Sách hay nhất của William James

Tác giả William James, nhà tâm lý học nổi tiếng. Sách của William James nói về triết lý sống, tâm lý học, tôn giáo và ý nghĩa của cuộc sống.

Sách hay nhất của William James

Cuộc Đời Vốn Dĩ Rất Khó Nghĩ

Cuộc Đời Vốn Dĩ Rất Khó Nghĩ

Cuộc sống vốn khó khăn, ta lại lăn tăn mỗi lần phải nghĩ.

Niềm vui rốt cuộc là gì? Niềm vui là được ăn no lúc đói, được nói khi lòng muốn giãi bày? Niềm vui là được hát giữa núi rừng bát ngát, được tắm mát nơi dòng suối hiền hòa?

Bỗng một ngày trái tim ta vỡ òa. Chẳng phải!

Có lúc ta rụt rè, e ngại

Có lúc ta hồ hởi, đắm say

Hóa ra, nỗi đau vẫn còn đó, thêm vài chuyện đắn đo.

Hóa ra, chẳng có ai sẵn lòng thấu hiểu chúng ta nếu chúng ta chẳng sẵn lòng thấu hiểu chính mình.

Hóa ra, hạnh phúc chẳng ở đâu xa, ngay trong ta đấy thôi, ngay từ những điều giản dị.

Thế thì, có gì phải khó nghĩ.

Thế thì, có gì phải sầu bi.

Đứng lên đi, những trái tim nóng hổi. Bước qua nông nổi, để thấy mình vươn lên. Có gì gần mình hơn thế, nhưng hiếm có ai hiểu hết được chính mình. Cuốn sách tuyệt vời này sẽ:

Giúp bạn hiểu những mảnh ghép vô hình sống động bên trong mỗi người

Trao cho bạn những bí quyết kiến tạo hạnh phúc từ những điều giản đơn

Chỉ dẫn cho bạn vươn tới một cuộc đời đáng sống

Ừ thì, CUỘC ĐỜI VỐN DĨ VẪN KHÓ NGHĨ

Nhưng ở bất cứ đâu trên hành trình của cuộc sống, sự kiên trì luôn thổi một niềm say mê cho những người sống với nó. Một sự sống đích thực là khi chúng ta nguyện ý sống và cống hiến hết mình cho sự sống ấy. Và hạnh phúc đẹp nhất của đời người là tìm ra ý nghĩa của sự sống. Ý nghĩa ấy tồn tại khắp thế gian.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

WILLIAM JAMES – NGƯỜI ĐẶT NỀN TẢNG CHO TÂM LÍ HỌC HÀNH VI HIỆN ĐẠI & MỘT TRONG BA ÔNG TỔ CỦA TÂM LÍ HỌC HIỆN ĐẠI

WILLIAM JAMES (1842-1910)

Ông được coi là một trong ba ông tổ sáng lập tâm lí học hiện đại, cùng với Wilhelm Wundt và Pierre Marie Félix Janet.

Với lí thuyết Với lí thuyết Chủ nghĩa thực dụng, James cũng đặt nền tảng cho toàn bộ Tâm lí học Hành vi hiện đại. Sẽ không hiểu được tâm lí học mà không đọc các tác phẩm của James. Phương Tây cho rằng, một người học tâm lí mà không đọc James, sẽ không thể hiểu được bất kì quá trình diễn biến tâm sinh lí nào của một con người.

Những tác phẩm của ông vẫn là kinh điển trong thế giới tâm lí và được vận dụng trong bối cảnh tâm lí học và đời sống hiện đại.

Tác phẩm chính:

The Principles of Psychology (Những nguyên tắc tâm lí học), 1890

The Briefer Course (Tâm lí học), 1892

The Will to Believe (Ý chí niềm tin) 1897

Chủ Nghĩa Thực Dụng – Một Tên Gọi Mới Cho Mấy Cách Suy Nghĩ Cũ

Chủ Nghĩa Thực Dụng – Một Tên Gọi Mới Cho Mấy Cách Suy Nghĩ Cũ

Pragmatism bao gồm tám bài giảng được ông trình bày tại Học viện Lowell ở Boston vào tháng Mười một và Mười hai 1906, và rồi được trình bày lại tại Trường Đại học Columbia vào tháng Một và Hai 1907. Nhưng ông đã trăn trở với những ý niệm trong những bài giảng này ít nhất từ một thập niên trước. Năm 1898, ông trình bày một bài giảng có tựa “Philosophical Conceptions and Practical Results” (Những khái niệm triết học và kết quả thực tế) tại Trường Đại học California, và phần lớn bài giảng này được đưa vào các tiểu luận hợp thành Pragmatism sau khi chúng được trình bày nhiều lần nữa tại Wellesley, Trường Đại học Chicago, Stanford, và các khóa giảng của James tại Harvard. Mục đích của các bài giảng ấy, và cũng là của tập sách này, là vừa phổ biến những trào lưu triết học đương thời vừa đem lại một vị thế điều hòa những cuộc tranh luận triết học.

Khi William James cho xuất bản những bài giảng ở Lowell, đã được hiệu đính, với tựa Pragmatism vào năm 1907, ông đã đặt thêm tựa phụ “A New Name for Some Old Ways of Thinking”. James tin rằng, với độc giả phổ thông, học thuyết triết học cho rằng các ý niệm chỉ có ý nghĩa hoặc có giá trị chừng nào chúng có hệ quả thực tế trong kinh nghiệm cụ thể của con người đã gần như trở thành lẽ thường tình ở nước Mỹ thế kỷ XX, tuy rằng chính thuật ngữ “thực dụng” chưa đi vào ngôn ngữ hàng ngày. Với những độc giả ở thế kỷ XXI, tình cảnh này hầu như đảo ngược lại hoàn toàn. Các thuật ngữ “chủ nghĩa thực dụng” và “nhà thực dụng” ngày nay được sử dụng mọi nơi, từ khối kinh doanh tới thể thao rồi chính trị. Nhưng nó dần chỉ hàm ý một thái độ sẵn sàng dàn xếp thỏa hiệp các nguyên tắc, thậm chí đi đến chỗ ích kỷ và vô trách nhiệm, chứ không phải một tùy chọn cụ thể khác về triết học cho yếu tính luận và duy nền tảng luận mà James đã nói rõ.

Pragmatism vẫn là tác phẩm dẫn nhập siêu hạng vào một hệ thống những ý niệm triết học có ảnh hưởng to lớn, nhất là trong một thời điểm mà những hàm ý cấp tiến của những ý niệm này phần lớn đã trở nên khó nhận thấy với độc giả phổ thông. Nó cũng là công cụ uốn nắn rất quý cho kiểu sử dụng hiện đại thuật ngữ “thực dụng” vì tiếng nói trong những trang sách này thể hiện chính xác những giá trị trái với những nghĩa miệt thị được gán cho từ này.

Mục lục
Lời giới thiệu (Bryan Vescio)

Lời nói đầu

Bài I. Thế lưỡng nan hiện nay trong triết học

Bài II. Hàm nghĩa của chủ nghĩa thực dụng

Bài III. Mấy vấn đề siêu hình học xem xét theo hướng thực dụng

Bài IV. Một và Nhiều

Bài V. Chủ nghĩa thực dụng và Lẽ thường tình

Bài VI. Quan niệm về chân lý theo chủ nghĩa thực dụng

Bài VII. Chủ nghĩa thực dụng và Thuyết nhân bản

Bài VIII. Chủ nghĩa thực dụng và Tôn giáo

Phụ lục:

– Chủ nghĩa thực dụng (Catherine Legg & Christopher Hookway)

– William James (Russell Goodman)

Bảng dẫn

Về tác giả

William James là một nhà tư tưởng độc đáo trong và giữa các ngành sinh lý học, tâm lý học, và triết học. Kiệt tác khoảng ngàn hai trăm trang của ông, The Principles of Psychology (1890; Những nguyên lý của tâm lý học), là sự pha trộn phong phú giữa sinh lý học, tâm lý học, triết học, và trầm tư cá nhân vốn đã đem lại cho chúng ta những ý niệm như “dòng tư tưởng” và ấn tượng của em bé về thế giới “như khối lộn xộn rộ nở, xôn xao”. Nó chứa đựng những mầm mống của chủ nghĩa thực dụng và hiện tượng luận, và ảnh hưởng đến nhiều thế hệ tư tưởng gia ở châu Âu và châu Mỹ, trong đó có Edmund Husserl, Bertrand Russell, John Dewey, và Ludwig Wittgenstein.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

Sách hay nhất của David Walliams Tác giả David Walliams, một tác giả thiếu nhi người Anh. Sách của David Walliams rất được trẻ em yêu thích và cũng rất hài hước. Sách hay nhất…
Sách hay nhất của Ichikawa Takuji Tác giả Ichikawa Takuji, một tác giả người Nhật Bản. Sách của Ichikawa Takuji chủ yếu viết về tâm trí và tình cảm con người, văn phong của ông…
Sách hay nhất của Victor Hugo Tác giả Victor Hugo, nhà văn danh tiếng của nước Pháp. Sách của Victor Hugo đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau,…
Back to top button