7 cuốn sách hay về năng lực cạnh tranh làm thay đổi tư duy chiến lược của người đọc

7 cuốn sách hay về năng lực cạnh tranh được viết cho những người hoạt động thực tiễn cần phát triển chiến lược cho những doanh nghiệp cụ thể và cho những học giả muốn hiểu về cạnh tranh tốt hơn.

Tương Lai Của Cạnh Tranh

Cuốn sách này trình bày những cơ hội chưa từng có cho việc kiến tạo giá trị và quá trình cách tân. Sách có mục đích rất rõ ràng: hướng dẫn các nhà lãnh đạo kinh doanh trong việc tìm kiếm trọng tâm chiến lược mới, giúp họ phá vỡ những phương thức gò bó và khám phá ra phương thức mới.

Các nhà kinh doanh đều nhận thấy, khách hàng ngày nay có nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết, tuy vậy họ lại có ít sự hài lòng. Những ban quản trị hàng đầu đưa ra nhiều chọn lựa mang tính chiến thuật, song chúng mang lại ít giá trị thật sự. Những nghịch lý này đưa ra gợi ý gì về tương lai của cạnh tranh?

C.K. Prahalad, đồng tác giả cuốn sách bán chạy mang tính bước ngoặt, Tương lai của cạnh tranh, và Venkat Ramaswamy lý luận rằng chúng ta đang ở đỉnh của một thế giới với rất nhiều thay đổi – một thế giới mà trong đó vai trò rõ rệt của các công ty và khách hàng có sự giao thoa, đồng thời những nguồn lực kiến tạo giá trị đang thay đổi nhanh chóng.

Prahalad và Ramaswamy chỉ ra rằng, quan điểm truyền thống lấy công ty làm trung tâm của việc kiến tạo giá trị đang bị thách thức bởi những người tiêu dùng năng động, có tính kết nối cao và nhiều thông tin – kết hợp cùng với các ngành công nghiệp và công nghệ. Giá trị không còn nằm ở sản phẩm và dịch vụ được kiến tạo bởi công ty rồi được chuyển đến người tiêu dùng. Hai tác giả cho biết, giá trị là sự đồng kiến tạo của khách hàng và nhà sản xuất. Cùng với sự phát triển như vũ bão của hệ thống thông tin toàn cầu, người tiêu dùng ngày càng đóng góp một vai trò cực kỳ quan trọng hơn trong việc tạo ra giá trị trải nghiệm cho các sản phẩm. Họ không còn là một cá thể đơn lẻ, thiếu thông tin mà đã trở thành một cộng đồng gắn kết, năng động, nhiều trải nghiệm, mang tính toàn cầu. Vì thế các nhà sản xuất trong thế kỷ này không thể chỉ tập trung vào sản phẩm và giá trị đơn thuần của nó, thay vào đó, họ phải hướng đến việc kết hợp với người tiêu dùng để cùng kiến tạo ra các sản phẩm với giá trị đặc thù cho từng cá thể.

Chiến Lược Cạnh Tranh

Tác phẩm tiên phong “Chiến lược cạnh tranh” của Michael E. Porter – đã thay đổi cả lý thuyết, thực hành và giảng dạy chiến lược kinh doanh trên toàn thế giới. Hấp dẫn trong sự đơn giản – giống như mọi phát minh lớn – phân tích của Porter về các ngành công nghiệp đã thâu tóm toàn bộ sự phức tạp của cạnh tranh ngành vào năm yếu tố nền tảng. Porter đã giới thiệu một trong những công cụ cạnh tranh mạnh mẽ nhất cho tới nay: ba chiến lược cạnh tranh phổ quát – chi phí thấp, khác biệt hóa và trọng tâm -, những chiến lược đã biến định vị chiến lược trở thành một hoạt động có cấu trúc.

Ông chỉ ra phương pháp định nghĩa lợi thế cạnh tranh theo chi phí và giá tương đối, do đó liên hệ trực tiếp đến lợi nhuận và trình bày một góc nhìn hoàn toàn mới về cách thức tạo ra và phân chia lợi nhuận. Trong gần hai thập kỉ từ khi xuất bản, khung phân tích dự báo hành vi của đối thủ cạnh tranh của Porter đã thay đổi cách thức mà các doanh nghiệp nghiên cứu đối thủ và kích thích sự ra đời của một nhánh phân tích mới: đánh giá đối thủ cạnh tranh.

Sách được viết cho những người hoạt động thực tiễn cần phát triển chiến lược cho những doanh nghiệp cụ thể và cho những học giả muốn hiểu về cạnh tranh tốt hơn. Nó cũng hướng đến những độc giả khác muốn hiểu về ngành và các đối thủ cạnh tranh của họ. Phân tích cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với việc hoạch định chiến lược kinh doanh mà cả đối với tài chính doanh nghiệp, marketing, phân tích chứng khoán và nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.

Lợi Thế Cạnh Tranh

Phát triển những khái niệm và khung mẫu phân tích trong hai tác phẩm nêu trên, tác phẩm Lợi Thế Cạnh Tranh của Michael Porter đã thay đổi hoàn toàn quan niệm của chúng ta về quá trình tạo dựng và duy trì sự thịnh vượng trong nền kinh tế toàn cầu hiện đại.

Nghiên cứu đột phá của Porter về cạnh tranh quốc tế đã định hình chính sách quốc gia cho nhiều nước trên thế giới. Nó cũng làm thay đổi suy nghĩ và hành động ở các bang,các thành phố, các công ty và thậm chí là toàn bộ khu vực như Trung Mỹ…

Lý Thuyết Cạnh Tranh Doanh Nghiệp Thương Mại

Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh không những được thừa nhận là môi trường, động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng, mà còn được xem là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội khi Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật cho các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế.

Chính sách đổi mới, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam đã làm cho các doanh nghiệp chủ động tạo lập vị thế và cạnh tranh trên thị trường, phát huy năng lực thông qua các sản phẩm sáng tạo và khẳng định vị thế doanh nghiệp. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thưong mại nói riêng hiện nay còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cuốn sách chuyên khảo “Lý Thuyết Cạnh Tranh Doanh Nghiệp Thương Mại” được viết cho học viên đào tạo sau đại học và độc giả quan tâm tới chuyên ngành quản lý kinh tế. Cuốn sách gồm 5 chương bao toán toàn bộ các lý thuyết cạnh tranh trong doanh nghiệp thương mại.

Marketing Để Cạnh Tranh

Cuộc cách mạng kỹ thuật số đem đến những công nghệ mang tính xáo trộn, những đối thủ cạnh tranh mới, đồng thời giúp những đối thủ cạnh tranh hiện có vượt ra khỏi những ranh giới cạnh tranh quen thuộc. Người tiêu dùng châu Á thì ngày càng thông thái hơn, kết nối nhiều hơn và có nhiều phương cách mới mẻ hơn trong lựa chọn, mua sắm và sử dụng sản phẩm lẫn dịch vụ.

Trong quyển sách này, cha đẻ của ngành marketing hiện đại Philip Koter đã cộng tác với hai chuyên gia marketing đến từ châu Á là Hermawan Kartajaya từ Indonesia và Hooi Den Huan từ Singapore để cho ra đời tác phẩm Marketing để cạnh tranh – từ châu Á vươn ra thế giới trong kỷ nguyên người tiêu dùng số.

Quyển sách này cho thấy mối quan hệ trong hoạt động marketing không còn chỉ mang tính hàng dọc một chiều nữa mà đã trở nên ngang hàng hơn giữa các bên. Ngoài việc đưa ra những khái niệm và khung lý thuyết mới, quyển sách còn nêu lên vô số ví dụ thực tế về doanh nghiệp tại những quốc gia châu Á, từ đó làm sáng tỏ cách thức các công ty, tầm cỡ châu Á lẫn toàn cầu, cạnh tranh ra sao tại châu Á.

Chiến Lược Đại Dương Xanh

Chiến Lược Đại Dương Xanh là cuốn sách viết ra nhằm thay đổi tư duy chiến lược cho các giám đốc, nhà lãnh đạo doanh nghiệp với một chiến lược đơn giản: hãy bơi trong luồng nước rộng. Các công ty đang phải vật lộn cạnh tranh trong đại dương đỏ hẳn sẽ làm tốt hơn nếu học hỏi và làm theo ‘Chiến lược đại dương xanh’.

Vậy chiến lược đại dương xanh là gì? Các tác giả đã giải thích bằng cách so sánh với chiến lược đại dương đỏ, tức là lối suy nghĩ truyền thống thông thường:

  • Đừng cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại, hãy tạo ra một thị trường không có cạnh tranh.
  • Đừng đánh bại đối thủ cạnh tranh, hãy làm cho cạnh tranh trở nên không cần thiết.
  • Đừng khai thác tiếp các nhu cầu hiện có, hãy tạo ra và giành lấy các nhu cầu mới.
  • Đừng cố gắng cân bằng giá trị/chi phí, hãy phá vỡ cân bằng giá trị/chi phí.
  • Đừng đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong việc theo đuổi sự khác biệt hoặc theo đuổi chi phí thấp, hãy đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong chiến lược vừa theo đuổi sự khác biệt, đồng thời vừa theo đuổi chi phí thấp.

