10 cuốn sách hay về ăn dặm đưa ra những gợi ý, lời khuyên an toàn cho các bé bắt đầu ăn dặm, về tầm quan trọng của dinh dưỡng lành mạnh (ăn ít muối, ít đường, cân bằng…) ngay từ những bước đầu.
Ăn Dặm Không Phải Là Cuộc Chiến
Sử dụng sức mạnh của truyền khẩu, trực tuyến hay ngoài đời, đòi hỏi ta phải hiểu về việc tại sao mọi người nói về những điều đó và tại sao một số thứ lại được nói và chia sẻ nhiều hơn những thứ khác. Trong một buổi tiệc, bạn có thể sẽ nói về một bộ phim hay về một đồng nghiệp. Bạn có thể trao đổi các câu chuyện về việc đi du lịch, nhắc đến con của một ai đó, hoặc phàn nàn về thời tiết đột nhiên ấm bất thường.
Chắc hẳn các bạn đã biết đến sự có mặt của cuốn sách “Nuôi con không phải là cuộc chiến”, một cuốn cẩm nang để bé ăn ngon miệng, dạy bé nghe lời, một cuốn sách giúp bạn hiểu con mình hơn của nhóm tác giả Đỗ Liên Hương (Mẹ Ong Bông), Nguyễn Thanh Hương (mẹ BuBu), Nguyễn Thu Hà. Và giờ đây, cuốn sách Ăn dặm không phải là cuộc chiến được viết nối tiếp theo thành công của cuốn sách “Nuôi con không phải là cuộc chiến”. Như tựa đề bộc lộ, cuốn sách này nhấn mạnh vào chủ đề ăn uống lành mạnh và chủ động cho trẻ em từ lứa tuổi bắt đầu tập ăn dặm, đồng thời cung cấp các thông tin dinh dưỡng cơ bản thiết yếu, các thực đơn gợi ý, các công thức nấu ăn và các mẹo nhỏ để bữa ăn cân bằng và hấp dẫn. Đây là cuốn sách giúp cha mẹ gợi mở và xây dựng mối quan hệ lành mạnh của trẻ em với ẩm thực – một hoạt động không thể thiếu hàng ngày.
Ăn Dặm Kiểu Nhật
Bạn đã làm cha mẹ. Và bạn có lúng túng với bước đầu cho bé yêu ăn dặm?
Giai đoạn ăn dặm có vai trò là giai đoạn chuẩn bị để trẻ chuyển từ bú mẹ, uống sữa ngoài sang “nhai nát và nuốt”. Điều quan trọng của giai đoạn này không chỉ là cho trẻ ăn và theo dõi đảm bảo sự phát triển của trẻ mà còn phải theo dõi chức năng ăn và lôi kéo hợp lý sự ham thích ăn của trẻ, làm cho trẻ tự lập. Để làm được những việc đó, thống nhất quan điểm là rất quan trọng, phải thống nhất về việc lựa chọn thực phẩm, lượng ăn, cách ăn, những người lớn xung quanh giúp đỡ như thế nào. Tuy nhiên việc ăn dặm là việc hàng ngày. Bạn có đang băn khoăn trăn trở nên cho trẻ ăn gì, ăn bao nhiêu, ăn như thế nào không. Trong giai đoạn lần đầu tiên bé tiếp xúc với thức ăn, nếu mọi người xung quanh bé quá nhạy cảm, lo lắng về bữa ăn dặm của trẻ, lo lắng đó sẽ truyền sang bé và thường làm mất đi không khí của bữa ăn vốn dĩ là vui vẻ.
Chính vì thế, đúng như tiêu đề của cuốn sách, tôi giới thiệu những công thức nấu ăn đơn giản mà ai cũng có thể làm được trong thời gian ngắn bởi nó “đơn giản”, “dễ làm” và những công thức nấu ăn phong phú sáng tạo ví dụ như chia từ thức ăn của người lớn, thực đơn sử dụng baby food … Ngoài ra còn nói rất cẩn thận về những thực phẩm cần phải cân nhắc khi trẻ bị ốm, dị ứng thực phẩm. Hơn nữa, cuốn sách cũng có cả những công thức nấu ăn khi bị dị ứng để bữa ăn dặm không trở nên nhàm chán.
Lời tác giả
Ăn Dặm Không Nước Mắt
Thế nào là ăn dặm không nước mắt? Là khi con không khóc vì bị ép ăn và mẹ không khóc vì con bỏ bữa. Là khi con hào hứng trước mỗi bữa ăn và mẹ hạnh phúc thấy con ăn hết phần đồ ăn mẹ làm. Cuốn sách Ăn dặm không nước mắt của mẹ Xoài, một người mẹ Việt nuôi con ở Nhật hẳn sẽ mang đến nhiều gợi ý. Học hỏi các bà mẹ Nhật, mẹ Xoài đã cố gắng tập cho bé Xoài thói quen ăn uống tự giác, tập trung. Mẹ Xoài cũng tôn trọng sở thích, nhu cầu và mong muốn của bé. Còn để khiến bé háu ăn và ăn được nhiều hơn, mẹ Xoài đã chế biến các món ăn thật ngon lành, đa dạng, trang trí vô cùng đẹp mắt để bé chỉ nhìn thôi đã thèm.
Mẹ Xoài và bé Xoài đã trải qua một thời kì ăn dặm nhẹ nhàng, thoải mái. Và mẹ Xoài nghĩ, biết đâu những kinh nghiệm của mình có thể giúp ích cho những mẹ Việt đang và sắp sửa cho con ăn dặm…
Sổ Tay Ăn Dặm Của Mẹ
“Trong quá trình khám chữa bệnh, tôi gặp nhiều trường hợp các em bé bị suy dinh dưỡng, còi xương không phải vì gia đình không có điều kiện mà do… quá có điều kiện. Tôi gặp những em bé khá bụ bẫm nhưng bố mẹ vẫn đưa đi khám vì thấy con không tăng cân và cho là con biếng ăn. Trong khi đó cũng có những trường hợp bố mẹ nói rằng con ăn rất được nhưng thực ra khẩu phần dinh dưỡng lại không đủ hoặc không cân đối. Nhưng biếng ăn là câu chuyện tôi gặp nhiều nhất. Chưa bao giờ câu chuyện cho bé ăn gì và ăn như thế nào lại khiến các bố mẹ lo lắng nhiều như vậy.
Chính vì thế tôi viết cuốn sách Sổ tay ăn dặm của mẹ này với hi vọng có thể giải đáp được phần lớn thắc mắc của các bà mẹ khi cho con ăn dặm. Sách được trình bày dưới dạng hỏi đáp ngắn gọn, cô đọng để mẹ nắm được những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng cho bé trong độ tuổi ăn dặm, giải đáp thắc mắc về thói quen ăn uống và tiêu hóa của bé, hay là cách chăm sóc bữa ăn cho bé khi bé bị bệnh, cách chế biến và bảo quản thực phẩm khoa học.”
Phương Pháp Ăn Dặm Bé Chỉ Huy
Nếu bạn đã quen với hình ảnh các bé được mẹ dùng muỗng đút thức ăn nghiền nhuyễn vào miệng, bé nhè ra và mẹ lại vét vào cho đến khi nào bé nuốt thì thôi, thì BLW sẽ là một hình ảnh hoàn toàn khác. Với phương pháp này, sẽ không có chuyện đút muỗng hay nghiền nhuyễn, mà ba mẹ sẽ cung cấp cho bé những thức ăn có hình dạng và kích cỡ phù hợp để bé có thể cầm lấy và tự đút cho mình bằng các ngón tay, tự chọn thức ăn, tự quyết định ăn bao nhiêu và ăn với tốc độ như thế nào. Rất có thể nhiều mẹ sẽ lo lắng bé ăn như thế nhỡ bị hóc thì sao.
Thực ra, bé cũng như người lớn, dễ bị hóc hay nghẹn hơn khi có người đút cho, bởi về cơ bản đó là kiểu ăn thụ động – bé không kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào. Khi bé tự cho thức ăn vào miệng thì bé cũng nhận thức là mình đang ăn và sẽ điều khiển lưỡi, hàm, môi, họng một cách phù hợp. Nếu thức ăn to quá thì bé sẽ nhè ra. Tất nhiên, việc bé bị ọe vào thời gian đầu là hoàn toàn có thể. Nhưng ọe chỉ là một phản ứng của bé khi không chấp nhận đồ ăn. Sau vài lần ọe thì bé cũng hình thành ý thức và kỹ năng để biết ăn bao nhiêu, ăn như thế nào cho khỏi ọe. Thất bại là mẹ thành công mà.
Đã áp dụng phương pháp BLW thì mẹ phải tin tưởng bé. Tất cả những em bé khỏe mạnh đều có thể làm điều đó từ 6 tháng tuổi, khi bé đã có thể ngồi khá vững và hệ tiêu hóa cũng như miễn dịch đã đủ trưởng thành giúp bé hấp thụ các thức ăn khác ngoài sữa. Bé không cần được đút muỗng, bé chỉ cần được tạo cơ hội để tự ăn mà thôi. BLW sẽ giúp bé ăn uống một cách thoải mái, tự lập và rèn luyện kỹ năng ăn cho bé, cụ thể là:- Cho phép bé khám phá mùi vị và cảm giác về độ thô mịn;- Khuyến khích sự độc lập và tự tin;- Giúp bé phát triển các kỹ năng nhai và phối hợp giữa mắt và tay- Làm cho bữa ăn của bé bớt áp lực.
Món Ăn Dặm Cho Bé
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, sữa mẹ không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Đó chính là lúc có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm và làm quen với thức ăn đặc.
Món ăn dặm cho bé sẽ giúp các bà mẹ nhận biết được thời điểm, những điều nên và không nên trong từng giai đoạn cho bé ăn dặm và thực đơn phong phú để bé có đầy đủ chất dinh dưỡng cho một cơ thể khỏe mạnh.
Cẩm Nang Ăn Dặm Bé Tự Chỉ Huy Của Mẹ Việt – Quẳng Cái Cân Đi Mà Khôn Lớn
Không xay nhuyễn đồ ăn, không ăn rong, không ti vi, không điện thoại, không nài ép, không tiếng gào khóc Những em bé ăn dặm BLW vẫn luôn có một niềm háo hức vô bờ bến với đồ ăn và cảm giác thích thú khi tới mỗi bữa ăn. Đó chính là những gì BLW đã đem lại cho mẹ con tôi.
Dĩ nhiên, bên cạnh những thành công mà hai mẹ con tôi đạt được, cũng không thể quên kể đến cả những “cuộc cân não” đầy gam go, khốc liệt. Những giai đoạn bé biếng ăn nhưng không được nài ép, áp lực từ phía người thân trong gia đình khi thấy con ăn ít, mệt mỏi với bãi chiến trường sau mỗi bữa ăn, những nguyên tắc cần tuân thủ nghiêm ngặt, tước quyền được ăn của con Tôi tin chắc rằng không một bà mẹ nào thành công với BLW mà chưa từng trải qua một trong những khủng hoảng đó. Nhưng cũng như việc “muốn nhìn thấy cầu vồng, bạn phải biết chịu đựng cơn mưa”, chỉ cần bạn kiên định, vững tâm và vượt qua được, thành công với bạn đang ở rất gần phía trước. Và khoảnh khắc bạn nhìn thấy con ăn ngoan, tự xúc ăn hết bát cơm, biết dừng lại khi no và tự giác rời khỏi ghế những điều mà với một em bé 3 tuổi ăn dặm kiểu truyền thống còn khó để làm, bạn sẽ hiểu cảm giác hạnh phúc mà tôi đã từng trải qua. Mà tôi cảm thấy như hai từ hạnh phúc còn không đủ để diễn tả cảm xúc lúc đó.
Có những bà mẹ, để quyết tâm cho con ăn dặm BLW, mẹ phải “một mình một ngựa”, đối đầu với cả thế giới. Vì thế, chắc hẳn họ sẽ cô đơn, lạc lõng, nhụt chí vô cùng trước mỗi giai đoạn khủng hoảng của con.
Và tôi viết cuốn sách này vì lẽ đó!
Lời tác giả
Thực Đơn Cho Bé Ăn Dặm
Cuốn sách gồm những nội dung chính như sau:
Phần 1: Những điều cần biết khi cho bé ăn dặm
Phần 2: Phương pháp chế biến các món bột
Phần 3: Phương pháp chế biến các món cháo
Phần 4: Phương pháp chế biến các món canh
Phần 5: Phương pháp chế biến các món xúp – nui
Phần 6: Phương pháp chế biến một số thức ăn, thức uống khác.
Chăm Sóc Sức Khỏe Trẻ Em (Tập 3): Dinh Dưỡng – Ăn Dặm
Dinh dưỡng cho trẻ là vấn đề mà cha mẹ nào cũng quan tâm nhưng không phải ai cũng có đủ kiến thức về dinh dưỡng, đặc biệt là giai đoạn ăn dặm của trẻ. Ăn dặm là giai đoạn hết sức nhạy cảm, trẻ sẽ bắt đầu tiếp nhận những loại thực phẩm ngoài sữa mẹ, sữa công thức. Một cơ thể vẫn còn non nớt sẽ rất dễ dị ứng hoặc không hấp thụ chất dinh dưỡng nếu bố mẹ cho ăn dặm không đúng cách.
Cuốn sách “Chăm sóc sức khỏe trẻ em – Tập 3: Dinh dưỡng – Ăn dặm” sẽ đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn của chuyên gia nhi khoa Thôi Ngọc Đào, giúp bố mẹ có thêm kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ.
Cuốn sách được chia làm 4 phần bao gồm: Những nguyên tắc khi bổ sung bữa phụ cho trẻ; Những sai lầm gia đình thường mắc phải; Những vấn đề thường gặp và mục hỏi đáp của Bác sĩ Thôi.
Mỗi phần được minh họa bằng tranh sinh động và lời giải thích dễ hiểu giúp cha mẹ nắm được kiến thức, kinh nghiệm về dinh dưỡng, ăn dặm hiệu quả nhất.
Thực Đơn Ăn Dặm Giúp Trẻ Nhanh Thích Nghi Với Bữa Ăn Gia Đình
Thực Đơn Ăn Dặm Giúp Trẻ Nhanh Thích Nghi Với Bữa Ăn Gia Đình Trẻ biếng ăn, sợ thức ăn, đến bữa là chạy trốn hoặc ăn uống thiên lệch như chỉ ăn cơm với nước tương, không ăn được thịt cá, không chịu uống sữa hoặc ăn là những trường hợp thường xảy ra ở trẻ hiện nay. Tình trạng này dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, khiến cha mẹ lo lắng, hoang mang. Hơn nữa việc điều trị chứng biếng ăn cũng mất nhiều thờ gian , tiền bạc, công sức.
Cùng danh mục: