soát bản thân tốt và cảm thấy tự hào vì chúng ta giữ được sự dịu dàng, thấu hiểu, và kiên nhẫn đến vậy. Có những lúc khác, chúng ta hạ thấp mình xuống ngang hàng với trẻ và lựa chọn cách xử sự trẻ con mà ngay từ đầu chính nó khiến chúng ta phiền muộn.

Thông điệp hy vọng thứ hai của chúng tôi là khi bạn phản ứng lại trẻ trong trạng thái không-tối-ưu, bạn có thể tự an ủi rằng: có lẽ bạn vẫn đang mang lại cho chúng rất nhiều những trải nghiệm quý giá.

Ví dụ, bạn đã bao giờ bắt gặp bản thân mình phẫn nộ với con cái đến mức bạn hét lên to hơn nhiều so với mức cần thiết: “Đủ rồi! Người tiếp theo phàn nàn về chỗ ngồi trong ô tô có thể xuống đi bộ!” Hoặc có thể, khi cô con gái 8 tuổi của bạn bĩu môi và càu nhàu suốt quãng đường đến trường vì bạn bắt cô bé phải học piano, bạn đã nói những lời mỉa mai và cay nghiệt khi cô bé rời khỏi xe: “Bố mong là con có một ngày tuyệt vời, giờ thì con đã phá hỏng toàn bộ buổi sáng rồi.”

Dĩ nhiên, sẽ không có những ví dụ nuôi dạy trẻ tối ưu. Và nếu bạn giống chúng tôi, bạn có thể nghiêm khắc với bản thân vì những lần mà bạn đã không xử lý sự việc như những gì bạn ước mình đã làm.

Vậy đây chính là hy vọng: những thời điểm nuôi dạy trẻ không-được-tốt-lắm đó không hẳn là trải nghiệm tồi tệ đối với các con của chúng ta. Trên thực tế, chúng thực ra giá trị một cách khó tin.

Tại sao? Vì những phản ứng nuôi dạy hỗn loạn, mang tính con người của chúng ta mang lại cho trẻ những cơ hội để đối phó với những tình huống khó khăn và từ đó phát triển các kỹ năng mới. Chúng phải học cách kiểm soát bản thân mặc dù bố mẹ của chúng không làm được điều đó tốt cho lắm. Sau đó chúng sẽ được xem bạn làm gương trong việc xin lỗi và sửa đổi như thế nào. Chúng sẽ được trải nghiệm rằng khi có mâu thuẫn và tranh cãi, thì cũng có thể có sự sửa chữa, và mọi việc sẽ lại trở nên tốt đẹp. Điều này sẽ giúp chúng có cảm giác an toàn và không quá e sợ những mối quan hệ trong tương lai; chúng sẽ học cách tin tưởng, và thậm chí là trông đợi rằng sau mâu thuẫn sẽ là sự bình tĩnh và kết nối. Thêm vào đó, chúng còn học được rằng hành động của mình sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc và cách ứng xử của người khác. Cuối cùng, chúng sẽ nhận ra rằng bạn không hoàn hảo, vì vậy chúng sẽ không kỳ vọng bản thân chúng cũng phải hoàn hảo. Trên đây là rất nhiều những bài học quan trọng để học hỏi từ một tuyên bố ầm ĩ và bốc đồng của một ông bố rằng ông sẽ gửi trả tất cả những món quà vì các con của ông phàn nàn về việc phải giúp treo đồ trang trí cho ngày lễ.

Hy vọng đủ rõ ràng rằng chúng tôi không nói các bậc cha mẹ nên cố ý phá vỡ một sự kết nối hoặc rằng chúng ta không nên nhắm tới điều tốt nhất khi chúng ta phản hồi lại bọn trẻ trong một tình huống căng thẳng cao độ (hay bất kỳ lúc nào khác). Chúng ta càng tỏ ra yêu thương và ân cần càng tốt. Những thời điểm không-lý-tưởng của những tương tác không-tối-ưu sẽ xảy ra với tất cả chúng ta, ngay cả những ai viết sách về chủ đề này. Chúng tôi chỉ nói rằng chúng ta có thể tự khoan dung và tha thứ cho bản thân khi chúng ta không hành động như những gì chúng ta muốn, bởi vì ngay cả những tình huống đó cũng mang đến những khoảnh khắc có giá trị. Đặt ra một mục tiêu, một định hướng trong tâm trí là điều quan trọng. Và tử tế với chính mình, cảm thông với chính mình là điều cần thiết không chỉ để hình thành một thánh địa nội tâm, mà còn để mang lại cho con cái của chúng ta một tấm gương về sự tốt bụng với bản thân cũng như với người khác. Những trải nghiệm này với chúng ta sẽ trao cho trẻ những cơ hội để tiếp thu những bài học giúp chúng sẵn sàng đối phó với mâu thuẫn và những mối quan hệ trong tương lai, và thậm chí còn dạy chúng cách yêu thương. Những điều này có đáng để hy vọng không?

Thông điệp Hy vọng thứ ba:

Bạn có thể luôn luôn tái kết nối

Không có cách nào để chúng ta có thể né tránh trải qua mâu thuẫn với các con của mình. Nó sẽ xảy ra, đôi khi là nhiều lần trong một ngày. Sự hiểu nhầm, tranh cãi, mâu thuẫn trong mong muốn, và những sự thất bại khác trong giao tiếp sẽ dẫn đến một sự đổ vỡ trong mối quan hệ. Sự đổ vỡ có thể bắt nguồn từ mâu thuẫn xung quanh một giới hạn mà bạn đặt ra. Có thể bạn quyết định áp dụng giờ giấc đi ngủ hoặc ngăn không cho con mình xem một bộ phim mà bạn cho là nó không tốt cho bé.

Hoặc có thể con gái bạn nghĩ rằng bạn đang về phe của chị gái bé trong một cuộc tranh cãi, hoặc cô bé nổi giận với bạn vì bạn chịu chơi tiếp trò Cầu trượt và Thang.

Dù với lý do gì thì sự đổ vỡ cũng sẽ diễn ra. Đôi khi chúng nghiêm trọng, đôi khi chúng nhỏ nhặt. Nhưng không có cách nào để né tránh chúng. Mỗi đứa trẻ đại diện cho một thách thức riêng biệt trong việc duy trì sự gắn kết hài hòa, thách thức đó phụ thuộc vào những vấn đề của chính chúng ta, vào tính khí của con trẻ, vào sự liên kết giữa quá khứ của chúng ta và tính cách của bé, và vào việc bé gợi chúng ta nhớ đến ai trong quá khứ chưa-kết-thúc của chúng ta.

Có thể chúng ta tái kết nối bằng cách trao đi hoặc xin sự tha thứ (“Mẹ xin lỗi. Mẹ nghĩ mẹ sửng cồ lên chỉ vì hôm nay mẹ mệt mỏi hơn. Nhưng mẹ biết mẹ đã không kiềm chế bản thân tốt. Mẹ sẽ lắng nghe nếu con muốn nói cảm nhận của con về chuyện đó”). Có thể sẽ có tiếng cười, có thể là nước mắt (Chà, vừa rồi có vẻ không suôn sẻ lắm nhỉ? Có ai muốn diễn lại xem mẹ đã tỏ ra điên khùng đến thế nào không?”). Có thể chỉ cần một lời nhận thức thẳng thắn (“Mẹ đã không xử sự theo cách mà lẽ ra mẹ muốn. Con tha thứ cho mẹ nhé?”). Cho dù nó diễn ra như thế nào, bạn cần phải làm cho nó diễn ra. Bằng cách sửa chữa và tái kết nối ngay khi có thể, và với một thái độ chân thành và dịu dàng, chúng ta tái kết nối và gửi đi thông điệp rằng mối quan hệ này quan trọng hơn bất cứ thứ gì đã gây nên sự mâu thuẫn. Thêm vào đó, khi tái kết nối với các bé, chúng ta tạo tấm gương cho chúng về một kỹ năng vô cùng thiết yếu sẽ giúp chúng tận hưởng những mối quan hệ ý nghĩa hơn rất nhiều trong khi chúng trưởng thành.

Vậy trên đây là thông điệp hy vọng thứ ba: chúng ta có thể luôn luôn tái kết nối. Mặc dù không có cây đũa thần nào, các con của chúng ta cuối cùng sẽ mềm mỏng hơn và trấn tĩnh. Chúng cuối cùng cũng sẽ sẵn sàng để cảm nhận những ý định tích cực của chúng ta, chấp nhận tình yêu và sự xoa dịu của chúng ta. Khi đó, chúng ta sẽ tái kết nối. Và mặc dù chúng ta sẽ mắc lỗi lầm với tư cách là cha mẹ hết lần này đến lần khác bởi vì chúng ta là con người, chúng ta luôn có thể đến với bọn trẻ và sửa chữa mối bất hòa.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can Một đám đông có những yếu tố đặc biệt. Thứ nhất, trong đám đông, các thành viên của nó vô danh. Khác với lúc đứng riêng rẽ một mình,…
Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn Quá trình nuôi dưỡng sự đam mê, sáng tạo và ham muốn học tập đóng vai trò vô cùng quan trọng để hình thành nên tính cách và khả…
Cha Mẹ Nhật Dạy Con Tự Lập Bình tĩnh lắng nghe con nói, giữa chừng không ngắt lời con, cũng không can thiệp thô bạo vào việc của con hay đã nổi khùng vì nghĩ rằng…
Back to top button