Nhà Đầu Tư Thông Minh

Tác giảBenjamin Graham
Thể loạiSách chứng khoán, sách tài chính
Số trang644
Năm1949
Rating4.3/5


Nội dung

Là nhà tư vấn đầu tư vĩ đại nhất của thế kỷ 20, Benjamin Graham đã giảng dạy và truyền cảm hứng cho nhiều người trên khắp thế giới. Triết lý “đầu tư theo giá trị“ của Graham, bảo vệ nhà đầu tư khỏi những sai lầm lớn và dạy anh ta phát triển các chiến lược dài hạn, đã khiến Nhà đầu tư thông minh trở thành cẩm nang của thị trường chứng khoán kể từ lần xuất bản đầu tiên vào năm 1949.

Trải qua năm tháng, diễn biến thị trường đã chứng minh tính sáng suốt trong các chiến lược của Graham. Trong khi vẫn giữ lại toàn vẹn văn bản ban đầu của Graham, ấn phẩm tái bản này bổ sung thêm bình luận cập nhật của ký giả chuyên về tài chính nổi tiếng Jason Zweig. Cái nhìn của Zweig bao quát hiện thực của thị trường ngày nay, vạch ra sự tương tự giữa những ví dụ của Graham và các tít báo về tài chính hiện nay, giúp bạn đọc có sự hiểu biết kỹ lưỡng hơn về cách thức áp dụng các nguyên tắc của Graham.

Sống động và cần thiết, Nhà đầu tư thông minh là cuốn sách quan trọng nhất mà bạn có dịp đọc về cách thức đạt được các mục tiêu tài chính của mình.

Thể loại

Nhà Đầu Tư Thông Minh có mặt trong:

Review


Đặng Cường - - Review on: Tiki

Huyền Thoại Đầu Tư Giá Trị

Warren Buffet – nhà đầu tư huyền thoại đã xem đầu tư giá trị là phương châm đầu tư của mình và ” Nhà đầu tư thông minh ” là tác phẩm kinh điển nhất về đầu tư mà ông từng đọc. Benjemin Graham đã tạo ra 1 phương pháp đầu tư dựa vào nội tại của doanh nghiệp, giá cả bị thị trường đánh giá thấp và ban lãnh đạo tài năng để lựa chọn danh mục đầu tư. Bên cạnh đó là các giải thích về ý nghĩa về các chỉ số tài chính quan trọng cho đầu tư, giúp gia tăng giá trị cho bất kỳ nhà đầu tư nào. Có thể nói, đây là cuốn sách gối đầu cho mọi nhà đầu tư trên thế giới


Kiều - - Review on: Fahasa

Nền tảng về chứng khoán

Tất cả những gì bạn cần là một khung lý thuyết thật tốt, để đảm bảo cho việc ra quyết định mà không bị cảm xúc chi phối. Cuốn sách này mô tả một khuôn mẫu thích hợp theo cách rất chính xác và rõ ràng. Bạn phải tuân theo các ‘kỷ luật cảm xúc’.


Phúc - - Review on: Fahasa

Dễ hiểu, khoa học cùng những ví dụ thực tế

Cuốn sách Nhà Đầu Tư Thông Minh của Benjamin Graham là một trong những cuốn sách hay mà các nhà đầu tư phố Wall bình chọn về tài chính, kinh doanh. Cuốn sách này khá dày hơn 600 trang, và cũng phải mất gần cả tháng để có thể đọc hết được. Cuốn sách sử dụng cách viết dễ hiểu, khoa học cùng những ví dụ thực tế. Những nội dung tôi đọc được trong sách đã trở thành nền tảng cho tất cả những quyết định đầu tư và kinh doanh sau này của tôi. Qua cuốn sách tôi hiểu thêm về Người đầu cơ và Nhà đầu tư từ đó rút kinh nghiệm cho những lần đầu tư của mình. Điểm cốt lõi trong nguyên tắc của Graham đó là đầu tư theo giá trị và chú trọng lợi ích mang tính dài hạn.


Linh - - Review on: Fahasa

Sách kinh điển về đầu tư chứng khoán

Đây là quyển sách kinh điển về đầu tư chứng khoán, về nội dung thì rất giá trị. Tuy nhiên bản dịch sách có quá nhiều vấn đề, người dịch không có kiến thức tài chính, rất nhiều đoạn quan trong giống google dịch, làm cho bản dịch tiếng Việt không có giá trị. Nên đọc thêm bản tiếng Anh để hiểu rõ hơn nội dung được tác giả truyền tải. Nói thêm, do Graham viết cuốn sách từ lâu, nên văn phong tiếng Anh ông dùng cũng có phần cổ điển và khó dịch hơn các quyển sách kinh tế hiện này. Quyển sách mang lại rất nhiều kiến thức về kinh tế, đặc biệt là chứng khoán. Lối diễn đạt thu hút, không nhàm chán như nhiều quyển sách kinh tế khác. Đã chơi và tìm hiểu về chứng khoán thì nên đọc cuốn này!.


Alicia V - - Review on: Goodreads

Dễ hiểu và cung cấp nhiều thông tin về đầu tư tài chính

Cuốn sách tương đối dễ hiểu và cung cấp nhiều thông tin về đầu tư tài chính. Được viết bởi một nhà kinh tế và đầu tư chuyên nghiệp nhưng rất thiết thực và thú vị.

Đọc thử sách

ĐẦU TƯ HAY ĐẦU CƠ!

Điều chúng ta muốn nói lên bằng thuật ngữ “nhà đầu tư” (investor) là gì? Trong suốt cuốn sách, thuật ngữ này sẽ được sử dụng theo nghĩa tương phản với “nhà đầu cơ” (speculator). Ngay từ năm 1934, trong giáo trình Security Analysis (Phân tích chứng khoán)[28] của mình, chúng tôi đã thử tìm cách trình bày một cách chính xác sự khác nhau giữa hai thuật ngữ đó như sau: “Hoạt động đầu tư là hoạt động dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng, hứa hẹn sự an toàn của vốn và mang lại một phần lời lãi thỏa đáng. Các hoạt động không đáp ứng được các yêu cầu đó là hoạt động đầu cơ.”

Trong khi chúng tôi luôn bám sát định nghĩa này trong suốt 38 năm qua, một điều cũng cần lưu ý là đã có những thay đổi lớn lao xảy ra đối với việc sử dụng thuật ngữ “nhà đầu tư” trong giai đoạn đó. Sau cuộc đại suy thoái thị trường những năm 1929-1932, tất cả các cổ phiếu thường đều bị coi là có tính đầu cơ về bản chất. (Một chuyên gia hàng đầu đã tuyên bố thẳng thừng rằng chỉ có trái phiếu mới có thể đuợc mua để đầu tư[29]). Do vậy, khi đó chúng tôi đã phải bảo vệ định nghĩa của mình khỏi lời buộc tội là nó nêu ra một phạm vi quá rộng đối với khái niệm đầu tư.

Song hiện nay mối quan ngại của chúng tôi lại theo chiều ngược lại. Chúng tôi phải ngán không để bạn đọc sử dụng một biệt ngữ thông dụng nhằm áp dụng thuật ngữ “nhà đầu tư” đối với bất cứ ai và tất cả mọi người trên thị trường chứng khoán. Trong lần xuất bản gần đây nhất, chúng tôi đã trích dẫn dòng tít lớn sau đây của một bài báo trên trang nhất trong tạp chí tài chính hàng đầu của mình vào tháng 6 năm 1962:

CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NHỎ LÀ NHỮNG NGƯỜI BÁN LÚC GIÁ XUỐNG, HỌ BÁN KHỐNG CÁC LỐ LẺ

Tháng 10 năm 1970, cũng tạp chí này có bài xã luận phê phán cái mà tạp chí đó gọi là “các nhà đầu tư liều lĩnh”, những người đã vội vã gia nhập bên mua.

Các trích dẫn này minh họa khá rõ sự lẫn lộn thống trị nhiều năm trong việc sử dụng các từ đầu tư và đầu cơ. Hãy xem định nghĩa về đầu tư mà chúng tôi đề xuất ở trên và so sánh nó với việc bán một số cổ phiếu bởi một người ít kinh nghiệm trong công chúng, một người thậm chí không sở hữu cái mà anh ta bán ra, và có một niềm tin mang nặng cảm tính là anh ta sẽ có khả năng mua lại các cổ phiếu đó với giá thấp hơn nhiều. (Điều không phải không thích hợp là chỉ ra rằng khi bài báo năm 1962 xuất hiện thì thị trường đã chịu một đợt sụt giảm lớn, và sau đó đã sẵn sàng cho một đợt tăng trở lại còn mạnh hơn. Đó có lẽ là thời gian tồi nhất có thể có để bán khống). Theo một cách hiểu thông thường hơn, cụm từ vừa được sử dụng “nhà đầu tư liều lĩnh” có thể được xem như một sự tương phản buồn cười – đại loại cũng giống như cụm từ “kẻ keo kiệt tiêu tiền như rác” – nếu như việc sử dụng sai ngôn ngữ này không đến nỗi có hại cho lắm.

Tờ báo đã sử dụng từ “nhà đầu tư” trong những trường hợp như vậy bởi vì theo ngôn ngữ dễ dãi của Phố Wall, bất kỳ ai mua hoặc bán chứng khoán đều là nhà đầu tư , bất kể anh ta mua cái gì, nhằm mục đích gì, tại giá nào, mua bằng tiền mặt hay tiền bảo chứng. Hãy so sánh điều này với thái độ của công chúng đối với các cổ phiếu thường năm 1948, khi mà trên 90% những người được hỏi cho thấy họ phản đối việc mua các cổ phiếu thường[30]. Khoảng một nửa số người cho biết lý do là “không an toàn, một sự đánh bạc”, và một nửa thì nêu lý do là “không thạo”[31]. Điều thực sự mỉa mai (tuy không đáng ngạc nhiên) là việc mua tất cả các loại cổ phiếu thường nói chung được coi là mang tính đầu cơ cao hoặc có tính rủi ro cao, khi mà chúng đang được bán trên cơ sở rất hấp dẫn, và nhờ vào việc sắp đạt được sự tăng giá lớn nhất trong lịch sử của chúng; ngược lại, việc chúng đã tăng giá đến mức nguy hiểm không thể chối cãi được, theo đánh giá dựa vào kinh nghiệm cũ, sau đó đã biến các chứng khoán này thành các khoản “đầu tư” và toàn bộ những người mua chứng khoán loại này là “nhà đầu tư”.

Sự phân biệt giữa đầu tư và đầu cơ đối với các chứng khoán luôn là một điều hữu ích và việc sự phân biệt này biến mất là một lý do gây quan ngại. Chúng tôi thường nói rằng Phố Wall với tư cách là một thể chế cần phải được tư vấn để phục hồi lại sự phân biệt này và nhấn mạnh nó trong tất cả các giao dịch với công chúng. Nếu không, các thị trường chứng khoán một ngày nào đó sẽ bị lên án do đã để xảy ra những tổn thất đầu cơ lớn mà những người chịu mất mát đã không được cảnh báo trước. Điều mỉa mai, một lần nữa, là hầu hết các tình trạng lúng túng về tài chính gần đây của một số công ty chứng khoán có lẽ là xuất phát từ việc đưa các cổ phiếu thường có tính đầu cơ vào trong quỹ vốn của mình. Chúng tôi tin rằng người đọc cuốn sách này sẽ có được quan niệm tương đối rõ ràng về các rủi ro có tính cố hữu của các cam kết cổ phiếu thường – những rủi ro đó là phần không thể tách rời của các cơ hội về lợi nhuận mà chúng đưa ra, và cả hai cái đó đều cần được xét đến trong những tính toán của nhà đầu tư.

Điều chúng tôi vừa nêu cho thấy là không còn tồn tại những phương cách đầu tư thuần túy chỉ bao gồm những cổ phiếu thường tiêu biểu – theo nghĩa là bạn luôn có thể chờ để mua chúng ở cái giá không có rủi ro về thị trường hoặc không có thua thiệt về mặt niêm yết giá đủ lớn để gây bất an. Trong hầu hết các giai đoạn, nhà đầu tư cần nhận biết sự tồn tại của yếu tố đầu cơ trong các cổ phiếu thường mà anh ta đang giữ. Nhiệm vụ của anh ta là phải giữ cho thành phần này trong giới hạn đủ nhỏ, và phải sẵn sàng về mặt tài chính và tâm lý để đối phó với các kết cục bất lợi có thể xảy ra trong ngắn hạn hoặc dài hạn.

Hai đoạn cần được bổ sung để nói về bản chất đầu cơ tự thân của chứng khoán, được phân biệt với thành phần đầu cơ hiện hữu trong hầu hết các cổ phiếu thường tiêu biểu. Đầu cơ công khai không phải là điều phi pháp, phi đạo lý, cũng không phải (đối với hầu hết mọi người) là để làm phồng túi tiền. Không chỉ có thế, một số loại đầu cơ còn là cần thiết và không tránh khỏi, bởi vì trong nhiều tình huống về cổ phiếu thường, khả năng xảy ra lãi và lỗ đều rất lớn, và rủi ro trong trường hợp đó cần được ai đó gánh chịu[32]. Có sự đầu cơ thông minh, cũng như có sự đầu tư thông minh. Nhưng có nhiều kiểu đầu cơ kém thông minh. Trong số đó một số kiểu trước tiên là: (1) đầu cơ trong khi lại nghĩ mình đang đầu tư, (2) đầu cơ nghiêm túc chứ không phải để cho vui, trong khi bạn thiếu những kiến thức và kỹ năng cần thiết; và (3) đánh liều đầu cơ nhiều tiền hơn những gì bạn có thể đáp ứng được khi thua lỗ.

Theo quan điểm thận trọng của chúng tôi, tất cả những nhà đầu tư không chuyên nghiệp nào đang kinh doanh theo hình thức bảo chứng[33] nên biết rằng anh ta tự bản thân mình đang đầu cơ và nhà môi giới của anh ta có nhiệm vụ nói cho anh ta biết. Và những ai mua được cái gọi là cổ phiếu thường phát hành “nóng”, theo bất cứ cách nào tương tự cũng đều là đầu cơ hay đánh bạc.

Đầu cơ luôn là một việc rất hấp dẫn, và nó cũng rất thú nếu bạn là người dẫn đầu cuộc chơi. Nếu muốn thử vận may của mình, bạn hãy dành một khoản – càng nhỏ càng tốt – tiền vốn của mình trong quỹ riêng để phục vụ cho mục đích này. Đừng bao giờ đổ thêm tiền vào tài khoản này chỉ vì thị trường đã đi lên và lợi nhuận tuôn vào. (Đó là lúc bạn cần xem xét để rút tiền ra khỏi quỹ đầu cơ).

Đừng bao giờ trộn lẫn các hoạt động đầu cơ và đầu tư vào cùng một tài khoản, càng không được làm thế trong bất cứ suy nghĩ nào của mình.

Những kết quả mà nhà đầu tư phòng vệ có thể trông đợi Chúng tôi đã định nghĩa nhà đầu tư phòng vệ là một người quan tâm chủ yếu đến sự an toàn và không muốn hệ lụy phiền toái. Nói chung anh ta nên tiến hành như thế nào và anh ta có thể mong đợi mức sinh lợi ra sao trong những “điều kiện bình thường trung bình” – nếu thật sự tồn tại những điều kiện như vậy? Để trả lời các câu hỏi này, đầu tiên chúng tôi sẽ xét tới những gì chúng tôi đã viết về vấn đề này bảy năm trước, sau đó là những thay đổi đáng kể nào đã xảy ra kể từ khi đó đối với các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới lợi nhuận được trông đợi của nhà đầu tư , và cuối cùng là những gì anh ta nên làm và nên mong đợi trong những điều kiện của hiện tại (vào đầu năm 1972).

