7 quyển sách hay về bong bóng tài chính trình bày chi tiết tác động và đưa ra giải pháp

7 quyển sách hay về bong bóng tài chính dành cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu về tác động và sự hình thành bong bóng tài chính, cũng như cách thức tránh bị mắc kẹt trong những bong bóng tiếp theo.

Khi Bong Bóng Vỡ

Là một “cẩm nang sống sót” cho nhà đầu tư, Khi bong bóng vỡ trình bày một phân tích dễ hiểu về các cuộc khủng hoảng chúng ta đang phải đối mặt, cũng như cách thức chúng ta rơi vào tình trạng này.

Tác giả “giải phẫu” hiện tượng bong bóng, đưa ra một “checklist” giúp độc giả xác định, nhận diện một bong bóng khi nó hình thành. Ông cũng phân tích rất sâu về bong bóng nhà đất và chứng khoán trên thế giới, những sự kiện và khó khăn gần đây mà chúng ta phải đối mặt, và không kém phần quan trọng là đưa ra cái nhìn của một chuyên gia về những gì sắp xảy ra trong tương lai.

Thị trường Việt Nam tuy còn ở quy mô khá nhỏ bé so với khu vực và thế giới, song đã manh nha những dấu hiệu bong bóng, qua các cơn sốt địa ốc, chứng khoán và gần đây nhất là vàng, gây ra không ít rắc rối và vấn đề cho các chủ thể tham gia thị trường, cũng như các cơ quan điều tiết của Chính phủ. Cuốn sách này có thể coi là cuốn sách “giáo khoa” cơ bản cho tất cả những ai quan tâm đến hiện tượng kinh tế không mới nhưng chưa bao giờ được hiểu tường tận này!

Bong Bóng Kinh Tế Và Làn Sóng Vỡ Nợ Quốc Gia

Cơn sóng thần tín dụng giá rẻ quét qua thế giới từ năm 2002 đến năm 2008 không phải là một hiện tượng tài chính đơn giản: đó là một sự cám dỗ, một cơ hội cho mọi xã hội phô bày những khía cạnh trong tính cách mà bình thường chúng ta không bao giờ để lộ ra. Người Iceland muốn ngừng câu cá và trở thành nhân viên ngân hàng đầu tư, người Đức muốn trở nên Đức hơn, còn người Ireland không muốn làm người Ireland nữa.

Cuốn sách này bắt đầu với một bản điều tra về những bong bóng vượt ra ngoài nước Mỹ. Nó tuyệt vời và bi hài đến mức các độc giả người Mỹ phải thốt lên rằng: “Ồ, những kẻ ngoại quốc này thật ngu ngốc”. Nhưng ngay sau đó, khi Lewis chuyển con mắt xét đoán không khoan nhượng về California và Washington, người Mỹ sẽ biết sự hài hước ấy chỉ là miếng mồi dẫn họ đến một cái bẫy khi choáng váng nhận ra rằng những khoản nợ của nước Mỹ – con nợ lớn nhất và tham lam nhất thế giới này – sắp đến hạn thanh toán.

Những Bong Bóng Tài Chính Của Greenspan

“Sau khi đọc cuốn “Những bong bóng tài chính của Greenspan” bạn chẳng còn sót lại một chút tôn trọng nào đối với Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ. Đây là tác phẩm cần phải đọc đối với bất kỳ ai. Trong tác phẩm này tác giả đã xoá tan cái huyền thoại cho rằng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề… trong khi chính ngân hàng này là nguyên nhân gây ra sự phá sản khổng lồ cho biết bao gia đình trung lưu Mỹ, làm suy yếu nghiêm trọng đồng đôla thông qua các chính sách tiền tệ vô trách nhiệm của nó”. – Marc Faber, editor of the Gloom, Boom & Doom Report.

“Muốn xây tượng Greenspan trên đỉnh Rushmore? Không có cửa cho việc đó đâu sau khi bạn đọc xong cuốn sách của Fleckenstein”. – James Grant, editor of Gran’s Interest Rate Observer.

Bằng một văn phong hết sức đặc trưng, cuốn sách đã đập vỡ huyền thoại về nhân vật Greenspan, đưa ra những luận điểm và chứng cứ có sức thuyết phục mạnh mẽ để chứng minh rằng chính Greenspan là người đã đưa chúng ta vào cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay”. – Herb Greenberg, senior Colimmist

Khủng Hoảng Tài Chính: Những Điềm Báo Trước Giờ G

Cách đây hơn 10 năm (2008), nhân loại chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng “đói” tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở phố Wall.

Tình trạng tồi tệ của các tổ chức tài chính thứ cấp đã dẫn tới “đói” tín dụng ở nhiều nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực sản xuất. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã kéo theo suy thoái kinh tế ở nhiều nước.​

Thời điểm đó, ngân hàng HSBC công bố tỷ lệ nợ xấu năm 2006 tăng 20%; Tập đoàn tài chính New Century, khi đó là hãng cho vay dưới chuẩn lớn nhất tại Mỹ, đệ đơn xin phá sản; Tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Merrill Lynch bán tháo tài sản trong hai quỹ đầu tư Bear Stearns – nơi đã cho vay tín dụng dưới chuẩn hàng tỷ USD; ngân hàng lớn nhất của Pháp BNP Paribas đóng băng hoạt động rút vốn từ nhiều quỹ đầu tư…

Trong quyển sách Zero hour này, ông ấy và Andrew Pancholi (tác giả các “Báo cáo định thời điểm thị trường”) giải thích tất cả các chu kỳ này, các chu kỳ ảnh hưởng đến mọi thứ, từ định giá tiền tệ đến kết quả bầu cử, từ tốc độ tăng trưởng kinh tế ở châu Á đến tỷ lệ sinh sản ở Châu Âu. Bạn sẽ biết được, ví dụ:

  • Tại sao các công nghệ được thổi phồng nhất trong thời gian gần đây (xe hơi tự lái, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, blockchain) không thể phát triển cho đến thập niên 2030.
  • Tại sao Trung Quốc có thể là một bong bóng lớn nhất trong niên kinh tế toàn cầu (và bạn sẽ là một gã ngốc nếu đầu tư vào đây)
  • Tại sao bạn nên đầu tư vào ngành công nghiệp dược phẩm và chăm sóc y tế, và thoát ra khỏi thị trường bất động sản và xe hơi

Hoảng Loạn, Hỗn Loạn Và Cuồng Loạn – Gần 400 Năm Lịch Sử Các Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính

Súc tích, giàu thông tin. Hoảng loạn, Hỗn loạn và Cuồng loạn thâu tóm gần 400 năm lịch sử tài chính thế giới với 10 cuộc khủng hoảng lớn. Xuyên suốt cuốn sách, ông đưa ra một câu hỏi mấu chốt là liệu những người cho vay cuối cùng có xuất hiện trong các cuộc khủng hoảng đó không, và nếu không thì liệu thực tế có khác đi? Theo Kindleberger, bên cạnh những tác động tích cực mang lại một số vấn đề. Bằng cách bơm thêm tiền cho các công ty quản lý tồi, những tổ chức này sẽ góp phần tạo ra thông lệ nguy hiểm và làm tiêu tan động lực cải thiện hoạt động của các công ty

Có thể coi Hoảng loạn, Hỗn loạn và Cuồng loạn là bản sử ký thú vị và hấp dẫn về con đường dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính qua hàng thế kỷ nay. Bất cứ ai quan tâm và muốn học hỏi từ lịch sử, hay muốn đầu tư khôn ngoan đều không thể không đọc cuốn sách này.

Rơi Tự Do – Nước Mỹ, Các Thị Trường Tự Do Và Sự Suy Sụp Của Nền Kinh Tế Thế Giới

“Rơi tự do: nước Mỹ, các thị trường tự do và sự chìm đắm của nền kinh tế thế giới” đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh kinh tế Hoa Kỳ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung trong giai đoạn hiện nay. Stiglitz, trong khi không dành quá nhiều giấy mực vào việc “truy tìm các thủ phạm gây ra khủng hoảng và quy trách nhiệm”, đã nỗ lực để phân tích các nội dung có ý nghĩa sâu xa hơn: đó là các động cơ, các học thuyết kinh tế làm nền tảng cho tư duy, hành động và cách biện hộ của chính phủ Mỹ, các tổ chức quốc tế cũng như các thành phần khác tham gia vào nền kinh tế. Vượt ra ngoài các yếu tố kỹ thuật trong hoạt động kinh tế, tác giả còn trình bày nhiều vấn đề từ góc độ chính trị, lịch sử, văn hóa xã hội.

Ít ai đủ khả năng để nhận định tốt hơn Joseph E. Stiglitz về giai đoạn biến động này. Là người được trao giải Nobel Kinh tế năm 2001, Stiglitz là “một nhà kinh tế học cực kỳ vĩ đại, đến nỗi người ta không thể thực sự đánh giá đúng được tầm vóc của ông nếu như không chuyên sâu vào lĩnh vực này” (Paul Krugman, New York Times). Trong cuốn Rơi tự do, Stiglitz đã lần theo các nguồn gốc của đợt suy thoái quy mô lớn, tránh xa những câu trả lời qua quít và phá tan lập luận cho rằng nước Mỹ cần có thêm những đợt giải cứu trị giá hàng tỷ dollar và để cho các tổ chức “quá lớn đến mức không thể sụp đổ” được tự do làm theo ý muốn của họ, trong khi đó ông cũng phác họa nên những giải pháp thay thế và cho thấy ngay trong thời điểm hiện nay thì vẫn còn nhiều sự lựa chọn khác có thể tạo ra sự khác biệt. Hệ thống đã đổ vỡ, và chúng ta chỉ có thể chỉnh sửa nó bằng cách tìm hiểu các luận thuyết nền móng đã dẫn dắt chúng ta đi vào con đường “chủ nghĩa tư bản bong bóng” kiểu mới này.

Đi qua nhiều chủ đề liên quan đến cuộc khủng hoảng, Stiglitz tranh luận một cách thuyết phục về việc khôi phục lại sự cân bằng giữa chính phủ và các thị trường. Hoa Kỳ là một quốc gia đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn – về y tế, năng lượng, môi trường, giáo dục và sản xuất – và Stiglitz làm rõ từng vấn đề trong bối cảnh một trật tự mới nổi lên của nền kinh tế toàn cầu. Một trận chiến đang diễn ra giữa các ý tưởng về việc đâu là loại hình hiệu quả đối với chế độ tư bản, cũng như việc tái cân bằng quyền lực kinh tế thế giới, sẽ xây dựng nên trật tự đó. Sau cùng thì trận chiến có thể sẽ cho thấy các lý thuyết cho rằng thị trường “có lý trí” là sai lầm, hoặc phủ nhận quan điểm cho rằng sự thống trị kinh tế toàn cầu của Hoa Kỳ là đương nhiên và không thể động đến.

Nguồn Gốc Khủng Hoảng Tài Chính

Thuyết Thị trường Hiệu quả (Efficient Market Hypothesis) còn được biết với cái tên là Random Walk theory, được nhà toán học người Pháp Louis Bachelier khởi xướng đầu tiên vào năm 1900, và sau này nhận được sự bổ sung trong thời hiện đại của Burton Malkiel trong cuốn A Random Walk Down Wall Street.

Nguồn gốc khủng hoảng tài chính đưa ra các phân tích rất thuyết phục về những áp lực đằng sau cuộc suy thoái kinh tế. Bằng cách đưa ra những lập luận của mình, Cooper đã thách thức cả những nguyên tắc cơ bản của những học thuyết kinh tế hiện dại và chỉ ra những sai lầm chết người của nó, giải thích tại sao thị trường tài chính lại không tuân theo Thuyết Thị Trường Hiệu quả mà cứ liên tục chao đảo và rơi vào suy thoái, khủng hoảng.

Cooper đã tóm tắt quá trình tiến hóa phát triển của hệ thống tiền tệ, giải thích tại sao tài chính lại ổn định và tại sao sự ổn định này lại cần đến hệ thống ngân hàng trung ương. Tác giả này cho rằng, chính việc nâng cao sức mạnh của thị trường đã làm cho hệ thống ngân hàng trung ương quên mất nhiệm vụ chính của chúng. Kết quả là không có sự diều tiết của hệ thống ngân hàng trung ương, thị trường dễ rơi vào những quy trình bùng vỡ.

Nguồn gốc khủng hoảng tài chính sẽ giúp độc giả hiểu thêm về giảm phát và khám phá ra cách các nhà hoạch định chính sách có hể học hỏi từ một tài liệu thuần kỹ thuật về động cơ hơi nước để tránh những sai lầm trong chính sách tiền tệ lặp đi lặp lại gần đây. Sự kết hợp tưởng chừng như quá khác biệt giữa khoa học tự nhiên và những lý thuyết kinh tế sẽ mang lại những khám phá thú vị, và cả những hiệu quả bất ngờ trong cuộc tìm kiếm giải pháp cho khủng hoảng hiện nay.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

11 quyển sách hay về Bác Hồ đáng đọc nhất 11 quyển sách hay về Bác Hồ cung cấp cho bạn đọc thêm những thông tin bổ ích trong quá trình tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp…
Những cuốn sách giúp giảm stress và giải tỏa áp lực hiệu quả Những cuốn sách này giúp giảm stress và giải tỏa áp lực hiệu quả bằng những liên tưởng hết sức độc đáo, đầy hài hước và vô cùng thú…
Những quyển sách hay về điện toán đám mây mở rộng góc nhìn của bạn Những quyển sách hay về điện toán đám mây thuật lại hành trình phi thường của điện toán đám mây từ lúc sơ khai thành một lĩnh vực rộng…
Back to top button