Sách hay nhất của Karl Popper

Tác giả Karl Popper, một triết gia nổi tiếng. Những cuốn sách của Karl Popper được đánh giá cao về tư tưởng rõ ràng và khả năng khiến người đọc phải suy nghĩ, ngẫm nghĩ lại.

Sách hay nhất của Karl Popper

Sự Nghèo Nàn Của Thuyết Sử luận

Sự Nghèo Nàn Của Thuyết Sử luận

Đôi dòng về tác giả

Karl R. Popper (1902-1994) là một nhà triết học, xã hội học, logic học người Áo. Ông được coi là một trong những triết gia vĩ đại nhất thế kỉ XX. Ban đầu, Karl R. Popper chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng logic, song ông cũng là một trong những người đầu tiên phê phán trường phái đó, và xây dựng trường phái triết học của riêng mình – chủ nghĩa duy lí phê phán.

Các tác phẩm chính của ông, gồm có: Xã hội mở và kẻ thù của nó (1945), Sự nghèo nàn của thuyết sử luận (1957), Logic của sự khám phá khoa học (1959), Tri thức khách quan – một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa (1972)…

Về tác phẩm

Với cuốn Sự nghèo nàn của Thuyết Sử luận, tác giả muốn chứng minh rằng thuyết sử luận là một phương pháp nghèo nàn – một phương pháp không đơm hoa kết trái. Karl R. Popper đã cố chỉ ra ý nghĩa của thuyết sử luận với tính chất một cấu trúc trí tuệ đầy quyến rũ. Ông đã phân tích cái logic của thứ chủ thuyết ấy – một thứ chủ thuyết nhiều khi rất tinh vi, rất hấp dẫn và rất xảo trá – và cũng đã cố lập luận rằng nó đang mắc phải một thứ bệnh cố hữu, vô phương cứu chữa.

Mục lục

  • Chú thích về niên biểu                                                      
  • Lời tựa                                                                     
  • Dẫn nhập                                                                 
  • Phần I
  • Những luận thuyết phản tự nhiên luận của thuyết sử luận    
  • Phần II
  • Những luận thuyết duy tự nhiên luận của thuyết sử luận
  • Phần III
  • Phê phán những luận thuyết phản tự nhiên luận                        
  • Phần IV
  • Phê phán những luận thuyết duy tự nhiên luận        

Bình luận sách

“Ta có thể diễn giải “lịch sử” như lịch sử đấu tranh giai cấp, hoặc như lịch sử đấu tranh chủng tộc để giành quyền là chủng tộc thượng đẳng, hoặc như lịch sử tư tưởng tôn giáo hoặc lịch sử đấu tranh giữa xã hội “mở” và xã hội “khép kín”, hoặc như lịch sử của tiến bộ khoa học và công nghiệp. Tất cả đều là những quan điểm mang tính quan thiết không ít thì nhiều và không có gì đáng chê trách. Nhưng các nhà sử luận lại không trình bày chúng đúng như thế; họ không nhìn ra sự cần thiết của tính đa dạng trong những cách diễn giải về cơ bản tương đương nhau (cho dù một số trong những cách diễn giải ấy có thể nổi bật lên nhờ vào tính phong phú của chúng – một điều ít nhiều có ý nghĩa). Thay vì thế, họ trình bày chúng như những học thuyết hoặc lý thuyết và khăng khăng rằng “toàn bộ lịch sử là lịch sử đấu tranh giai cấp”, Và nếu thấy rằng quan điểm của mình là phong phú và có nhiều thực kiện có thể được sắp xếp theo thứ tự và diễn giải dưới ánh sáng quan điểm của mình, họ sẽ nhầm lẫn quan điểm với một sự chứng thực, hoặc thậm chí một phép chứng minh, cho học thuyết của họ.” – (Trích Phần IV, Thuyết sử luận, Karl R. Popper, Chu Lan Đình dịch, NXB Tri thức, 2012)

Tri Thức Khách Quan – Một Cách Tiếp Cận Dưới Góc Độ Tiến Hóa

Tri Thức Khách Quan – Một Cách Tiếp Cận Dưới Góc Độ Tiến Hóa

Cuốn sách là tập hợp chín bài viết và tham luận quan trọng của Karl R. Popper do chính ông chủ biên và xuất bản lần đầu tại Oxford University Press, 1972 với nhan đề Objective Knowledge; 3 chương đầu được dịch sang tiếng Pháp, xuất bản dưới nhan đề La Connaissance Objective, Nxb Complexe, 1978.

Theo ông, vấn đề cơ bản của triết học khoa học là vấn đề phân ranh – phân biệt giữa đâu là khoa học và phi khoa học – và vấn đề tính khả kiểm sai hay tính có thể bác bỏ được…

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

Sách hay nhất của Ni sư Ayya Khema Tác giả Ni sư Ayya Khema, một tu sĩ Phật giáo. Sách của Ayya Khema tập trung vào bản chất của thực tại, tâm trí, cuộc sống và cái…
Sách hay nhất của Lobsang Rampa Tác giả Lobsang Rampa, nhà sư Phật giáo Tây Tạng. Sách của Lobsang Rampa dựa trên truyền thống Tây Tạng, là sự kết hợp của triết học, tâm linh,…
Sách hay nhất của Thomas Friedman Tác giả Thomas Friedman, một nhà báo nổi tiếng của Mỹ. Những cuốn sách của Thomas Friedman nói về tương lai của toàn cầu hóa, vai trò của Hoa…
Back to top button