Sách hay nhất của Jean Paul Sartre

Tác giả Jean Paul Sartre, nhà văn Pháp nổi tiếng. Sách của Jean Paul Sartre là một ví dụ tuyệt vời của chủ nghĩa hiện sinh, một triết lý tập trung vào sự tồn tại của cá nhân.

Sách hay nhất của Jean Paul Sartre

Buồn Nôn

Buồn Nôn

Với phương pháp mô tả theo hiện tượng học, nền văn nghệ thời mới đã thực hiện được cuộc hôn phối toàn bích với khoa triết lý. Trong số những triết gia ở trên đỉnh cao của thời hiện đại, Sartre là hình ảnh biểu trưng toàn vẹn cho lời quả quyết trên, nhờ vào thiên tài văn nghệ và sức sáng tác phong phú của ông.

Dòng máu văn nghệ luân lưu trong huyết quản Sartre đã chuyên chở đến cho quần chúng độc giả những chất liệu cần thiết để đi vào tư tưởng Sartre, và còn gây nhiều ảnh hưởng quan trọng hơn là những bộ tiết luận vĩ đại của ông.

Tác phẩm Buồn Nôn (La Nausée, 1938) là một trong số những tác phẩm giá trị nhất của nền văn học thế kỷ thứ XX, đồng thời cũng là tác phẩm thuộc vào loại khó đọc, vì ngoài giá trị về phương diện thẩm mỹ, tác giả còn muốn đưa ta chạm mặt thực sự với một trực giác nguyên uỷ, làm trung tâm điểm cho nền hiện sinh vô thần của ông: trực giác về hiện hữu của sự vật.

Tất cả cố gắng của Roquentin – nhân vật chính và cũng là tác giả tập Nhật ký này – nhằm xoáy sâu cái nhìn, xuyên thủng qua những lần vỏ ngoài bao bọc, đề đạt đến tri kiến đích thực về bản chất của thực tại. Tri kiến ấy là tri kiến của hiện tính (existence) của vạn vật. Sự vật hiện hữu. Sự hiện hữu ấy mang tính chất lầm lì, dày đặc, bất khả giải ngộ và ngẫu nhiên. Chính cái tính cách bất tất (contingence) của sự vật là chất men gợi dậy cơn Buồn Nôn..

Tính Siêu Việt Của Tự Ngã – Phác Thảo Một Mô Tả Hiện Tượng Học

Tính Siêu Việt Của Tự Ngã – Phác Thảo Một Mô Tả Hiện Tượng Học

Tính siêu việt của Tự ngã – Phác thảo một lối mô tả hiện tượng học được viết vào năm 1934 và công bố lần đầu vào năm 1936, là thành quả đầu tay của Jean-Paul Sartre sau quá trình nghiên cứu hiện tượng học Husserl tại Đức.

Trong đó, ông không những đã kế thừa xuất sắc các lập trường hiện tượng học được Husserl khai triển trong hai tác phẩm nền tảng là Ý niệm dẫn đạo cho một môn hiện tượng học và Các nghiên cứu logic học, mà còn phê phán lý thuyết của Husserl về cái Tôi siêu nghiệm, rồi triển khai quan niệm của chính ông về Tự ngã.

Nhan đề “Tĩnh siêu việt của Tự ngã” mà Sartre dùng có hai mục đích: Một là, ông muốn cho thấy rằng Tự ngã là cái siêu việt chứ không phải là “cư dân” của ý thức. Hai là, ông muốn kêu gọi độc giả vượt ra khỏi quan niệm phổ biến trong đời sống văn hóa và trí tuệ coi Tự ngã là cái siêu nghiệm, theo nghĩa nó được bao gồm trong ý thức, mà Husserl đã viện đến.

Công trình này không những giúp Sartre có được một vị trí trong phong trào hiện tượng học mà còn đặt nền tảng cho các lý thuyết triết học hiện sinh của ông sau này, nhất là cho kiệt tác Tồn tại và Hư vô (1943).

Thuyết Hiện Sinh Là Một Thuyết Nhân Bản

Thuyết Hiện Sinh Là Một Thuyết Nhân Bản

Thuyết Hiện Sinh Là Một Thuyết Nhân Bản là văn bản tốc kí, được Sartre sửa lại, buổi thuyết trình được tổ chức ở Paris vào thứ Hai ngày 29 tháng Mười năm 1945 theo yêu cầu của Câu lạc bộ Maintenant, do Jacques Calmy và Marc Beigbeder lập ra trong thời kì Giải phóng, với mục đích “thúc đẩy hoạt động văn học và trí tuệ”; văn bản này được Nhà xuất bản Nagel ấn hành sau đó một năm. Tại sao tác giả của Tồn tại và Hư vô (1943) lại muốn người ta chấp nhận chủ nghĩa nhân bản trong học thuyết của mình?

Ta cần nhớ rằng hai tập đầu tiên của bộ Những con đường của Tự do ngay lần đầu xuất bản đã gây được tiếng vang cũng như xì-căng-đan về chúng. Chúng ta không cần bàn nhiều về chi tiết của bộ sách, trong tập Tuổi trưởng thành và trong Ân xá, đã khiến cho các nhà tư tưởng chính thống thời đó khó chịu. Nhân vật chính bị đánh giá là nhu nhược hay khờ khạo. Sartre viết: “Tôi nghĩ rằng điều gây khó chịu nhất về các nhân vật của tôi là sự sáng suốt của họ. Họ biết họ là ai và đó là điều họ chọn để tồn tại.” Dù thiếu bến đỗ và không tự tin, Mathieu rõ ràng ít có nét chung với mẫu nhân vật sử thi hay nhân vật tích cực; cái quý giá duy nhất của anh, trong cuộc tìm kiếm bền bỉ một đời sống tự do đích thực – mang âm hưởng của cuộc truy tầm triết học trong Tồn tại và Hư vô- chính là sự sáng suốt khô khan ấy, cũng là nỗi khổ của anh ta. Điều xảy ra đối với anh, hay điều anh làm không mấy thực tế; anh không bắt đầu từ cuộc sống thực. Điều mà người ta chưa thấy đầy đủ đó là tấn kịch của trí tuệ và luân lí của một ý thức đang hình thành, mà sự tiến triển của nó vẫn chưa dừng ở cuối quyển thứ hai..

Ngôn Từ

Ngôn Từ – Jean Paul Sartre

Ngôn từ là một tự truyện không có những hoài niệm, dẫu ngậm ngùi cay đắng hay cảm động ngọt ngào. Sartre không hoài niệm, ông mổ xẻ, phân tích, giải mã tuổi thơ của mình bằng con mắt sắc sảo, tỉnh táo và đầy trải nghiệm của một nhà văn đứng tuổi, đứng tách hẳn khỏi cậu bé “ngông cuồng” là chính mình ngày xưa – để đi tìm câu trả lời cho một câu hỏi lớn: Điều gì đã thúc đẩy ông đến với nghiệp văn chương?

Sự phân tích, đánh giá rất “lạnh lùng” ấy đã đem lại sắc thái đặc biệt cho Ngôn từ: một giọng điệu nổi bật là hài hước, mỉa mai, chế nhạo (chủ yếu là tự chế nhạo), xen lẫn với những suy tư triết học vừa chặt chẽ logic vừa phức tạp rắm rối nhưng đầy cuốn hút, câu chuyện về tuổi thơ của Sartre trở nên giống một tác phẩm châm biếm, một tiểu thuyết triết lý, hơn là một tự truyện.

“Văn hóa chẳng cứu vớt được gì cũng chẳng cứu vớt được ai, nó không bào chữa được. Nhưng đó là một sản phẩm của con người: con người tự chiếu mình vào đó, nhận ra mình trong đó; duy nhất chỉ có nó, tấm gương phê phán ấy cho con người thấy hình ảnh của mình.”

– Ngôn từ, Jean-Paul Sartre

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

Sách hay nhất của Marie Kondo Tác giả Marie Kondo, một nhà tổ chức nổi tiếng của Nhật Bản. Sách của Marie Kondo tập trung vào phân tích, sắp xếp và đơn giản hóa nhà…
Sách hay nhất của Alexandra David-Neel Tác giả Alexandra David-Neel, một nhà thám hiểm người Pháp. Sách của Alexandra David-Neel được viết theo phong cách thơ mộng, sống động và tao nhã, và chúng nói…
Sách hay nhất của Mario Puzo Tác giả Mario Puzo, nhà văn nổi tiếng người Mỹ. Sách của Mario Puzo viết về Mafia, một thế giới đầy quyền lực và âm mưu hấp dẫn. Sách…
Back to top button