15 quyển sách hay về cái chết đọc để trân trọng sự sống

15 quyển sách hay về cái chết cho bạn đọc cái nhìn đặc biệt sâu sắc về cái chết qua những từng trải trong đời, từ người làm nghề khai quật mộ, đến người thường tổ chức các buổi Cà Phê Tử Thần và cũng từng trải qua vài lần đối diện với Thần Chết vì những đau ốm trong nhân sinh cuộc đời.

Chết Có Kế Hoạch

Bạn có từng nghĩ, tại sao con người dành một đời để nhưng lại hiếm khi dành vài phần khoảnh khắc để nghĩ về kế hoạch khi mất đi?

Bạn có từng tự hỏi rằng, mọi thứ sẽ ra sao nếu như bản thân bạn đột ngột ra đi?

Bạn phải chuẩn bị những gì cho khoảnh khắc ấy và cho người thân của bạn?

Bạn nên phản ứng ra sao nếu một người mà bạn yêu thương sắp rời xa cõi đời này và rời xa bạn?

Chúng ta, ai rồi cũng sẽ phải đối diện với cái chết. Rồi ta sẽ là giọt mưa, chiếc lá, con ong, sợi khói. Ta sẽ hiện diện cho nơi này một chút buồn, nơi nọ một chút vui. Và tất nhiên, Cái Chết mãi là một bí ẩn to lớn và vĩ đại mà con người luôn tìm cách trốn tránh. Thay vì sợ hãi đối đầu, Laura Pritchett lại chọn lên kế hoạch cho cái chết.

Nghe thật “xúi quẩy” nhưng với Chết Có Kế Hoạch, tác giả mở toang sự thật về việc thực hành tập chết, lập một tờ di chúc để nói về những mong ước sau cùng, những điệu nhạc, lời cầu nguyện được nghe khi lâm chung sẽ phần nào giúp chúng ta ra đi thanh thản hơn. Và chắc rằng, một cáo phó được soạn sẵn kèm với di nguyện về nơi chôn cất, cách thức tổ chức tang lễ hay thậm chí là câu chân ngôn trên mộ chí ra sao cũng góp phần giúp chúng ta Chết thật “lý tưởng”.

Với những bài tập thực hành đan xen trong sách cùng những mẩu chuyện sâu sắc và hài hước, đây sẽ là một món quà vô cùng ý nghĩa mà bạn có thể dành tặng cho những người thân yêu nào đang gặp khó khăn trong việc chuẩn bị cho kết thúc của họ. Cuốn sách là người bạn đồng hành tuyệt vời cho bất cứ ai muốn được gặp thần chết như gặp lại một người bạn cũ, thay vì một người lạ mặt đáng sợ để chia sẻ những điều cần chia sẻ, suy nghĩ những điều cần suy nghĩ. Để cuối cùng, chúng ta phải thừa nhận và trân quý từng giọt thời gian như một thông điệp quan trọng được nhắc đến: Nhận thức rõ về cái chết để nỗ lực hơn cho sự sống!

Ai Rồi Cũng Chết

Ai rồi cũng chết! là một tuyệt phẩm đánh động lòng người được viết nên bởi bác sĩ kiêm tác giả best-seller Atul Gawande. Cuốn sách không chỉ có khả năng lay chuyển ngành y học hiện đại, mà nó còn sẽ giúp làm biến đổi hoàn toàn cuộc sống của muôn người – bao gồm chính bạn!

Ngành y học thế giới đã có nhiều bước phát triển vượt bậc trong những năm qua: giảm thiểu tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh, nâng cao tỉ lệ sống sót sau chấn thương, chữa trị và kiểm soát được nhiều loại bệnh tật – kể cả nhiều căn bệnh từng được xem là không có thuốc chữa trong quá khứ. Nhưng dù có bành trướng hùng mạnh đến đâu, y học vẫn muôn đời bất lực trước quy luật sinh-lão-bệnh-tử bất biến của con người: Mỗi khi con người phải đối diện với Tuổi Già và Cái Chết, những công cụ y học vốn dĩ quyền năng bỗng chốc phản bội lại chính lý tưởng cứu nhân độ thế mà chúng đang phục vụ.

Bằng những công trình nghiên cứu khoa học giá trị và những câu chuyện sống động từ các bệnh nhân và người thân của chính mình, bác sĩ Gawande bóc trần cho chúng ta thấy những hệ lụy và nỗi đau mà con người phải gánh chịu bởi nghịch lý trên. Viện dưỡng lão vốn dĩ được lập ra với mục đích ban đầu tốt đẹp là giúp cho người cao tuổi có một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn bất chấp tuổi già, nhưng nhiều nhà dưỡng lão ngày nay bị biến tướng thành những tòa nhà khép kín không khác gì nhà tù, nơi mà người già không được phép ăn những món ăn họ thích và không được phép làm những gì mình muốn. Nhiều bác sĩ được đào tạo xuất sắc về mặt chuyên môn, nhưng lại không biết cách làm thế nào để nói cho bệnh nhân biết sự thật về bệnh tình của họ; thay vào đó, bác sĩ lại vin vào những hy vọng hão huyền về khả năng cứu sống người bệnh của y học và đề xuất cho bệnh nhân hàng loạt biện pháp chữa trị để nuôi những hy vọng hão đó. Rốt cuộc, hành động này chỉ khiến cho người bệnh và cả thân nhân của họ thêm hao mòn khổ sở chứ không hề mang lại ích lợi gì cho họ cả về mặt thể xác lẫn tinh thần.

Hiểu Về Sự Chết

Là cuốn sách miêu tả tường tận về cái chết, chính xác hơn là tiến trình dẫn đến cái chết. Tác giả chọn viết về sáu loại bệnh phổ biến, với những đặc điểm được xem là đặc trưng cho tiến trình mà ai trong đời cũng phải trải qua một lần.

Bản tính của con người là tò mò. Tò mò về cái chết, nhưng lại sợ phải chết. Âu cũng là dễ hiểu khi các nhà thơ, nhà văn thường viết về cái chết, nhưng hiếm khi chứng kiến nó, còn các bác sỹ và y tá thấy nó thường xuyên thì lại hiếm khi viết về nó.

Cuốn Hiểu về sự chết chính vì vậy là một của hiếm. Bởi lẽ, nó được chắp bút bởi một giáo sư lâm sàng về phẫu thuật, một người không phải thường xuyên nhưng chắc chắn đã chứng kiến nhiều người ra đi hơn chúng ta. Ông viết cuốn sách này nhằm vén bức màn bí ẩn của quá trình chết, giúp chúng ta – những người luôn tò mò về cái chết – hiểu rõ những đặc trưng của tiến trình mà ai trong chúng ta rồi cũng sẽ phải trải qua khi dần chết đi. Chết có nghĩa là sự ngừng trệ của hệ tuần hoàn, là hiện tượng thiếu sự vận chuyển oxy tới các tế bào, là sự lụi dần của chức năng não bộ, là sự suy yếu của các bộ phận cơ thể, là sự phá hủy các tế bào sống. Một sự thật không thể trần trụi hơn, một chủ đề thuần khoa học như thế nhưng lại được trình bày không hề khô khan, thậm chí ngược lại còn sâu lắng, chạm đến trái tim người đọc.

Những cái chết được miêu tả trong cuốn sách, dù là chết vì tuổi già, vì ung thư, vì AIDS, vì tai nạn, vì bệnh Alzheimer, vì bệnh tim hay vì đột quỵ, qua sự am hiểu và đồng cảm của tác giả đều không còn đáng sợ như chúng ta vẫn tưởng. Để rồi, khi đọc xong cuốn sách, chúng ta có thể thốt lên “À, ra là vậy. Hóa ra chết là như thế!”Bởi lẽ chúng ta đã được thảo luận thẳng thắn, chi tiết nhất về cái chết, đã phần nào được thỏa trí tò mò về cái chết, nên chúng ta đã được chuẩn bị tâm lý để đối phó với vấn đề chúng ta sợ hãi nhất.

Có thể nói dư âm đọng lại khi đọc xong Hiểu về sự chết là ám ảnh. Ám ảnh nhưng thỏa trí tò mò.

Suy Nghĩ Vẩn Vơ Về Cái Chết

“Thôi toi rồi!”

“Chết mất thôi!”

“Không thể sống nổi!”

Đó là những câu cửa miệng mà chúng ta vẫn thường xuyên nói mỗi khi gặp chuyện không may. Nếu bạn để ý thì sẽ thấy rằng người ta vẫn nhắc về cái chết hàng ngày, với tần suất thậm chí còn nhiều và đều đặn hơn cả việc hắt xì hơi hay… đi vệ sinh. Thế nhưng liệu bạn thật sự có hiểu về cái chết?

Sinh lão bệnh tử – đó là những thứ mà đời người ai cũng phải trải qua. Một cuốn sách nói về “cái chết” chắc hẳn sẽ rất nặng nề và ảo não. Nhưng không, dưới ngòi bút hài hước của tác giả Bunpei Yorifuji thì cái chết lại là một cuộc dạo chơi nhẹ tênh sang một thế giới mới. Không hề khiến bạn phải nhăn mặt hay thở dài ngao ngán, ngược lại SUY NGHĨ VẨN VƠ VỀ CÁI CHẾT sẽ nhiều lúc khiến bạn phải bật cười trước những so sánh đầy lý thú và những hình minh họa siêu đáng yêu.

Nếu từ trước đến giờ bạn vẫn quen dùng những câu cảm thán nặng nề, sóng sánh khổ đau để nói tới cái chết, thì sau khi gấp lại cuốn sách này, chắc chắn bạn sẽ có suy nghĩ khác đi nhiều đấy.

Trải Nghiệm Cận Tử

Với nhiều người, chết là một chủ đề kiêng kỵ. Nhiều người ngại ngần suy nghĩ về nó, cho đến khi xảy ra một biến cố như chẩn đoán bệnh tật đe dọa mạng sống, hoặc cái chết đột ngột của một người thân yêu. Điều đó có thể khiến chúng ta rơi vào hỗn loạn, bế tắc. Nhưng mọi người lại rất ít khi dành thời gian để chiêm nghiệm về nó. Và nghịch lý làm sao, chính khi suy tư về ý nghĩa của cái chết và nghĩ về quá trình từ giã cõi đời, người ta mới trở nên cởi mở hơn trước việc khám phá những điều cốt lõi của một cuộc sống viên mãn, gắn kết hơn với những người xung quanh.

Dr Penny Sartori đã có 21 năm làm nghề hộ lý, bắt đầu từ năm 1989. Sartori đã có thời gian công tác tại khắp các phòng ban trong bệnh viện, cuối cùng Sartori dừng chân ở phòng cấp cứu. Tại đây, Sartori đối mặt với cái chết thường xuyên đến mức không có chọn lựa nào khác ngoài việc phải đối diện với “cái tất yếu duy nhất” ấy. Trong suốt thời gian hành nghề, Sartori đã chăm sóc cho hàng ngàn bệnh nhân đang hấp hối cho đến khi họ nhắm mắt lìa đời. Một cuộc gặp gỡ đau đớn đã đưa Sartori vào cơn khủng hoảng, khiến Sartori đặt ra câu hỏi về lẽ sống chết.

Sự hứng thú của Sartori đã thôi thúc cô tìm hiểu, tích lũy, chắt lọc để viết nên cuốn sách này. Với hơn 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu về trải nghiệm cận tử (gọi tắt NDE) và chứng kiến nhiều nhân chứng tường thuật về trải nghiệm cận tử của chính mình, Sartori hiểu rằng đây là sứ mệnh của cô, cần chia sẻ kiến thức này để giúp mọi người hiểu hơn về trải nghiệm cận tử. Hơn bao giờ hết, con người cần nhận thức về mối liên kết giữa tâm trí, cơ thể và linh hồn.

Năm 2014, Trải nghiệm cận tử lần đầu được xuất bản tại Anh, ngay sau đó chỉ qua hai bài báo cuốn sách đã được bạn đọc cả thế giới biết đến. Cuốn sách giúp chúng ta hiểu rằng khoa học không chứa đựng tất cả câu trả lời, mà từ trải nghiệm cận tử chúng ta có thể học được rất nhiều để áp dụng vào đời sống hằng ngày.

Cuốn sách gồm 7 chương, mỗi chương của cuốn sách đề cập đến một câu hỏi chính: Những đặc điểm của NDE, NDE có giống với OBE không? NDE có đau đớn không? Ai đã trải qua NDE diễn ra trong những hoàn cảnh nào? Những động tác thay đổi cuộc sống của NDE, Khoa học giải thích thế nào về NDE? NDE mang lại bài học giá trị nào cho những người chưa từng trải qua NDE? Những ngụ ý sâu xa khác khi biết đến hơn về NDE.

Chuẩn Bị Cho Cái Chết

Hãy ý thức giá trị của thân xác, nó đúng thực là của ta vì nó là kết quả của rất nhiều nguyên nhân tốt trong quá khứ. Nên hiểu rằng những lời giáo huấn trong bài thơ là dành cho ta, sẳn sàng để cho ta sử dụng.

Kiếp sống làm người thật quý giá, ta có thể dùng nó như một sức mạnh tích cực hoặc sử dụng nó để gây ra tàn phá, ta cũng hiểu là kiếp sống này hết sức mong manh, vì thế ngay từ giây phút này, hãy cố gắng sử dụng nó một cách hữu ích.

Sự thoải mái của cơ thể liên hệ đến thế thăng bằng tạm thời giữa những thành phần cấu tạo ra nó, sự hòa hợp ấy rất hời hợt. Hãy xem những gì tạm thời là tạm thời.

Một tâm thức nghiêm minh giúp ta sáng suốt, thư giản và hạnh phúc, trái lại nếu tâm thức dao động, dù hoàn cảnh xung quanh có tốt đẹp cách mấy chăng nữa, kinh hoàng và âu lo vẫn xâm chiếm ta.

Hành Trình Tới Cõi Bên Kia Cái Chết

Nội dung sách gồm các phần:

– Núi Huy Hoàng màu đồng đỏ

– Những quán chiếu trong tấm gương pha lê

– Núi Potala

– Yulokod

– Cầu thang đưa tới giải thoát

Trợ Giúp Cái Chết Thanh Thản

Mỗi ngày sống, mỗi ngày chúng ta đang tiến gần về cái chết, ai ai trong chúng ta cũng phải chết – Đó là một quy luật tất yếu. Có người chết vì tuổi già, có người chết trẻ vì bệnh tật hoặc có người chết “bất đắc kỳ tử”. Cái chết đối với chúng ta là chắc chắn xảy ra, chỉ ấn định thời gian chết thì hầu hết chúng ta không thể biết.

Cuốn sách Trợ Giúp Cái Chết Thanh Thản được biên soạn để mọi người có thể hiểu hơn về cái chết theo quan niệm của Phật giáo.

Nội dung cuốn sách gồm 4 phần sau đây:

Phần I: Tìm hiểu về sự chết là gì?

Phần II: Hành trình đến cái chết theo quan niệm của đạo Phật giáo

Phần III: Trợ giúp người lâm chung theo Phật giáo

Phần IV: Kinh Phật.

Niệm Về Cái Chết

Nội dung cuốn sách tập hợp những bài giảng và suy ngẫm của Thầy Thích Thông Phương về cái chết. “Ta thấy người khác chết lòng ta nóng như lửa. Không phải nóng đốt người thấy sẽ phiền đến ta.”

– Chết là quy luật chung cho tất cả thế gian

– Cái chết có trong cái sống

– Thấy người khác chết nhớ đến mình

– Mở con mắt tuệ thấy đúng lẽ thật

Tử Thư Tây Tạng

Trong cuốn kinh thư cổ điển này của Phật giáo Tây Tạng – theo truyền thống được đọc to cho người chết để giúp họ đạt được giải thoát – chết và tái sanh được xem như quá trình chuẩn bị cho một cơ hội để nhận diện bản tánh đích thực của tâm. Bản dịch này của Tử thư Tây tạng nhấn mạnh lời khuyên thiết thực rằng cuốn sách này là dành cho người sống. Lời bình giảng sâu sắc của Chogyam Trungpa, được viết rõ ràng, ngôn ngữ súc tích, giải thích những gì mà bản văn đã chỉ dạy cho chúng ta về tâm lí con người.

Ấn phẩm này sẽ dành cho người quan tâm đến cái chết và cận tử, cũng như những ai tìm kiếm sự hiểu biết tâm linh lớn lao hơn trong đời sống hàng ngày.

Gợi ý

Thời Khắc Tươi Đẹp

Nhiều người suy sụp khi biết không còn sống được bao lâu. Nhiều người gắng gượng lạc quan để động viên người thân yêu bên cạnh. Nhưng Nina Riggs đối mặt với cái chết bằng những thời khắc tươi đẹp nhất của cuộc đời. “Cái chết phải đâu ngày tận thế. Có nhiều điều còn tồi tệ hơn là chết: những mối hận thù, không có khiếu hài hước hay chứng táo bón.” Và Riggs – người phụ nữ sắp chết này sẽ chỉ cho bạn hay thế nào mới là sống.

Khi Hơi Thở Hóa Thinh Không

Khi Hơi Thở Hóa Thinh Không là tự truyện của một bác sĩ bị mắc bệnh ung thư phổi. Trong cuốn sách này, tác giả đã chia sẻ những trải nghiệm từ khi mới bắt đầu học ngành y, tiếp xúc với bệnh nhân cho tới khi phát hiện ra mình bị ung thư và phải điều trị lâu dài.

Kalanithi rất yêu thích văn chương nên câu chuyện của anh đã được thuật lại theo một phong cách mượt mà, dung dị và đầy cảm xúc. Độc giả cũng được hiểu thêm về triết lý sống, triết lý nghề y của Kalanithi, thông qua ký ức về những ngày anh còn là sinh viên, rồi thực tập, cho đến khi chính thức hành nghề phẫu thuật thần kinh. “Đối với bệnh nhân và gia đình, phẫu thuật não là sự kiện bi thảm nhất mà họ từng phải đối mặt và nó có tác động như bất kỳ một biến cố lớn lao trong đời. Trong những thời điểm nguy cấp đó, câu hỏi không chỉ đơn thuần là sống hay chết mà còn là cuộc sống nào đáng sống.” – Kalanithi luôn biết cách đưa vào câu chuyện những suy nghĩ sâu sắc và đầy sự đồng cảm như thế.

Bạn bè và gia đình đã dành tặng những lời trìu mến nhất cho con người đáng kính trọng cả về tài năng lẫn nhân cách này. Dù không thể vượt qua cơn bệnh nan y, nhưng thông điệp của tác giả sẽ còn khiến người đọc nhớ mãi.

Tuesdays with Morrie

Có thể đó là ông bà, hoặc những người thầy cô hoặc đồng nghiệp. Một người lớn tuổi, kiên nhẫn và khôn ngoan, người hiểu bạn khi bạn còn trẻ và tìm kiếm, đã giúp bạn nhìn thế giới như một nơi sâu sắc hơn, đã cho bạn lời khuyên đúng đắn để giúp bạn vượt qua nó.

Đối với Mitch Albom, người đó là Morrie Schwartz, giáo sư đại học của ông từ gần hai mươi năm trước.

Có lẽ, giống như Mitch, bạn đã quên mất người thầy khi bạn phát triển theo cách của mình, và những sự hiểu biết mờ dần, và thế giới dường như lạnh hơn. Bạn có muốn gặp lại người đó không, hỏi những câu hỏi lớn hơn vẫn ám ảnh trong bạn, nhận được sự khôn ngoan cho cuộc sống bận rộn của bạn ngày hôm nay như cách bạn từng làm khi còn trẻ?

Mitch Albom đã có cơ hội thứ hai. Anh ta đã tìm lại người thầy Morrie trong những tháng cuối đời của người đàn ông lớn tuổi. Biết mình sắp chết, Morrie đã đến thăm Mitch tại phòng nghiên cứu của mình vào mỗi thứ ba, giống như khi họ từng quay lại trường đại học. Mối quan hệ nhen nhóm của họ biến thành một “lớp” cuối cùng: Bài học về cách sống.

Những ngày thứ ba với thầy Morrie là một biên niên sử kỳ diệu của thời gian họ bên nhau, qua đó Mitch chia sẻ món quà lâu dài của thầy Morrie với thế giới.

Bài Giảng Cuối Cùng

“Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó.” Randy Pausch

Thực tế, đã có nhiều giáo sư được mời thuyết trình “Bài giảng cuối cùng” trước khi chia tay giảng đường. Khi đó họ thường chia sẻ về những thất bại cũng như những tinh hoa rút tỉa từ cuộc đời và sự nghiệp của mỗi cá nhân. Trong khi nghe thuyết trình, cử tọa bao giờ cũng day dứt trước câu hỏi: Giả như đây là cơ hội cuối cùng thì ta có thể gửi gắm thông điệp gì đến mọi người? Nếu ngày mai phải ra đi thì ta muốn cái gì sẽ là di sản để lại cho đời?

Khi Randy Pausch, Giáo sư Tin học giảng dạy tại Carnegie Mellon, được yêu cầu thuyết trình một bài giảng như vậy, ông hình dung đó sẽ là buổi thuyết trình cuối cùng, bởi ông vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Nhưng bài giảng của ông – “Chạm tay vào ước mơ tuổi thơ” – không phải là về cái chết mà là về quá trình vượt qua các chướng ngại, về việc lan tỏa cách thức hiện thực hóa ước mơ đến người khác và không bao giờ để hoài phí bất kỳ khoảnh khắc nào trong đời (bởi “Thời gian là tất cả những gì bạn có. Một ngày nào đó, bạn sẽ nhận ra bạn có ít hơn là bạn nghĩ”). Đó là triết lý mà Randy đúc kết từ cuộc sống.

Trong quyển sách này, Randy Pausch đã kết hợp nhuần nhụy giữa óc hài hước, văn phong cuốn hút và sự uyên thâm, đĩnh đạc, giúp cho bài giảng của ông trở thành một hiện tượng lưu dấu ấn trong lòng các thế hệ độc giả. Đây chắc chắn sẽ là cuốn sách được chuyền tay nhau bởi nhiều thế hệ tương lai.

Lính Trơn – Khoa Học Lạ Kỳ Về Loài Người Trong Chiến Tranh

Từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chúng ta đã luôn chứng kiến một quân đội Hoa Kỳ hùng mạnh, tinh nhuệ và uy hiếp bậc nhất hoàn cầu. Chúng ta thấy bom nguyên tử, tên lửa hành trình, hàng không mẫu hạm, máy bay trực thăng, xe tăng tối tân hay những đơn vị đặc nhiệm SEAL sát thủ….

Nhưng có lẽ hiếm khi người ta có thể có cái nhìn vào đằng sau cỗ máy chiến tranh đó như trong cuốn sách này. Bên dưới tấm màn sắt của khoa học quân sự chính là những thứ khoa học kỹ thuật rất nhân bản, rất đời thường, với trung tâm là “lính trơn”. Tác giả Mary Roach sẽ dẫn chúng ta trải qua một hành trình khám phá và trải nghiệm thực sự lạ kỳ về hậu cần chiến tranh, từ cách người ta lo cái ăn cái mặc cho binh lính, cho đến cách giúp các quân nhân đối phó với “Tào Tháo đuổi” trong khi làm nhiệm vụ, hay những nỗ lực của các bác sĩ quân y trong việc phục hồi khả năng “yêu” của thương binh, hay cách họ “hỏi chuyện” những tử sĩ để cải thiện an toàn cho những người sống…

Chiến tranh vẫn gắn liền với sự tàn khốc và cái chết, nhưng nó cũng có thể rất đời thường, đầy ắp hơi thở của sự sống cùng những vấn đề dở khóc dở cười vô cùng sinh động, dưới góc nhìn của một người Mỹ.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

8 quyển sách hay về kinh tế thị trường được biên soạn đơn giản và dễ hiểu 8 quyển sách hay về kinh tế thị trường bàn về những vấn đề cơ bản của kinh tế học, hay cụ thể hơn là các nguyên lý về…
11 cuốn sách hay về binh pháp ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống 11 cuốn sách hay về binh pháp này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực quân sự, mà còn có thể áp dụng vào những lĩnh vực khác như…
11 cuốn sách hay về Excel trợ giúp đắc lực vào hiệu quả công việc 11 cuốn sách hay về Excel giúp bạn có được những kiến thức hữu ích và tiện dụng, loại bỏ những lo lắng đắn đo khi đối mặt với…
Back to top button