5 quyển sách hay về loài sói có sức hấp dẫn đặc biệt

5 quyển sách hay về loài sói mô tả rất chân thực và sắc nét thế giới của loài sói đồng thời chỉ ra mối quan hệ của chúng với thiên nhiên, cuộc sống và con người.

Tô Tem Sói

Tô Tem Sói

Tiểu thuyết Tôtem sói hoàn toàn không theo một bố cục tiểu thuyết kinh điển. Đây như thể là câu chuyện cố tình làm ra vẻ “biết đâu kể đó” của một nhân vật như thể là nhân vật chính – một thanh niên trí thức Bắc Kinh tên là Trần Trận, cùng các thanh niên trí thức khác đi về đất Nội Mông “lao động thực tế”.

Câu chuyện được kể lại qua cái nhìn của Trần Trận, một trong bốn thanh niên trí thức Bắc Kinh, những người bị quy kết là con em của bọn “xã hội đen đi theo con đường chủ nghĩa tư bản”, bọn “độc quyền học thuật phản động” trong những ngày tháng “Đại cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc. Do cảnh ngộ, và do ác cảm với bọn “Hồng vệ binh ngu si dốt nát”, nên đầu mùa đông năm 1967 họ đã tạm biệt Bắc Kinh ồn ào, cùng nhau đi tìm cuộc sống yên bình trên thảo nguyên Nội Mông.

Ở đây, Trần Trận đã được ông già Pilich nhận làm con nuôi. Và từ ông – một người sinh ra và lớn lên trên thảo nguyên Ơlôn, mang trong mình mọi tri thức sống và văn hóa của thảo nguyên – Trần Trận bắt đầu có tình cảm với sói, yêu sói và tôn thờ sói… Thậm chí Trần Trận còn chui vào hang sói bắt sói con về nuôi để tìm hiểu về cuộc sống của loài sói…

Vị trí của sói đối với thảo nguyên thật quan trọng. Nói như ông già Pilich “Sói chết sạch thì thảo nguyên cũng hết sống. Thảo nguyên mà chết, người và gia súc sống nổi không?”. Tình cảm của người dân thảo nguyên với sói cũng hết sức phức tạp. Họ giết sói nhưng đồng thời họ tôn thờ sói và “học tập từ sói”.

Trong con mắt của người dân thảo nguyên, sói không phải là kẻ thù của họ. Sói chính là người bảo vệ thảo nguyên. Thảo nguyên có bốn đại họa: chuột, thỏ, rái cá cạn và dê vàng vì chúng là những động vật tận diệt đồng cỏ. Sói bắt chuột, bắt thỏ, bắt rái cá, đuổi dê vàng. Mùa đông trên thảo nguyên, súc vật chết bị đóng băng, đến mùa xuân khi băng tan, thịt súc vật bắt đầu thối rữa, chính sói lại là người dọn sạch những mầm dịch đó cho thảo nguyên. Chính vì vậy người dân thảo nguyên giết sói nhưng vẫn chung sống cùng sói. Họ học tập từ sói “chiến thuật” vây bắt con mồi, học từ sói tính kiên nhẫn và lòng quả cảm…

Điểm nhấn tạo sự lôi cuốn nhất của cuốn tiểu thuyết là ở chỗ tác giả thông qua thế giới sói đã tìm cách lý giải điều bí ẩn lớn của lịch sử: “Tại sao Thành Cát Tư Hãn lại có đủ sức mạnh tung hoành, xâm chiếm từ Á sang u, chỉ với một đội quân không lấy gì làm đông đảo?”. Thành Cát Tư Hãn đã học được sự hung bạo, kiên nhẫn, mưu trí, chiến thuật từ sói chăng? Vì sao dân tộc Mông Cổ suốt đời sống trên lưng ngựa lại sùng bái sói, thờ tôtem sói?

Cuốn sách dạy cho chúng ta cách ứng xử với tự nhiên. Sự săn bắt tận diệt của con người là một đại họa. Người dân thảo nguyên Nội Mông săn bắn bao giờ cũng chừa những con cái đang bận đàn con, chừa những con nhỏ chỉ săn bắt những con đực. Vì họ quan niệm rằng nếu tận diệt thì sau này sẽ không còn nguồn thức ăn, cũng đồng nghĩa với việc tuyệt đường sống của chính họ…

Julie – Con Của Bầy Sói

Julie – Con Của Bầy Sói

“Đóng góp kiệt xuất nhất cho nền văn học thiếu nhi, xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1972.” – Ban Dịch vụ Thiếu nhi, Hiệp hội Thư viện Mỹ “Một cuốn sách về những khía cạnh phi thời gian, và có lẽ thậm chí còn rất kinh điển. Cách kể chuyện tuyệt vời bao gồm cả những mô tả và các chi tiết chân thực về lối sống cùng những nghi lễ của người Eskimo. Cả cuốn sách có sự chân thực hiếm hoi, đậm nét mà họa sĩ đã tô đậm bằng những bức vẽ sinh động.” (Horn Book).

“Tác giả là một nhà tự nhiên học đã trực tiếp quan sát loài sói. Tiểu thuyết của bà thấm đẫm sự hiểu biết về loài sói, cách kể chuyện truyền tải được sự mênh mông vô tận của lãnh nguyên cũng như nhiều khía cạnh khác của Bắc Cực, cả xa xưa và hiện đại, động vật và con người.” (The New York Times).

Người Sói Mowgli

Người Sói Mowgli

Câu chuyện được miêu tả trong cuốn sách này xảy ra ở một khu rừng rậm phía Nam Ấn Độ, nhân vật chính tên là Mowgli.

Cậu bé từ khi còn rất nhỏ đã bị một con hổ tha vào rừng. Một gia đình Sói hiền từ đã cứu cậu khỏi nanh vuốt của con hổ hung ác và nuôi dưỡng cậu. Thế là Mowgli trở thành người Sói.Mowgli vốn có trí tuệ của loài người, đồng thời lại có sức mạnh hung dữ của loài Sói.

Dựa vào những kỹ năng và lòng can đảm mà mình đã rèn luyện được khi ở trong rừng, cậu đã vượt qua được rất nhiều khó khăn. Và cùng với sự giúp đỡ của những người bạn trong rừng sâu, Mowgli đã chiến thắng vô số kẻ địch trở thành “Vua rừng xanh”.

Nanh Trắng

Nanh Trắng

Jack London (1876- 1916) là nhà văn nổi tiếng người Mỹ. Cuộc sống khốn khó từ nhỏ đã đẩy Jack London bước vào rất nhiều cuộc phiêu lưu, trải qua đủ nghề để kiếm sống. Tất cả những điều này đã ám ảnh Jack London và trở thành nguồn cảm hứng để ông viết nên những câu chuyện danh tiếng như: Đứa con của chó sói (1902), Nanh trắng (1906), Ánh sáng ban ngày cháy đỏ (1910), Tiếng gọi của hoang dã (1903)…

Tiểu thuyết Nanh Trắng một câu chuyện đẹp kể về hành trình trưởng thành của một chú chó lai mang ba phần tư dòng máu sói hoang dã trở thành chú chó nhà trung thành. Tiểu thuyết này không đơn thuần mang tính giải trí mà còn mang đến cho độc giả những bài học quý giá, gửi đến những thông điệp giá trị; cho dù cuộc sống nhiều chông gai và khó khăn nhưng ánh sáng hạnh phúc vẫn còn đang đón chờ ở phía trước.

Chó Ngao Độ Hồn

Chó Ngao Độ Hồn

Lấy chó và sói làm trung tâm, Chó Ngao Độ Hồn mở ra một thế giới khác trước mắt người đọc, một thế giới mà con người chỉ đại diện cho một loại sức mạnh chứ không còn là kẻ thống trị. Thế giới trong cuốn sách có những bà mẹ sói thông minh, yêu thương những đứa con của mình, nhẫn nhục chịu đựng chung sống với kẻ thù. Thế giới trong cuốn sách còn có ông chồng sói ngày ngày cõng bà vợ bị tàn tật đi săn và rồi cuối cùng, trước sức mạnh của con người, cả hai vợ chồng đều chết. Thế giới trong cuốn sách cũng có chú chó nhà bị hắt hủi, bị hiểu lầm, bị xua đuổi nhưng vẫn quay lại xả thân cứu chủ… Chiêm nghiệm thế giới ấy, con người đã phải thốt lên “Tôi cảm thấy mình nên đổi ngược vị trí cho Hoa Ưng. Tôi chỉ đáng làm một con chó, còn nó, hoàn toàn có tư cách làm một con người.”

Thẩm Thạch Khê đã viết, đã mô tả rất chân thực và sắc nét thế giới hoang dã mà trong đó ông chỉ là người kể chuyện đơn thuần. Xúc cảm của loài sói, của những chú chó hiện lên qua giọng văn rất người, với những trạng thái và hành động còn nhân bản hơn nhân tính gấp trăm lần. Có thế mới biết, trong giống loài mà con người đặt ở vị trí thấp hơn mình vẫn có những câu chuyện khiến con người rơi lệ và tìm cho mình những bài học quý giá, nhất là trong cuộc sống hiện đại xô bồ, khi mà giá trị vật chất xô đổ lương tri.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

15 quyển sách hay về các nhà khoa học nổi tiếng của nhân loại 15 quyển sách hay về các nhà khoa học kể về cuộc đời phi thường cùng những đóng góp vĩ đại của những nhà khoa học nổi tiếng trên…
9 quyển sách hay về nguồn gốc Phật Giáo cung cấp thông tin khái quát và chuẩn mực Với những thông tin khái quát và chuẩn mực, 9 quyển sách hay về nguồn gốc Phật Giáo này là tài liệu tham khảo quý giá cho những ai…
7 quyển sách hay về lẽ sống rất đáng đọc 7 quyển sách hay về lẽ sống nêu lên những quan niệm về lẽ sống của con người, cách theo đuổi lẽ sống và làm thế nào để có…
Back to top button