9 cuốn sách hay về thời bao cấp phác họa rõ nét một thời kỳ cam go, thiếu thốn

9 cuốn sách hay về thời bao cấp tái hiện lại cuộc sống cam go, thiếu thốn, vất vả của người dân trong những năm đầu cả nước cùng đi lên.

Chuyện Thời Bao Cấp

Thời bao cấp, một nhà thơ đã viết đại ý: khi con sinh ra, bố phải chạy xin mười mấy con dấu vuông, tròn. Đầu tiên là xin giấy chứng sinh ở trạm xá xã, rồi lên Uỷ ban nhân dân làm giấy khai sinh. Tiếp đó, xin thêm mấy cái giấy giới thiệu của cơ quan người mẹ, rồi mang từng ấy thứ giấy lên công an huyện và các phòng Thương nghiệp, phòng Lương thực… để nhập hộ khẩu và xin cấp tiêu chuẩn lương thực, tiêu chuẩn mua vải làm tã lót cho trẻ sơ sinh và các tiêu chuẩn khác của sản phụ, kể cả vải màn, cùng các loại tem phiếu thực phẩm cho trẻ.

Thời bao cấp, công nhân, viên chức hầu hết phải ăn cơm ở bếp tập thể. Những cặp vợ chồng, hoặc những đôi trai gái yêu nhau ở cách xa vài chục cây số thường chỉ đến được với nhau vào ngày chủ nhật, và đi bằng xe đạp.

Vì vậy, cứ mỗi chiều thứ bảy, việc chuẩn bị cho cuộc “gặp gỡ” trong ngày nghỉ cuối tuần được mọi người quan tâm đặc biệt. Có người đã tổng kết thành một câu văn vần hóm hỉnh và dễ nhớ. Với đàn ông con trai thì: “Cắt cơm, bơm xe, nghe thời tiết, liếc đồng hồ” để chuẩn bị, khi tiếng kẻng tan tầm vừa gõ là đã lên đường về với chị em được ngay.

Còn bên nữ thì: “Tỉa lông mày, thay quần áo, báo thêm cơm” để đón chàng. Những cặp vợ chồng thường được cơ quan bố trí ở một gian buồng riêng. Thời ấy, đồng hồ đeo tay rất hiếm, nhiều người phải chú ý nghe nhạc hiệu và còi tút của đài phát thanh trên loa công cộng để biết giờ giấc mà đi làm. Đài “tút” vào 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 21 giờ. Do vậy, khi người vợ hỏi: “Chồng về lúc nào?” thì chồng trả lời: “Về được một lúc thì… tút”. Hỏi đi vào lúc nào liền trả lời: “Tút… một tí rồi mới đi”!

Bao nhiêu Chuyện thời bao cấp, đối với những người trong cuộc, bây giờ kể lại cho nhau nghe, vẫn cười ra nước mắt. Cực thì cực thật, nhưng đó là một thời không thể làm khác và nó đã để lại những dấu ấn khó quên, với nhiều kỷ niệm vui buồn về nhân tình thế thái.

Thế hệ 8X, 9X,… ngày nay nên đọc để có thể hiểu được về thời kỳ gian khó mà thế hệ ông bà, cha mẹ đã trải qua. Từ đó, thấy được những thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới, thêm quý trọng và tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc, nỗ lực phấn đấu lao động, học tập, góp phần dựng xây đất nước giàu mạnh, xứng đáng với thế hệ đi trước.

Thương Nhớ Thời Bao Cấp

Thương nhớ thời bao cấp là tập hợp những câu cửa miệng, tục ngữ, thành ngữ, những câu ca vần vè tới những biển hiệu bán hàng, khúc đồng dao… quen thuộc trong thời kỳ bao cấp. Từ những thành ngữ, tục ngữ đó, họa sĩ Thành Phong và họa sĩ Còm (Hữu Khoa) vẽ lại những minh họa sống động, hóm hỉnh.

Cuốn sách như một chuyến viễn du đưa độc giả trở lại thời bao cấp cuối thể kỷ 20. Ở thời kỳ ấy, tư duy phân phối bao cấp ăn sâu vào từng ngõ ngách nhỏ của đời sống người dân miền Bắc.

Hiển hiện trong những câu thành ngữ, tục ngữ tranh vẽ là một thời kỳ đầy khó khăn, với những nỗi lo lắng nhọc nhằn, sự thiếu thốn nhu yếu phẩm căn bản như cái khăn mặt, túi cá khô, một cuốn sổ gạo hay cục gạch xếp hàng. Nhưng xem tranh hai họa sĩ, vẫn thấy vượt hẳn lên cái nhìn lạc quan, điềm tĩnh, cùng thái độ phản biện hài hước, vui tươi.

Sống Thời Bao Cấp

Thời bao cấp trong mỗi người lớn tuổi là một cảm xúc khác nhau, Có người nhớ về như một giai đoạn lạc hậu và bảo thủ, người cho đó là thời của những ấu trĩ hồn nhiên, đáng trách nhưng không đáng giận. Nhà văn Ngô Minh đã làm “sống lại” thời bao cấp – một giai đoạn phát triển của đất nước sau chiến tranh – với cái nhìn riêng, vừa buồn cười vừa cay đắng, vừa giận vừa thương, vừa muốn quên đi vừa không thể không nhớ.

Giáo sư Trần Văn Thọ viết về tình trạng kinh tế 10 năm đầu sau chiến tranh: “Mười năm sau 1975 là một trong những giai đoạn tối tăm nhất trong lịch sử Việt Nam. Chỉ nói về mặt kinh tế, là một nước nông nghiệp (năm 1980, 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao động là nông dân) nhưng Việt Nam thiếu ăn, nhiều người phải ăn bo bo trong thời gian dài. Lượng lương thực tính trên đầu người giảm liên tục từ năm 1976 đến 1979, sau đó tăng trở lại nhưng cho đến năm 1981 vẫn không hồi phục lại mức năm 1976. Công thương nghiệp cũng đình trệ, sản xuất đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sông của người dân vô cùng khốn khó. Ngoài những khó khăn của một đất nước sau chiến tranh và tình hình quốc tế bất lợi, nguyên nhân chính của tình trạng nói trên là do sai lầm trong chính sách, chiến lược phát triển, trong đó nổi bật nhất là sự nóng vội trong việc áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa trong kinh tế ở miền Nam… Nguy cơ thiếu ăn kéo dài và những khó khăn cùng cực khác làm phát sinh hiện tượng “phá rào” trong nông nghiệp, trong mậu dịch và trong việc quyết định giá cả lương thực đã cải thiện tình hình tại một số địa phương”.

Ký ức thời Bao cấp

Nhằm tái hiện lại những năm tháng chiến tranh khốc liệt và cuộc sống cam go, thiếu thốn, vất vả của đất nước trong những năm đầu cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Thông tấn cho ra mắt bạn đọc cuốn sách ảnh “Ký ức thời bao cấp”. Với những hình ảnh tư liệu quý, được sưu tầm, tuyển chọn công phu từ nhiều nguồn, cuốn sách lần lượt phác họa trước mắt người đọc những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, miền Bắc dồn sức người sức của chi viện cho chiến trường miền Nam, cuộc sống “thắt lưng buộc bụng” của người dân nơi đây khó khăn chồng chất khó khăn, thiếu thốn chồng chất thiếu thốn. Người dân thành thị phải sơ tán về nông thôn để phòng tránh máy bay Mỹ bắn phá và bắt đầu làm quen với cuộc sống tự cung tự cấp, từ trồng rau, nuôi lợn để có thêm lương thực, thực phẩm trang trải cho cuộc sống hàng ngày.

Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975 – 1989 (Chặng Đường Gian Nan & Ngoạn Mục)

Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa. Theo đó, kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, nhường chỗ cho kinh tế do nhà nước chỉ huy.

Mặc dù chế độ bao cấp đã tồn tại ở miền Bắc dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ trước năm 1975, song thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986 trên toàn quốc, tức là trước thời kỳ Đổi mới.

Ở thời kỳ này nhà nước đóng vai trò quyết định toàn bộ nền kinh tế, kinh tế tư nhân bị xoá bỏ. Hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn quyền điều hành, ngăn cấm việc mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hàng hoá từ địa hương này sang địa phương khác.

Nhà nước có độc quyền phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định số lượng và mặt hàng được phép mua.

Cũng trong thời kỳ này, kinh tế tư nhân đã “tàng hình” để sống sót và hoạt động. Thay vì kinh doanh công khai, tuân theo luật pháp của Nhà nước, theo kế hoạch và chủ trương của Nhà nước để góp phần vào quốc kế dân sinh, xây dựng dân giàu nước mạnh như thời kỳ đổi mới hiện nay, thì tầng lớp công thương nghiệp tư nhân thời đó đã buộc phải lẩn vào bóng tối chui vào các xí nghiệp quốc doanh, thậm chí nhân danh kinh tế quốc doanh để hoạt động bất hợp pháp..

Hà Nội Một Thời

Cuốn sách ảnh Hà Nội một thời tập hợp 110 bức ảnh về những khoảnh khắc, gương mặt đời thường của Hà Nội thời bao cấp với những điểm đặc trưng nhất tạo nên chất Hà thành: những ngõ phố, hàng cây cổ thụ, quán phở vỉa hè, tàu điện, chợ hoa Tết…

Những bức ảnh này được tác giả John Ramsden chụp với góc hẹp nhưng lại mở ra một không gian vô tận của cảm xúc và trí tưởng tượng, mang đến cho người xem ấn tượng về một Hà Nội thanh bình, tĩnh lặng.

Đánh giá về cuốn sách này, nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định: 110 tấm ảnh trong sách ảnh là 110 cảnh sinh hoạt đời thường, gương mặt đời thường của Hà Nội từ năm 1980 đến 1982. Chỉ chụp với tâm niệm lưu giữ những kỉ niệm riêng tư về thành phố dấu yêu, John Ramsden đã giúp Hà Nội lưu giữ lại cả một giai đoạn bi hùng trong lịch sử. Cuốn sách xứng đáng được coi là tư liệu quý để độc giả hiểu thêm về Hà Nội giai đoạn trước đổi mới và về cái “chất Hà Nội” muôn đời.

Gợi ý

Những Tâm Hồn Dấu Yêu

Cuốn sách này như một cái nhìn dài ngoái trông lại những kỷ niệm không thể nào quên của thầy, với những gương mặt hồn hậu đất Việt mà thầy đã từng nhận từ đó biết bao niềm tin và động lực, từ những người thầy người bạn, những người không quen biết, các bạn đọc mến mộ, các em học sinh… đến các bậc lãnh đạo và đặc biệt là những người thân yêu trong gia đình, mà thầy gọi chung là Những tâm hồn dấu yêu. Những câu chuyện trong cuốn sách còn thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước, lòng tri ân cộng đồng, và giúp lan tỏa cổ vũ tinh thần vượt khó, cũng như sự lạc quan tin tưởng vào lòng thiện của những người Việt tử tế, để giúp người người yêu đời yêu cộng đồng và vững tâm góp ích cho xã hội.

Ngoài ra, người đọc có thể bắt gặp lại trong sách này cái không khí của một thời bao cấp ở nông thôn miền Bắc những năm 60-70 của thế kỷ trước, nơi tác giả hoài niệm. Những cảnh vật, sinh hoạt đời thường, lối đối nhân xử thế… có thể đã xưa cũ nhưng gần gũi ấm áp tình người, trong bối cảnh đời sống còn rất nhiều khó khăn. Trên nền bức tranh thực tế đó, hình ảnh cậu bé Ký bền bỉ và lặng lẽ vật lộn với bệnh bại liệt, bằng nỗ lực gấp trăm ngàn lần người bình thường, để khẳng định bản thân giúp ích cho đời, thực sự đã trở thành một trong những biểu tượng của ý chí, nội lực phi thường ẩn giấu trong mỗi con người.

Tự Kể

Những mẩu ngăn ngắn, những câu chuyện kể rù rì, thủng thẳng, ghép lại như bức tranh liên hoàn, hay như cuốn phim thời sự hấp dẫn về thời chiến tranh, thời bao cấp nghèo khổ mà không thấy khổ. Tưởng là chỉ kể thế thôi, nhưng hiện lên cả một thời, cả một đời người, và bao nhiêu chuyện khác nữa đằng sau con chữ.

Theo nhà văn Lê Minh Khuê sau khi đọc mấy mẩu rải rác này, nói, phải đi xa người ta mới viết được như thế, những chuyện của một thời vất vả này trở nên có nét lãng mạn. Cuộc sống đã từng như thế đấy.

Một cuốn sách mang những kỷ niệm của một người thành kỷ niệm chung của nhiều người.

Nhọ

Nhọ là tạp văn hài hước của Lê Hồng Tuân gồm 23 truyện ngắn. Đó là những chuyện thời nhỏ ở quê trong nhà bố mẹ hiện ra cả khung cảnh không khí một thời bao cấp khó khăn. Những chuyện tình đầu hay tưởng như tình đầu của kỷ niệm tuổi học đường dại khờ, ngây thơ, ngơ ngác mà trong suốt tuổi hoa niên không còn lại nữa. Những chuyện bây giờ chát chít, lễ chùa, trai gái phàm tục phàm trần như là cuộc đời mất hết vẻ bí ẩn, đẹp đẽ cho con người muốn sống.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

11 cuốn sách công nghệ thông tin cho người mới bắt đầu tìm hiểu và thực hành 11 cuốn sách công nghệ thông tin cho người mới bắt đầu, cung cấp cho người đọc những thủ thuật và phương pháp hữu ích để học công nghệ…
5 cuốn sách hay về bản lĩnh truyền tới cuộc đời bạn một niềm cảm hứng sống mạnh mẽ 5 cuốn sách hay về bản lĩnh giúp bạn xây dựng cho mình một bản lĩnh sắt đá để xuyên qua tất cả những rào cản bên trong và…
3 quyển sách hay về tượng Phật bạn nên tìm đọc 3 quyển sách hay về tượng Phật giúp bạn đọc hiểu thêm về nghệ thuật tạo tác tượng Phật gắn liền với bản sắc văn hóa và đời sống…
Back to top button