1. Những gì chúng tôi đã nói sáu năm trước. Chúng tôi đã khuyến khích nhà đầu tư chia đều tài sản chứng khoán của mình giữa các trái phiếu cấp cao và các cổ phiếu thường hàng đầu; phần trái phiếu không bao giờ được ít hơn 25% hoặc nhiều hơn 75%, và điều ngược lại là cần thiết cho phần cổ phiếu thường; lựa chọn đơn giản nhất của anh ta là giữ một tỷ lệ 50-50 giữa chúng, và có điều chỉnh để khôi phục lại cân bằng khi mà các diễn biến của thị trường khiến nó lệch đi, chẳng hạn, khoảng 5%. Một phương châm thay thế khác là anh ta có thể giảm phần cổ phiếu thường xuống 25% “nếu anh ta cảm thấy thị trường cao một cách nguy hiểm”, và ngược lại có thể tăng nó lên đến 75% “nếu anh ta cảm thấy rằng sự giảm giá cổ phiếu khiến chúng mỗi lúc một hấp dẫn hơn”.

Vào năm 1965, nhà đầu tư có thể đạt được mức sinh lợi khoảng 4,5% với các trái phiếu cấp cao có đánh thuế và 3,25% với các trái phiếu miễn thuế tốt. Mức sinh lợi cổ tức (dividend return) của các cổ phiếu thường hàng đầu (với chỉ số DJIA ở mức 892) chỉ khoảng 3,2%. Thực tế này, cũng như một số thực tế khác, cho thấy là cần có sự thận trọng. Chúng tôi đã gợi ý rằng “ở mức thị trường bình thường” nhà đầu tư có thể đạt được mức sinh lợi cổ tức ban đầu khoảng từ 3,5% đến 4,5% với việc mua cổ phiếu của mình, ngoài ra cũng nên cộng thêm vào đó sự tăng đều đặn giá trị cơ sở [34] (và mức “giá thị trường bình thường”) của một danh mục chứng khoán mang tính đại diện lên cùng một lượng, điều này sẽ mang lại một mức sinh lợi từ cổ tức kết hợp với sự tăng giá trị bằng khoảng 7,5% một năm. Việc chia đều giữa trái phiếu và cổ phiếu sẽ thu được hoa lợi khoảng 6% trước khi đóng thuế thu nhập. Chúng tôi cũng nói thêm rằng thành phần cổ phiếu sẽ có tác dụng bảo vệ tương đối tốt đối với việc giảm sức mua do lạm phát quy mô lớn.

Cũng nên chỉ ra rằng các phép tính toán trên cho thấy kỳ vọng về tốc độ tăng của thị trường cổ phiếu thấp hơn rất nhiều so với mức tăng thực tế trong khoảng thời gian từ năm 1949 đến năm 1964. Mức tăng này cho giá trị trung bình cao hơn nhiều con số 10% đối với các cổ phiếu được niêm yết xét tổng thể, và nói chung người ta coi điều này như sự đảm bảo rằng trong tương lai cũng sẽ có những kết quả thỏa đáng như vậy. Rất ít người chịu nhìn nhận một cách nghiêm túc về khả năng là mức tăng cao trong quá khứ đồng nghĩa với việc giá cổ phiếu “bây giờ quá cao”, và do đó “những kết quả tuyệt vời kể từ năm 1949 sẽ không dẫn tới những kết quả rất tốt mà là xấu trong tương lai”.[35] 2. Những gì đã diễn ra từ sau năm 1964 Thay đổi lớn kể từ năm 1964 là sự tăng mức lãi suất của các trái phiếu hàng đầu lên tới mức cao kỷ lục, mặc dù kể từ khi đó cũng có sự hồi phục đáng kể từ những mức giá thấp nhất của năm 1970. Mức sinh lợi có thể thu được từ các cổ phiếu công ty mới phát hành tốt hiện giờ là khoảng 7,5%, cao hơn nhiều so với mức 4,5% của năm 1964. Trong khi đó, mức sinh lợi cổ tức của các cổ phiếu loại DJIA[36] tăng tương đối cao ngay cả trong thời kỳ suy giảm thị trường 1969-1970, nhưng trong khi chúng tôi đang viết lúc này (lúc “Dow” ở mức 900), mức sinh lợi này là thấp hơn 3,5%, so với 3,2% vào cuối năm 1964. Sự thay đổi trong mức lãi suất hiện hành tạo ra mức sụt giảm lớn nhất khoảng 38% giá thị trường của các trái phiếu trung hạn trong suốt giai đoạn này.

Có một khía cạnh có tính nghịch lý đối với các diễn biến này. Vào năm 1964, chúng tôi đã phân tích khá kỹ về khả năng là giá cổ phiếu có lẽ là quá cao và rốt cuộc nó sẽ phải chịu sự giảm giá nặng nề; nhưng chúng tôi đã không xem xét cụ thể khả năng đó cũng thể xảy ra đối với giá của các trái phiếu cấp cao. (Những ai mà chúng tôi biết đều không xem xét khả năng này). Chúng tôi có cảnh báo (tại trang 90) rằng “một trái phiếu dài hạn có thể thay đổi giá rất nhiều để đáp lại những thay đổi của mức lãi suất”. Sau những gì đã diễn ra, chúng tôi nghĩ rằng cảnh báo này – với các ví dụ đi kèm – đã không được nhấn mạnh đủ mức cần thiết. Vì thực tế rằng nếu một nhà đầu tư có một khoản tiền nhất định trong nhóm DJIA tại giá đóng cửa của nó là 874 vào cuối năm 1964 thì anh ta sẽ có một khoản lợi nhuận nhỏ sau đó vào cuối năm 1971; thậm chí ở mức giá thấp nhất (631) vào năm 1970 thì thua lỗ được thể hiện của anh ta cũng vẫn ít hơn thua lỗ của trái phiếu dài hạn loại tốt. Mặt khác, nếu anh ta chỉ giới hạn phần đầu tư trái phiếu vào trái phiếu tiết kiệm Mỹ các chứng khoán công ty phát hành ngắn hạn hoặc các tài khoản tiết kiệm thì anh ta sẽ không bị thua lỗ về giá trị thị trường đối với số tiền gốc của mình trong giai đoạn này và anh ta sẽ nhận được mức sinh lợi cao hơn so với mức sinh lợi của các cổ phiếu tốt. Do đó, các “công cụ tương đương tiền mặt” thật sự lại là sự đầu tư tốt hơn trong năm 1964 so với cổ phiếu thường – cho dù có xảy ra lạm phát mà đáng lẽ theo lý thuyết phải có lợi cho cổ phiếu hơn tiền mặt. Sự sụt giảm trong giá trị vốn được thông báo của các trái phiếu dài hạn tốt là do diễn biến trong thị trường tiền tệ, một lĩnh vực khó hiểu mà bình thường vốn không có ảnh hưởng quan trọng tới phương châm đầu tư của các cá nhân.

Đây chỉ là một chuỗi vô tận các trải nghiệm theo thời gian để chứng minh rằng tương lai của giá chứng khoán không bao giờ có thể dự đoán được[37]. Giá trái phiếu hầu như luôn dao động ít hơn giá cổ phiếu, và nhà đầu tư nói chung có thể mua các trái phiếu tốt với bất kỳ kỳ hạn nào mà không phải lo lắng về những thay đổi trong giá trị thị trường của chúng. Có một vài ngoại lệ đối với quy luật này, và giai đoạn sau năm 1964 là một ví dụ. Chúng tôi sẽ nói nhiều hơn về vấn đề thay đổi giá cả trái phiếu trong một chương sau này.

3. Các kỳ vọng và phương châm vào cuối năm 1971 và đầu năm 1972 Đến cuối năm 1971, người ta có thể thu được lãi suất chịu thuế 8% đối với các trái phiếu công ty tốt với kỳ hạn trung bình, và 5,7% miễn thuế đối với các chứng khoán tốt của bang hoặc thành phố. Trong lĩnh vực ngắn hạn hơn thì nhà đầu tư có thể thu được khoảng 6% đối với các chứng khoán của chính phủ Mỹ có kỳ hạn 5 năm. Trong trường hợp sau, người mua không cần quan tâm đến sự giảm sút có thể có của giá thị trường, vì anh ta chắc chắn sẽ được hoàn trả toàn bộ kể cả 6% mức lợi nhuận lãi, vào cuối một thời kỳ cầm giữ tương đối ngắn, cổ phiếu DJIA với mức giá thường xuyên của nó là 900 vào năm 1971 chỉ kiếm được có 3,5%.

Hãy cho phép chúng tôi giả định rằng hiện nay, cũng như trong quá khứ, quyết định phương châm đầu tư cơ bản là làm thế nào để phân chia khoản đầu tư giữa các trái phiếu cấp cao (hay các “công cụ tương đương tiền mặt” khác) và các cổ phiếu loại DJIA dẫn đầu.

Nhà đầu tư nên đi theo đường hướng nào trong điều kiện hiện nay, nếu chúng ta không có lý do chắc chắn để dự đoán một động thái đi lên hoặc đi xuống đáng kể trong tương lai gần? Đầu tiên hãy để chúng tôi chỉ ra rằng nếu không có sự thay đổi bất lợi nghiêm trọng nào, nhà đầu tư phòng vệ có thể tin vào mức sinh lợi cổ tức 3,5% hiện nay của cổ phiếu của mình và cả mức lên giá trung bình hàng năm khoảng 4%. Chúng tôi sẽ giải thích sau này rằng sự tăng giá dựa chủ yếu trên sự tái đầu tư của một số công ty một lượng tương ứng hàng năm từ lợi nhuận không được phân phối cho cổ đông. Trước khi nộp thuế thì mức sinh lợi kết hợp từ các loại cổ phiếu của anh ta khi đó tính trung bình sẽ khoảng 7,5% chẳng hạn, ít hơn một chút so với lãi suất từ các trái phiếu cấp cao của anh ta[38]. Sau khi nộp thuế thì mức sinh lợi trung bình của cổ phiếu lúc đó sẽ khoảng 5,3%[39]. Con số này gần bằng những gì ta có thể thu được hiện tại từ các trái phiếu tốt miễn thuế với kỳ hạn trung bình.

So với các kỳ vọng trong phân tích về năm 1964 của chúng tôi, các kỳ vọng này là kém thuận lợi hơn nhiều đối với cổ phiếu so với trái phiếu. (Kết luận này được suy ra một cách hiển nhiên từ một điều thực tế cơ bản là hoa lợi trái phiếu đã tăng nhiều hơn nhiều hoa lợi cổ phiếu kể từ 1964.) Chúng ta không bao giờ được quên sự thật là chi trả về tiền lãi và tiền gốc của các trái phiếu tốt được bảo hộ tốt hơn nhiều và do đó chúng chắc chắn hơn cổ tức và sự lên giá của cổ phiếu. Vì thế, chúng tôi buộc phải kết luận rằng hiện tại, vào cuối năm 1971, đầu tư trái phiếu được ưa chuộng hơn nhiều so với đầu tư cổ phiếu. Nếu chúng tôi có thể chắc chắn rằng kết luận này là đúng thì chúng tôi sẽ phải khuyên nhà đầu tư phòng vệ đặt hết tiền vào trái phiếu và không một đồng nào cho cổ phiếu thường, cho đến khi mối quan hệ hoa lợi hiện tại thay đổi một cách đáng kể theo hướng có lợi cho cổ phiếu. Nhưng tất nhiên là chúng tôi không thể chắc chắn rằng trái phiếu sẽ có lợi hơn cổ phiếu xét từ các mức của ngày hôm nay. Người đọc sẽ nghĩ ngay lập tức rằng yếu tố lạm phát là lý do chính. Trong chương sau, chúng tôi sẽ lập luận rằng những kinh nghiệm đáng kể của mình về lạm phát ở Mỹ trong thế kỷ này sẽ không ủng hộ cho việc lựa chọn cổ phiếu thay vì trái phiếu, với các mức chênh lệch về hoa lợi hiện nay. Song luôn tồn tại một khả năng – mặc dù chúng tôi coi là rất khó xảy ra – rằng có một cuộc lạm phát tăng tốc, bằng cách này hay cách khác sẽ khiến cổ phiếu được ưa chuộng hơn trái phiếu được chi trả bằng một khoản tiền cố định[40]. Song cũng có một khả năng khác – mà chúng tôi cũng coi là rất khó xảy ra – là việc kinh doanh ở Mỹ sẽ trở nên sinh lời đến mức mà không cần có lạm phát tăng cao, cũng có thể khiến giá trị cổ phiếu thường tăng mạnh trong một vài năm tới. Cuối cùng, còn có một khả năng quen thuộc nữa là chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc tăng giá lớn mang tính đầu cơ trong thị trường cổ phiếu, mà không có lý do thực sự nào từ phía các giá trị cơ sở. Bất kỳ nguyên nhân nào trong số các nguyên nhân này, và có thể là những nguyên nhân khác mà chúng tôi chưa nghĩ tới, đều có thể khiến nhà đầu tư hối hận khi tập trung 100% vào trái phiếu kể cả khi mức hoa lợi của chúng hấp dẫn hơn.

Do đó sau cuộc thảo luận ngắn về các cân nhắc chủ yếu này, chúng tôi một lần nữa nói đến phương châm thỏa hiệp cơ bản cho các nhà đầu tư phòng vệ – tức là họ luôn luôn phải có một phần quỹ đáng kể dành cho phần nắm giữ kiểu trái phiếu và một phần đáng kể khác dành cho cổ phần chủ sở hữu. Tuy nhiên, họ vẫn có thể chọn giữa việc duy trì một sự phân chia đơn giản 50-50 giữa hai thành phần này, hoặc một tỷ lệ khác, dựa trên đánh giá của họ, dao động từ thấp nhất là 25% và cao nhất là 75% mỗi loại. Chúng tôi sẽ đưa ra cách nhìn chi tiết hơn về các phương châm khác nhau này trong một chương sau này. Hiện tại vì tổng mức sinh lợi mong đợi của cổ phiếu thường gần bằng tổng mức sinh lợi của trái phiếu, mức sinh lợi kỳ vọng hiện tại (bao gồm cả sự tăng giá cổ phiếu) của nhà đầu tư sẽ ít thay đổi bất kể anh ta phân chia quỹ giữa hai thành phần này như thế nào. Như đã tính ở trên, tổng mức sinh lợi sinh ra từ cả hai bộ phận này là khoảng 7,8% trước khi tính thuế, hay 5,5% trên cơ sở miễn thuế(hoặc ước tính thuế đã trả). Mức sinh lợi như vậy là cao hơn đáng kể so với những gì một nhà đầu tư thận trọng tiêu biểu thực hiện được trong hầu hết lịch sử đầu tư dài hạn. Nó có thể không hấp dẫn lắm khi so với mức sinh lợi 14% hoặc xấp xỉ như thế thu được từ các cổ phiếu thường trong 20 năm thị trường đi lên liên tục sau năm 1949. Song chúng ta cũng nên nhớ rằng giữa khoảng thời gian từ năm 1949 đến năm 1969, giá DJIA đã tăng hơn 5 lần trong khi lợi tức và cổ tức của nó chỉ tăng khoảng 2 lần. Do đó, phần lớn kỷ lục thị trường đầy ấn tượng trong giai đoạn đó là dựa trên sự thay đổi thái độ của nhà đầu tư và nhà đầu cơ chứ không phải do các giá trị cơ sở của công ty. Ở một mức độ nào đó có thể gọi đây là “hoạt động tự nâng” (“bootstrap operation”)…

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

Phương Pháp Dạy Con Không Đòn Roi Sự thật là không ai trong chúng ta hoàn hảo, đặc biệt là trong lúc phải đối phó với hành vi của con cái mình. Có những lúc chúng…
Nghệ Thuật Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Mọi kết quả, thành công hay thất bại, giàu có hay nghèo đói, đều có một hoặc nhiều nguyên nhân cụ thể gây nên. Mọi nguyên nhân hoặc hành…
Cách Khen, Cách Mắng, Cách Phạt Con Để trở thành những người cha người mẹ như trẻ hằng mong ước, điều mà bạn cần đem đến cho trẻ chính là sự yêu thương. Bạn phải chứng…
Back to top button