Theo Kim và Mauborgne, một bước đi chiến lược là một loạt những hành động quản lý và quyết định liên quan đến việc hình thành một hoạt động kinh doanh cho một thị trường lớn. Bản chất của “Chiến lược đại dương xanh” là nâng cao về giá trị đi kèm với sự tiện lợi, giá cả thấp và giảm chi phí. Nó buộc các công ty phải có bước nhảy vọt về giá trị, mang lại sự gia tăng mạnh mẽ về giá trị cho cả người mua và chính họ. Hai tác giả của cuốn sách mang tính nền tảng này, Kim và Mauborgne, đã sử dụng hàng loạt những ví dụ minh họa từ Hãng hàng không Southwest Airlines, công ty xuất khẩu văn hóa Cirque du Soleil tới các công ty Curves và Starbucks để đưa ra các công cụ và khung cơ cấu mà họ phát triển nhằm phân tích các đại dương xanh.

Thẻ Điểm Cân Bằng – Biến Chiến Lược Thành Hành Động

Cuốn sách “Thẻ điểm cân bằng – Biến chiến lược thành hành động” (The Balanced Scorecard – Translating trategy into action) là một tác phẩm đúc kết thành tựu của dự án này. Với 12 chương và phụ lục hướng dẫn cách thức xây dựng một thẻ điểm cân bằng, tác phẩm trình bày một cách hệ thống quan điểm, mục đích, tầm quan trọng của việc sử dụng các thước đo để quản lý chiến lược kinh doanh cũng như cách thức xây dựng và ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong việc đo lường hiệu quả và hoạch định chiến lược cho một doanh nghiệp.

Ngày nay, các tổ chức kinh doanh đang phải cạnh tranh với nhau trong những môi trường phức tạp. Do đó, việc thấu hiểu các mục tiêu và phương pháp đạt được những mục tiêu đó là vấn đề sống còn. Thẻ điểm cân bằng diễn giải nhiệm vụ và chiến lược của một tổ chức thành một tập hợp hoàn chỉnh các thước đo hiệu quả hoạt động, các thước đo này cung cấp một khung làm việc cho hệ thống quản lý và đo lường chiến lược. Thẻ điểm cân bằng nhấn mạnh việc đạt được các mục tiêu tài chính song cũng bao gồm cả các động lực hoạt động của các mục tiêu tài chính này. Thẻ điểm tính toán hiệu suất hoạt động của một tổ chức kinh doanh dựa theo bốn khía cạnh được cân bằng, bao gồm: tài chính, khách hàng, các quá trình kinh doanh nội tại, và học tập – tăng trưởng. Thẻ điểm cân bằng giúp các công ty có khả năng theo dõi kết quả hoạt động tài chính trong khi vẫn giám sát được diễn biến trong việc tạo dựng các khả năng và thu về các tài sản vô hình mà họ cần cho sự phát triển trong tương lai.

Đây là cuốn sách của hai nhà sáng lập ra Thẻ điểm cân bằng, nó chỉ ra cách thức các nhà quản lý có thể sử dụng công cụ mang tính cách mạng này để huy động nhân viên của họ hoàn thành sứ mệnh của công ty. Ngoài vai trò là một hệ thống đo lường, Thẻ điểm cân bằng còn là một hệ thống quản lý có thể chuyển năng lượng, khả năng và kiến thức riêng của nhân viên trong toàn tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược dài hạn.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

11 cuốn sách hay về đại dương sâu thẳm và diệu kỳ 11 cuốn sách hay về đại dương cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về bờ biển, các rạn san hô, đại dương sâu thẳm với những sinh…
9 quyển sách hay cho tuổi 18 rất cần thiết trong quá trình trưởng thành 9 quyển sách hay cho tuổi 18 giúp tìm ra điều mình muốn trở thành trong cuộc sống, cách biến ước mơ thành hiện thực và những bước đầu…
9 cuốn sách hay về doanh nhân Việt Nam truyền cảm hứng mạnh mẽ đến người đọc 9 cuốn sách hay về doanh nhân Việt Nam viết về sự nghiệp, cuộc đời các doanh nhân Việt Nam nổi tiếng cùng những vai trò và đóng góp…
Back to top button