9 quyển sách hay về châm cứu viết rõ tác dụng điều trị chủ yếu của các huyệt vị, bàn về lý luận châm cứu cùng các loại bệnh có thể chữa bằng châm cứu, phương pháp thao tác và những điều cấm kỵ khi thực hiện.
Châm Cứu Bàn Tay Vừa Dễ Vừa Hay
Nếu trước đây, ở Hàn Quốc, phương pháp chữa trị các loại bệnh đều được hiểu chung là “Tây y” thì thời gian gần đây, những khái niệm như y học thay thế, y học bổ sung đang dần được nhắc đến nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Những phương pháp chữa bệnh có tác động trực tiếp đến cơ thể con người – một vũ trụ thu nhỏ kỳ diệu và thần bí – khi áp dụng lên người bệnh cần phải “tuyệt đối” không có tác dụng phụ hay sự nguy hiểm, đồng thời phải dễ thực hiện. Vì vậy, để ngày càng nhiều người có cơ hội tiếp cận với phương pháp châm cứu bàn tay, chúng tôi đã tập trung chọn ra những phương pháp châm cứu cần thiết nhất trong sinh hoạt hằng ngày.
Phương pháp châm cứu bàn tay có ba nguyên lý cơ bản. Trước hết, bàn tay được gọi là phiên bản thu nhỏ của cơ thể người. Trên bàn tay có 14 kinh mạch và 345 huyệt điều chỉnh chức năng của các tạng. Thêm nữa, năm ngón tay, mỗi ngón lại có mối liên hệ với ngũ tạng (can, tâm, tỳ, phế, thận). Từ ba nguyên lý cơ bản này, các phương pháp quản lý, chẩn đoán và chữa trị theo từng giai đoạn được triển khai. Những kết quả kiểm chứng lâm sàng cho thấy phương pháp châm cứu bàn tay mang lại hiệu quả vượt trội trong việc kiểm soát và chữa trị các bệnh về thần kinh, cao huyết áp, bệnh về tim mạch
Những từ ngữ được sử dụng trong cuốn sách này cũng không phải là những từ chuyên ngành y học khó hiểu mà đều là những từ ngữ thường dùng trong sinh hoạt hằng ngày, được các bác sỹ sử dụng khi giải thích cho bệnh nhân hiểu. Bởi vì nếu sử dụng những thuật ngữ chuyên môn liên quan đến việc chẩn đoán, kê đơn, chữa trị thì có thể khiến cho độc giả bối rối, khó suy đoán được ý nghĩa của chúng…
Học Châm Cứu Bằng Hình Ảnh
Sách được chia làm bốn phần:
- Phương pháp xác định huyệt.
- Cách điểm huyệt của 12 kinh chính và hai mạch Nhâm, Đốc.
- Cách điểm huyệt thường dùng ngoài đường kinh chính ở đầu, mặt, cổ, gáy, ngực, bụng, lưng, tay, chân.
- Đưa ra một số bệnh thường thấy có thể dùng châm cứu để trị liệu.
Với một số bệnh thường thấy và phác đồ trị liệu những bệnh đó, người mới học có thể tự tìm kiếm từ những huyệt vị trong sách này để có thể ứng dụng được trên con người.
Từ Điển Huyệt Vị Châm Cứu
Đây là một công trình biên khảo công phu và tâm huyết của một nhà Đông y học có hơn 30 năm nghiên cứu, giảng dạy và thực hành trị bệnh.
Với 3 bảng phân loại và các loại hệ thống huyệt vị rất khoa học cũng như các biểu đồ dễ tra cứu. Toàn bộ các hướng dẫn đều có đồ hình phân tích tỉ mỉ từng huyệt vị với phần chữ Hán có phiên âm, dịch nghĩa dễ hiểu. Phần hướng dẫn trị liệu rất chi tiết các phương pháp châm cứu trị bệnh, từ nội khoa đến ngoại khoa, như thần kinh, hen suyễn, thủy thủng, nhọt lở, cầm máu đến xương khớp, cai thuốc, giảm cân…
Hàng trăm đồ hình chi tiết các huyệt vị xương cơ bắp, hệ thần kinh của cơ thể người được vẽ rất công phu. Phần phụ lục giải thích một số danh từ giải phẩu học cổ, định nghĩa các thuật ngữ Đông y dùng trong châm cứu. Có phần nguyên văn chữ Hán về “nội kinh” và “ngoại kinh” cùng một số từ chuyên môn bằng tiếng Pháp. Ấn bản mới có sửa chữa bổ sung,
Châm Cứu Học Trung quốc
Cuốn sách này gồm 5 chương:
- Chương 1: Kỹ thuật châm và cứu: nhấn mạnh thao tác châm kim và các cách châm khác nhau, cùng cách xử lý những tai biến bất ngờ có thể xảy ra.
- Chương 2: Lý luận và kinh lạc là một bộ phận của cơ sở lý luận Trung y, có ý nghĩa quan trọng trong hướng dẫn thực tế lâm sàng. Bởi vậy, chương hai được dành riêng để bàn vấn đề này.
- Chương 3: Giới thiệu huyệt vị của 14 đường kinh chính và những huyệt kỳ, gồm 397 huyệt vị. Mỗi huyệt vị đều có hướng dẫn cách xác định: vị trí, chỉ định điều trị, và thủ thuật châm cứu. Để giúp xác định được huyệt vị, có những hình vẽ và sơ đồ theo các tư thế khác nhau, cùng những vị trí theo giải phẫu.
- Chương 4, nói về điều trị lâm sàng, giới thiệu ngắn gọn những nguyên lý trị liệu và một số nguyên tắc chọn huyệt. Trong điều trị châm cứu, sẽ lưu ý một số bệnh thường gặp trong nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, nhi khoa, thần kinh, tiết niệu-sinh dục, mắt, tai-mũi-họng, răng miệng. Giải thích tóm tắt nguyên nhân bệnh, những đặc điểm lâm sàng và vận dụng huyệt vị cho mỗi loại bệnh.
- Chương 5, trình bày một số phương pháp điều trị mới phát triển trên cơ sở châm cứu. Một số vấn đề được phát triển từ sau khi nước Trung Hoa mới được thành lập, thông qua sự kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong thực tiễn lâm sàng. Kết quả của những phương pháp điều trị ấy trong thực hành và tổng kết đang có nhiều hứa hẹn.
Bộ Sách Châm Cứu 4 Cuốn (Tân Châm, Mãng Châm, Châm Cứu Chữa Bệnh, Châm Cứu Cơ Sở)
Châm cứu là một cách chữa bệnh có từ lâu đời, thường được thực hiện bởi các thầy thuốc Trung Hoa, Việt Nam và một số nước Châu Á, sử dụng những cây kim rất nhỏ để châm vào những huyệt đạo trên cơ thể. Châm cứu thường được dùng để giảm đau nhưng cũng có thể dùng để chữa bệnh. Châm cứu về bản chất là hiện tượng giải phóng các nguồn năng lượng của cơ thể bằng cách kích thích vào các huyệt đạo nằm trên 14 đường kinh mạch của cơ thể. Các nhà khoa học cho rằng các đầu kim làm cơ thể giải phóng hoocmôn endorphin – một loại hoocmôn được coi như thuốc giảm đau tự nhiên và có thể làm tăng lưu lượng máu, thay đổi hoạt động của não bộ, do vậy thường có tác dụng giảm đau.
Các cây kim dùng để châm cứu thường rất mảnh nên mọi người thường không cảm thấy đau hoặc đau rất ít. Họ thường cảm thấy tràn đầy năng lượng và thoải mái sau khi được châm cứu. Bởi vì châm cứu thường ít có tác dụng không mong muốn nên được coi là phương pháp tiềm năng để thay thế cho thuốc giảm đau hoặc điều trị steroid. Châm cứu cũng được coi như một biện pháp hỗ trợ cho những điều trị khác.
Bộ sách Châm cứu của GS.TSKH Nguyễn Tài Thu gồm 4 cuốn:
- Tân Châm
- Mãng Châm
- Châm cứu chữa bệnh
- Châm cứu cơ sở
Châm Cứu Và Nền Triết Học Viễn Đông
Tác phẩm của George Ohsawa, do Huỳnh Văn Ba chuyển dịch, trình bày mối tương quan giữa lý thuyết châm cứu học và nền tảng triết học Viễn Đông như các lý thuyết âm dương, ngũ hành…
Với sự phân tích và trình bày khúc chiết, chi ly, người đọc sẽ hết sức thú vị khi nhận ra những mối quan hệ vô cùng thiết thực giữa hai nền lý thuyết, từ đó có thể ứng dụng vào thực hành hiệu quả hơn rất nhiều.
Tương tự như trong nhiều tác phẩm khác của tiên sinh Ohsawa, sách này cũng đưa ra nhiều lời cảnh báo về những hành vi sai phạm mà con người đang ngày càng lún sâu vào như giết hại động vật, phá hoại môi trường, chặt phá cây xanh…
Phương Cách Định Vị Và Vận Dụng Huyệt Châm Cứu
Soạn giả đã có quá trình nhiều năm nghiên cứu và hành nghề y học cổ truyền – trong đó có châm cứu – đồng thời đã tham khảo nhiều tư liệu trong và ngoài nước để biên soạn sách này nhằm giúp những người mới thực hành hoặc đang thực tập châm cứu có thêm tài liệu bổ cứu.
Sách gồm 3 phần chính: Khái niệm về huyệt, Vị trí và công dụng các huyệt, Vận dụng các huyệt, được viết rất khoa học, mạch lạc, khúc chiết, dễ hiểu, như phân tích rõ ràng các kinh – nguyên huyệt và lạc huyệt cũng như khích huyệt và kinh mạch… cùng nguyên tắc phối huyệt để điều trị các bệnh mạn tính, nan y…
Châm Cứu Giáp Ất Kinh
Châm Cứu Giáp Ất Kinh nói môm na là Châm cứu ABC, Châm cứu bước đầu là bộ sách thuộc loại kinh điển do nhà châm cứu học Hoàng Phủ Mật hồi thế kỷ thứ 3 biên soạn. Đây là một bộ sách chuyên ngành đầu tiên viết về môn châm cứu học có hệ thống thời xưa truyền lại đến ngày nay.
Cẩm Nang Thực Hành Châm Cứu
Bộ sách này gồm bốn chương, giới thiệu 550 nhóm huyệt thường dùng trong điều trị lâm sàng, phân bổ như sau:
- Chương một: Gồm có 71 nhóm huyệt nằm ở cổ, mặt và đầu.
- Chương hai: Gồm có 140 nhóm huyệt nằm trên phần thân thể.
- Chương ba: Gồm có 171 nhóm huyệt thuộc tứ chi.
- Chương bốn: Gồm có 168 nhóm huyệt nằm trên toàn bộ cơ thể.
Các Nhóm huyệt này được sử dụng rất hiệu quả trong điều trị lâm sàng, vì thế vị trí cũng như phương pháp Châm – Cứu đối với chúng không phức tạp, sau khi đọc xong bộ sách này ai cũng có thể vận dụng được và có thể thu được kết quả khả quan.
Nội dung của bộ sách dễ hiểu, dễ học, lại có các hình vẽ minh họa cụ thể, cặn kẽ nên rất dễ dàng cho các lương y, thầy thuốc và những người yêu thích môn Châm – Cứu tìm hiểu và áp dụng.
Cùng danh mục: