11 cuốn sách hay về điện tử cung cấp cho bạn những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về điện tử như: mạch điện tử, chất bán dẫn, mạch tích hợp, vật lý vật liệu bán dẫn, hệ thống điện tử…
Giáo Trình Điện Tử Học
Giáo trình Điện tử học đề cập một cách hệ thống các kiến thức không thể thiếu trong lĩnh vực điện tử, từ các linh kiện điện tử cơ bản như: diode, transistor, thyristor, vi mạch thuật toán Op-Amp đến các mạch điện tử ứng dụng trong truyền thông tin như: chỉnh lưu, ổn áp, khuếch đại, tạo dao động, điều biến – tách sóng, kỹ thuật xung – số, truyền thông số, đo lường . Tài liệu trình bày các phương pháp phân tích, tổng hợp mạch điện tử cơ bản phù hợp với yêu cầu chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo hệ cử nhân Vật lý. Ngoài ra, đây cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho các sinh viên ngành Điện, Điện tử – Viễn thông, Công nghệ thông tin
Hiện nay, chương trình đào tạo được thiết kế theo hệ tín chỉ, thời gian học tập trên lớp không nhiều nên khi biên soạn chúng tôi cố gắng trình bày chi tiết hơn các nội dung mà sinh viên không được nghe giảng trực tiếp, giúp cho họ có thể tự học và tham khảo ở nhà. Một số nội dung có tính chất gợi mở, liên hệ thực tiễn. Sau mỗi chương đều có câu hỏi ôn tập, bài tập, giúp nắm vững và củng cố kiến thức vừa học.
Giáo trình này gồm có 8 chương:
- Chương 1. Linh kiện điện tử
- Chương 2. Mạch khuếch đại
- Chương 3. Khuếch đại vi sai và khuếch đại thuật toán
- Chương 4. Mạch dao động
- Chương 5. Các mạch số cơ bản
- Chương 6. Mạch biến đổi tần số tín hiệu
- Chương 7. Nguồn cấp điện một chiều
- Chương 8. Dụng cụ đo lường điện tử
Giáo Trình Đo Lường Điện – Điện Tử
Sách được biên soạn dựa trên các giáo trình và tài liệu tham khảo mới nhất hiện nay. Trình bày các kiến thức kỹ năng liên quan đến việc sử dụng các dụng cụ đo lường thông dụng được trình bày theo chương trình khung mô đun..
Giáo Trình Điện Tử FET, MOSFET, IGBT (Tính Toán – Thiết Kế – Ứng Dụng)
Điện tử là môn học cơ bản trong các Khoa Điện – Điện tử của nhiều trường. Bộ sách “Giáo trình Điện tử” được biên soạn dựa trên cơ sở chương trình môn học Điện tử, dùng trong các trường Cao đẳng, Đại học khối công nghệ. Nó cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất của môn học và còn nhiều hơn thế nữa.
Vì vậy, hiểu và thực hành theo những nội dung trong môn học này là việc không thể thiếu của các học sinh, sinh viên ngành kỹ thuật. Đây là tập 3 trong bộ sách học Điện-Điện tử có thể dùng cho các trường Đại học, Cao đẳng chuyên ngành Điện, Điện tử, Cơ điện tử làm tài liệu học tập.
Trong các giáo trình này, các tác giả không đi quá sâu vào kiến thức chuyên ngành cũng như không phân tích quá chi tiết, sinh viên được giới thiệu lý thuyết vừa đủ, thông qua giải các bài tập để củng cố kiến thức đã học ở phần lý thuyết.
Tất cả kiến thức toán học phù hợp với yêu cầu của môn học. Ở mỗi chương có ví dụ minh họa, câu hỏi và bài tập để sinh viên có thể luyện tập, hiểu sâu hơn những vấn đề mình đã học. Trong quá trình học, sinh viên có thể vào trang dạy học số hay trang web của giảng viên để trao đổi với giảng viên về cách giải các bài tập khó hay được giải đáp các câu hỏi có liên quan đến môn học.
- Chương 1: Giới thiệu.
- Chương 2: Transistor hiệu ứng trường (FET).
- Chương 3: Phân cực FET.
- Chương 4: Bộ khuếch đại với FET và MOSFET.
- Chương 5: MOSFET và ứng dụng
- Chương 6: IGBT và ứng dụng.
- Chương 7: Mạch lái và bảo vệ linh kiện
- Chương 8: Đáp án.
Hướng Dẫn Tự Lắp Ráp 100 Mạch Điện – Điện Tử
Cuốn Hướng Dẫn Tự Lắp Ráp 100 Mạch Điện – Điện Tử tuyển chọn từ nhiều tài liệu, tạp chí có uy tín về lĩnh vực điện tử giới thiệu đến bạn đọc các mạch điện, điện tử từ đơn giản đến tương đối phức tạp.
Các mạch được giới thiệu trong sách có ứng dụng thiết thực, phổ biến trong sinh hoạt đời sống. Nếu bạn là người say mê kỹ thuật và ham thích về lĩnh vực điện tử đồng thời có các kiến thức cơ bản thì bạn có thể lắp ráp những mạch điện như hướng dẫn trong sách, sẽ có được những sản phẩm thú vị và bổ ích.
Nếu có mạch điện nào dùng linh kiện mà bạn không tìm được dễ dàng trên thị trường thì việc sử dụng linh kiện tương đương là điều bình thường, đó là điều mà ai từng lắp ráp, sửa chữa điện tử đều gặp phải.
Cơ Điện Tử – Nhiều Tác Giả
Cơ điện tử đã được coi là một ngành đào tạo trong các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật cũng như trong thực tiễn nghề nghiệp. Xu hướng này được thấy không chỉ ở châu Âu mà trên toàn thế giới.
Cuốn sách xuất hiện cùng với việc hình thành một chương trình đào tạo tương ứng trong ngành cơ điện tử của Trường Đại học Leibnitz Hannover (CHLB Đức) từ những năm 90 của thế kỷ trước và bao gồm những kiến thức cơ bản quan trọng nhất của lĩnh vực khoa học liên ngành này.
Giáo Trình Điện Tử Công Suất Mạch Biến Đổi Điện Áp
Điện tử công suất là môn học ngoài việc nghiên cứu bản chất vật lý, các quá trình diễn ra trong các linh kiện điện tử công suất như Diode, Thyristor, GTO, Triac, Mosfet công suất, IGBT, SID, MCT làm việc ở chế độ chuyển mạch trong quá trình biến đổi điện năng.
Khảo sát các tính năng kỹ thuật và những ứng dụng của các linh kiện này. Môn học còn tìm hiểu các bộ biến đổi qua việc liên kết các linh kiện điện tử công suất và các thiết bị điện khác tạo thành một mạch điện cụ thể bao gồm mạch điều khiển và mạch động lực và tính toán thiết kế mạch điều khiển.
Sách gồm 392 trang khổ 16 x 24 cm trình bày qua 16 bài tập và 1 phụ lục.
- Bài tập 1: Mạch biến đổi điện áp xoay chiều.
- Bài tập 2: Mạch biến đổi điện áp một chiều.
- Bài tập 3: Mạch nguồn dc chuyển mạch.
- Bài tập 4: Mạch biến đổi điện áp xoay chiều một pha tải R.
- Bài tập 5: Mạch biến đổi điện áp một chiều bộ tăng áp.
- Bài tập 6: Mạch giảm áp một chiều.
- Bài tập 7: Mạch Buck với dòng điện gián đoạn.
- Bài tập 8: Mạch tăng áp một chiều Boost.
- Bài tập 9: Mạch Buck chỉnh lưu đồng bộ.
- Bài tập 10: Mạch tăng giảm áp một chiều Buck-Boost.
- Bài tập 11: Mạch tăng giảm áp một chiều Cuk.
- Bài tập 12: Mạch tăng giảm áp một chiều Sepic.
- Bài tập 13: Mạch biến đổi điện áp xoay chiều một pha tải R.
- Bài tập 14: Mạch biến đổi điện áp xoay chiều một pha tải R+L.
- Bài tập 15: Mạch Flyback – chế độ dòng điện liên tục.
- Bài tập 16: Mạch Flyback – chế độ dòng điện gián đoạn.
- Phụ lục: Các mạch điều khiển cơ bản với Arduino.
Các Giải Pháp Truyền Động, Cơ Điện Tử Trong Sản Xuất Và Hậu Cần
“Truyền động điện” là một lĩnh vực khoa học công nghệ có bề dầy lịch sử, giữ vai trò là phần tử quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người qua các công cuộc “điện khí hóa” và “tự động hóa”. Ngày nay, chúng đã trở thành những “cơ chế chấp hành” thông minh của dây chuyền sản xuất, của chuỗi robots, của xe tự hành , có thể được truy cập, được điều khiển từ bất cứ nơi nào trên Trái Đất. Đây cũng chính là lý do khiến cho các trường đại học công nghệ hàng đầu luôn tìm cách đổi mới và cập nhật các nội dung cũng như phương pháp đào tạo cho lĩnh vực này. Việt Nam nói chung và Đại học Bách khoa Hà Nội nói riêng cũng không phải là ngoại lệ.
Một chương trình đào tạo hoàn chỉnh về “truyền động điện” bao gồm đủ các môn học dành cho ba mảng kiến thức: Cơ sở truyền động điện; Điều khiển truyền động điện; Các giải pháp ứng dụng truyền động điện.
Đối với hai mảng kiến thức đầu tiên, người học Việt Nam có thể dễ dàng tìm thấy các tài liệu tiếng Việt chất lượng cao, được biên soạn bởi các bậc thầy trong nước. Riêng mảng thứ ba không hề có một tài liệu đầy đủ, đáp ứng chất lượng cần thiết.
Cuốn sách Các giải pháp truyền động này vốn được biên soạn bằng tiếng Đức bởi một tập thể 26 tác giả với chủ biên là TS. Edwin Kiel, nhân dịp kỷ niệm tròn 60 năm thành lập Công ty Lenze vào năm 2007. Cuốn sách mô tả ứng dụng của truyền động điều khiển điện tử trong các hệ thống sản xuất và hậu cần, với 12 nhóm chức năng truyền động, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của kỹ thuật cơ khí.
Sức nặng của 60 năm kiến thức tích lũy tại Lenze trong 26 khối óc, đến từ một đất nước đi đầu về tự động hóa, chính là lý do khiến người dịch lựa chọn dịch thuật cuốn sách này để cung cấp cho bạn đọc Việt Nam một tài liệu giảng dạy và học tập có giá trị.
Thao Tác Điện Và Hàn Nối Mạch Điện Tử
Cuốn sách được tiến hành biên soạn trên cơ sở yêu cầu kiến thức và kỹ năng quy định chuyên ngành thợ điện sửa chữa trường trung cấp nghề, kết hợp với thực tế dạy học ở trường trung cấp nghề, tham khảo yêu cầu nhiệm vụ và năng lực nghề nghiệp được đề xuất bởi các chuyên gia ngành nghề đối với nhóm vị trí các chuyên ngành điện.
Xác định nội dung mục học, học phần và nhiệm vụ của cuốn sách, đồng thời theo yêu cầu dạy lắp đặt và sửa chữa các thiết bị cơ điện cùng các chuyên ngành liên quan của trường trung cấp nghề hiện nay, tham chiếu các quy phạm giám định về kỹ năng nghề của các ngành nghề liên quan.
Trong quá trình biên soạn cuốn sách, chúng tôi luôn luôn tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:
- (1) Nổi bật là lấy năng lực nghề nghiệp làm nòng cốt, chú trọng bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp.
- (2) Nhiều hình minh họa, trực quan dễ hiểu, loại bỏ phần phức tạp khó hiểu.
- (3) Kiên trì nguyên tắc đủ dùng, thực dụng.
- (4) Chú trọng thao tác kỹ năng, cố gắng làm cho cô đọng tiêu biểu.
- (5) Biên soạn theo kiểu phân cấp nhiệm vụ, các nhiệm vụ gắn kết hợp lý, từng bước nâng cao.
- (6) Nội dung dạy học gắn chặt với yêu cầu và tiêu chuẩn giám định kỹ năng nghề Nhà nước.
Điện Tử Công Suất – Nhiều tác giả
Điện tử công suất là môn học giới thiệu về nguyên lý hoạt động và tính toán các bộ biến đổi điện năng sử dụng các dụng cụ bán dẫn công suất lớn. Đây là môn học cơ sở ngành cho hầu hết các chuyên ngành thuộc lĩnh vực điện – điện tử. Trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều tài liệu trong và ngoài nước đề cập đến các kiến thức thuộc lĩnh vực này, mỗi tài liệu có một cấu trúc riêng.
Trải qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy môn học này đảm bảo sinh viên nghiên cứu xong mỗi một chương sẽ nắm được khá đầy đủ về mặt lý thuyết cũng như thực hành của loại bộ biến đổi được giới thiệu trong chương đó.
Với mục tiêu trên, một số cán bộ của Bộ môn Tự động hóa – Khoa Điện – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp tiến hành biên soạn giáo trình môn học Điện tử công suất này.
Giáo trình gồm 5 chương theo chương trình môn học của ngành:
- Chương 1: Các phần tử bán dẫn công suất cơ bản
- Chương 2: Chỉnh lưu điều khiển
- Chương 3: Bộ biến đổi điện áp xoay chiều – xoay chiều
- Chương 4: Bộ biến đổi một chiều – một chiều
- Chương 5: Nghịch lưu và bộ biến đổi tần số
Thực Hành Kỹ Thuật Điện – Điện Tử Trong Hệ Thống Sưởi – Thông Gió Điều Hòa Không Khí
Cuốn sách gồm các phần chính như sau:
- Chương 1: Giới thiệu điện năng
- Chương 2: Dòng điện, điện áp, điện trở, công suất và định luật Ohm.
- Chương 3: Các linh kiện điện và ký hiệu của chúng
- Chương 4: Mạch nối tiếp và mạch song song
- Chương 5: Tính từ, solenoid, và rơle
- Chương 6: Khí cụ điện
- Chương 7: Điện năng: Dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều
- Chương 8: Cuộn cảm và máy biến áp
- Chương 9: Tụ điện và dung kháng
- Chương 10: Dòng điện xoay chiều một pha và ba
Lắp Ráp Điện Tử – Phần 1: Căn Bản
Lắp ráp điện tử ở Việt Nam là một ngành không mới, bởi nó có bề dày lịch sử hơn 30 năm. Các sản phẩm tiêu dùng quanh chúng ta hầu như đều có sự hiện diện của nó. Đây được xem là một nghề có rất nhiều cơ hội phát triển ở Việt Nam.
Cuốn sách này không chỉ dành cho những người đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện tử và còn dành cho những ai muốn nghiên cứ, quản lý và phát triển ngành. Ngoài ra, các sinh viên ngành điện tử và các ngành liên quan đến chế tạo, thi công mạch điện cũng được tác giả khuyên đọc.
Sách bao gồm những nội dung như sau:
- Lịch sử phát triển ngành lắp ráp điện tử.
- Giới thiệu kết cấu tổng thể sản phẩm điện tử hiện đại.
- Trình bày ba nhóm công nghệ căn bản của ngành lắp ráp điện tử.
1. Lắp ráp điện tử xuyên lỗ tự động và gắn tay
2. Lắp ráp điện tử trên bề mặt
3. Lắp ráp điện tử hàn kim loại
Hình ảnh mô tả các nhóm lỗi điển hình.
Cùng danh mục: