Cha Mẹ Nhật Dạy Con Lắng Nghe Hơn Là La Mắng

Tác giảMika Wakadu
Thể loạiSách dạy con, làm cha mẹ
Số trang220
Năm2017
Rating4.3/5


Nội dung

Hãy là một người mẹ Hạnh phúc

… hơn là một người mẹ Tốt hay một người mẹ “Đa năng”!

Trong thời đại ngày nay, nhiều bậc mẹ đang bị trói buộc giữa những quan điểm về “tốt – xấu”, “đúng – sai”; họ cũng bị bối rối trước vô vàn những lời khuyên bảo từ quá nhiều nguồn “hãy cùng làm theo cách này…”; “phải dạy con theo cách này mới đúng…”. Hiện tại, là người bảo hộ cho những bà mẹ đang cảm thấy mình quá sức trong việc nuôi dạy con và giúp họ cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái hơn, tôi thực sự nghĩ rằng, việc nuôi dạy con không cần thiết phải chuẩn xác đến từng milimet như thế.

Bạn hãy nuôi dạy con theo cách bình thường nhất, để trẻ lớn lên theo cách bình thường nhất, thế là được. Chỉ cần thả lỏng một chút thôi thì tâm trạng của người mẹ sẽ thoải mái hơn rất nhiều. Điều quan trọng nhất không phải là đúng hay sai, mà là bản thân bạn muốn làm như thế nào. Vì thế, hãy lắng nghe con bạn, và hãy lắng nghe chính mình…”

Cuốn sách Cha Mẹ Nhật Dạy Con Lắng Nghe Hơn Là La Mắng này được tác giả Mika Wakuda tổng hợp từ những buổi nói chuyện, những kinh nghiệm, những nghiên cứu và cả những trăn trở của hàng ngàn người mẹ đã tới tham dự các buổi nói chuyện, tư vấn cùng bà.

Sách gồm 3 chương có kèm những tranh minh họa các tình huống cụ thể sẽ giúp các bậc cha mẹ dễ dàng kết nối, tương tác với con mình hơn.

Thể loại

Cha Mẹ Nhật Dạy Con Lắng Nghe Hơn Là La Mắng có mặt trong:

Review


Quỳnh Thu - - Review on: Tiki

Giúp mình bình tĩnh mỗi lần muốn quát con

Mình khá nóng tính, có những lúc thì dễ dàng ngồi nghe con nói nhưng có những lúc đã vội mà con vẫn chưa làm theo ý mình là dễ dàng quát. Đọc sách này để tự răn mình, hãy bình tĩnh với con..


Nguyễn Nga - - Review on: Tiki

Hãy làm một người mẹ hạnh phúc, bắt đầu từ việc học cách lắng nghe con

Cuốn sách này không phải là một phương pháp để các bậc cha mẹ áp dụng vào và nuôi dạy con thành một đứa trẻ tốt. Đây là một cuốn sách chia sẻ rất chân thành từ một người mẹ, một giáo viên, một chuyên gia giáo dục. Vấn đề chia sẻ trong cuốn sách rất đơn giản, nhưng không phải cha mẹ nào cũng làm được. Đó là GIAO TIẾP – TRÒ CHUYỆN – LẮNG NGHE CON. Chúng ta không thể áp dụng phương pháp nào để nuôi dạy con một cách hoàn hảo, vậy tại sao các bậc cha mẹ không bình tĩnh lắng nghe con, lắng nghe tâm tư của chính mình, và điều chỉnh mọi thứ diễn ra một cách vui vẻ, thoải mái hơn.

Các nội dung trong cuốn sách được trình bày ngắn gọn,dễ hiệu, có tranh minh hoạt tình huống đi kèm sẽ giúp các bậc cha mẹ dễ theo dõi nội dung, cũng như các vấn đề mình đang quan tâm. Đây thực sự là một cuốn sách gần gũi, thiết thực.


Thanh Thu Phan - - Review on: Tiki

Sách hướng dẫn cách lắng nghe và chia sẻ cùng trẻ rất hay

Sách hướng dẫn cách lắng nghe và chia sẻ cùng trẻ rất hay, và thật sự từ trước đến giờ mình toàn hành động sai. Càng nhẹ nhàng, đồng cảm cùng trẻ chúng ta sẽ dễ dàng hướng con đến những điều tốt đẹp mà ko cần phải quát mắng

Đọc thử sách

BỐ MẸ HÃY ĐỪNG YÊU CẦU TRẺ “NÍN KHÓC NGAY” VÌ LÍ DO SAU

Nhìn dáng vẻ của trẻ khi khóc, mọi người cảm thấy thế nào? Câu hỏi này cũng có những ý kiến khác nhau. Người thì nói “dễ thương”, người thì cảm thấy sốt ruột, bực bội. Khi hỏi “Chị cảm thấy như thế nào khi trẻ khóc?”, tôi đã nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau. “Tôi thấy nó muốn tôi làm theo ý nó”, “Tôi cảm thấy nó muốn làm tôi khó xử”, “Tôi lo lắng vì không biết hàng xóm nghe thấy có nghĩ rằng tôi ngược đãi con mình hay không”…

Hỏi tỉ mỉ và tâm sự lâu hơn thì người mẹ ấy kể rằng hồi còn nhỏ, cô ấy đã được nuôi dạy bởi những câu nói như “Không được khóc”, “Ồn ào quá! Không được khóc”. Do chịu ảnh hưởng của cách giáo dục đó nên khi làm mẹ, cô ấy cũng đã nghĩ rằng “khóc là điều không tốt”.

Thật tình nếu trẻ không khóc lóc thì rất vui. Tuy nhiên, việc trẻ không khóc nữa sẽ liên quan rất nhiều đến việc cảm xúc bị đè nén và trẻ sẽ không còn cảm nhận gì nữa. Khi không còn cảm thấy đau buồn hay bất an nữa thì trẻ cũng không thể cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc, dẫn đến trở thành một người vô cảm.

Hãy nhớ rằng, đa số trẻ khóc là vì chúng không thể diễn đạt bằng ngôn từ về những tâm tư, suy nghĩ, tình cảm của mình. Do vậy, các bà mẹ hãy chủ động là người “phát ngôn” cho trẻ, chẳng hạn “Con muốn chơi đồ chơi này phải không?”, “Vì nhiều người lạ nên con sợ hả?”, “Con mệt vì đi bộ đúng không?”…

Có lẽ khó có thể khiến trẻ ngưng khóc ngay lập tức nhưng khi cảm xúc của trẻ được lắng nghe thì trẻ sẽ không còn khóc lớn nữa. Khóc là một đặc trưng của trẻ. Cho nên, tôi nghĩ rằng hãy cứ để cho trẻ khóc thật nhiều.

KHI TRẺ NÓI “BỐ MẸ ƠI, XEM CON NÀY” HÃY DÕI THEO TRẺ THẬT NGHIÊM TÚC

“Bố mẹ ơi, xem con này!”, trẻ thường hay nói thế như muốn thể hiện sự tồn tại của bản thân. Việc được cha mẹ hoặc người khác để ý tới sẽ tạo cảm giác an tâm ở trẻ.

Trẻ nhỏ cho dù đang chơi ở xa cha mẹ nếu có niềm vui thì liền quay lại tìm cha mẹ để muốn chia sẻ điều đó. Khi cảm thấy lo lắng, sợ hãi, buồn tủi thì trẻ quay trở lại để mong được cha mẹ ôm. Khi mệt mỏi, nếu ở bên cha mẹ thì trẻ cảm thấy an tâm, như được tiếp thêm nguồn năng lượng và lại trở nên khỏe mạnh.

Hơn nữa, trong cụm từ “Bố mẹ ơi xem con này!” còn bao hàm cả những suy nghĩ: “Con muốn lúc nào bố mẹ cũng để ý đến con”, “Con muốn được lắng nghe và thấu hiểu”, “Con muốn được bố mẹ thương yêu”… Những người cha mẹ cần hiểu thấu tâm tư, tình cảm này của trẻ để đáp lại mong muốn đó. Ví dụ khi trẻ gọi “Mẹ ơi, xem con này” nhưng chúng ta đáp lại bằng vẻ mặt thờ ơ, quay đi chỗ khác, không lắng nghe và quan tâm hoặc tỏ vẻ không thích… thì sẽ làm trẻ tổn thương, khiến cho tâm trạng của trẻ trở nên bất an.

Theo tiến sĩ Robert N. Emde, trường Đại học Colorado Boulder (Mỹ) thì trong xã hội có những người có ý thức tuân theo những quy định, chuẩn mực, nhưng cũng có những người không. Sự khác biệt này có nguyên nhân chủ yếu là do cách giáo dục mà họ nhận được trong giai đoạn những năm đầu đời. Sau 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có thể tự cử động và mỗi khi gặp điều gì nguy hiểm, cảm thấy bất an, lo lắng thì đều có xu hướng nhìn xung quanh tìm kiếm cha hoặc mẹ. Do vậy, cách cha mẹ đáp lại như thế nào với việc này sẽ có ảnh hưởng rất rõ đến việc hình thành tâm lý, tính cách của trẻ đến khi trẻ 10 tuổi.

Do vậy, khi trẻ nói “(Bố) mẹ xem con này!” thì việc cha mẹ truyền cho trẻ cảm giác “(bố) mẹ vẫn đang quan sát con đây”, “(bố) mẹ hiểu con mà”, “(bố) mẹ rất yêu con”… là điều rất quan trọng. Càng truyền đạt nhiều thông điệp như thế thì trẻ càng được bao bọc trong cảm giác yên tâm. Những đứa trẻ cảm thấy yên tâm thì cũng yêu cha mẹ và từng bước có thể tự lập, tự tin bước vào đời.

KHÔNG SO SÁNH TRẺ VỚI NHỮNG ĐỨA TRẺ KHÁC

Ba nguyên tắc cơ bản trong việc giáo dục và nuôi dạy trẻ là:

  • Không so sánh trẻ với trẻ khác.
  • Không so sánh trẻ với ngày xưa của cha mẹ.
  • Không so sánh trẻ với những điều được coi là “chuẩn” hay “khuôn mẫu”.

Trong việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, ai cũng lo lắng rằng là: “Liệu con tôi có trưởng thành được hay không nhỉ?”. Những lúc như thế, chính là bạn đang vô tình so sánh với một điều nào khác để đo lường mức độ trưởng thành của trẻ rồi. Có thể đó là bạn đang so sánh trẻ với anh chị em hoặc với bạn bè, nhớ lại thuở nhỏ của mình để đem ra so sánh với trẻ, đối chiếu xem trẻ có giống như những thông tin trong sổ tay cha mẹ mà mình đã từng đọc hay không…

Trẻ bị đem ra so sánh thì chắc chắn sẽ có cảm giác hơn thua. Nhất là khi trẻ thấy bản thân mình “thua kém” thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Nếu liên tục diễn ra như thế, chúng ta sẽ khiến trẻ cảm thấy tổn thương và tự ti.

Giả sử có những lúc bạn muốn so sánh, thì hãy tránh đề cập vấn đề “giỏi – kém”, thay vào đó bạn có thể đề cập “sự khác biệt”. Mỗi đứa trẻ đều có cá tính, không ai giống ai. Các tiêu chí như “nhanh – chậm”, “mạnh – yếu”, “lớn – nhỏ” không phải là sự hơn thua giỏi kém, đó đơn giản chỉ là “sự khác biệt”. Bạn chỉ biến những cặp so sánh đó thành phạm trù “giỏi – kém” khi bạn nghĩ rằng các yếu tố “nhanh – mạnh – lớn” mới thể hiện sự ưu việt.

Nếu một người mẹ suy nghĩ như thế này thì bạn thấy thế nào? “Nếu ví trẻ là một loài chim thì con tôi là chim sẻ, còn con nhà hàng xóm là chim công. Tôi cảm thấy ganh tị vì điều đó”. Nỗi khổ của người mẹ này chính là vì cảm thấy con mình không thể trở thành loài chim công với lối tư duy “chim sẻ không bằng chim công”. Vì chim sẻ có nỗ lực đến mấy cũng không thể trở thành chim công được nên người mẹ ấy không ngừng ca thán, phàn nàn. Nhưng tôi không nghĩ rằng cứ nhất thiết cứ phải trở thành chim công vì chính bản thân chim sẻ cũng có cái hay, nét đặc sắc riêng biệt.

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, những khi lỡ so sánh trẻ với người khác thì bạn hãy thử tưởng tượng trong đầu mình hình tượng một đứa trẻ lý tưởng mà “nếu nuôi dạy đứa trẻ thành như thế này thì sẽ thành công”. Hãy thử suy nghĩ xem từ đâu mà bạn có hình tượng đó, biết đâu lại từ chính cảm giác hơn thua, giỏi kém của chính chúng ta. Rất hiếm trường hợp trẻ trưởng thành theo hình mẫu lý tưởng có sẵn. Theo phạm vi hiểu biết của tôi thì phần lớn là trẻ trưởng thành theo cách mà chúng muốn, có thể tóm tắt trong ba nhóm dưới đây:

  1. – Trẻ mang những đặc điểm mà bạn ghét.
  2. – Trẻ muốn làm những việc bạn không muốn trẻ làm.
  3. – Trẻ hoàn toàn không có tố chất như những gì bạn kỳ vọng.

Khi tiếp xúc với những đứa trẻ này, chúng ta thường cảm thấy có chút khó chịu. Đó chính là vì cảm giác hơn thua đã in sâu trong đầu và chi phối cảm xúc của chúng ta.

Tuy nhiên, những tính cách của trẻ thuộc về bẩm sinh thì không thể thay đổi được. Việc chấp nhận trẻ với thái độ “con là chính con là tốt nhất” sẽ giúp trẻ phát huy được những khả năng vốn có của mình.

Do vậy, bạn đừng so sánh và dùng lăng kính của người khác để xem xét, đánh giá trẻ mà hãy chấp nhận bản thân trẻ. Mỗi đứa trẻ đều có một bản sắc riêng, không đứa nào giống nào. Sự khác biệt là đương nhiên.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

Bác Sĩ Riêng Của Bé Yêu – Bước Đệm Vững Chắc Vào Đời Mỗi trẻ sẽ có một vòng cung tăng trưởng riêng của mình, và gần như không trẻ nào giống trẻ nào cả. Vì vậy, tốt nhất không so sánh…
Cách Sống Cuộc đời của một người được tạo ra bởi chính những suy nghĩ của người đó. Nhiều người thành công trên đường đời đều có chung quan điểm này.…
Cây Cầu Đến Xứ Sở Thần Tiên Nội dung Cây cầu đến xứ sở thần tiên là câu chuyện thú vị, cảm động về tình bạn giữa cậu bé Jess Aarons và cô bé Leslie Burke.…
Back to top button