11 cuốn sách hay về Tây Tạng mở ra nhiều góc nhìn về vùng đất huyền diệu

11 cuốn sách hay về Tây Tạng tạo nên một cảm hứng mạnh mẽ ở người đọc về vùng đất Tây Tạng với bao thăng trầm chứ không đơn thuần chỉ là những truyền thuyết hư ảo được phủ một lớp mầu nhiệm lấp lánh nào đó.

Đường Mây Qua Xứ Tuyết

Đường Mây Qua Xứ Tuyết (“The Way of the White Clouds”) ghi lại những điều Anagarika Govinda chứng kiến trong thời gian du hành ở Tây Tạng. Hành trình của tác giả diễn ra vào khoảng thập niên 30 đến thập niên 50 của thế kỷ trước, trước thời kỳ diễn biến chính trị phức tạp dẫn đến sự sáp nhập vào lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa như hiện nay. Thời điểm đó, một phần phía tây của Tây Tạng bị xem như nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền thuộc địa Anh nên việc tác giả đi từ Sri Lanka sang Ấn Độ rồi thâm nhập phía tây Tây Tạng (tất cả đều là thuộc địa của Anh), giấy tờ thông hành đều do người Anh kiểm soát. Về phần sau của hành trình, tác giả đi sâu vào phần phía đông Tây Tạng vốn thuộc sự quản lý của chính quyền Lạt Ma tại Lhasa nên lại phải xin cấp thêm giấy thông hành từ chính quyền này.

Trên thực tế, từ thời cổ đại cho đến tận lúc bấy giờ, Tây Tạng vốn chỉ được xem như một vùng đất bí ẩn khép kín, một mắt xích trên con đường tơ lụa huyền thoại nên dù đã nhiều lần bị xâm chiếm, các chính quyền đô hộ tạm thời đều dần dà “bỏ rơi” vùng đất này; do đó, nơi đây được đứng đầu bởi cố vấn tinh thần là các đức Lạt Ma mà cao nhất là Đạt Lai Lạt Ma. Từ góc nhìn của người phương Tây, Tây Tạng được xem như một phần của vương quốc Ấn Độ (vốn bao gồm cả các nước Pakistan, Nepal, Bhutan, Bangladesh, ngày nay) do nơi đây chịu nhiều ảnh hưởng từ tín nguỡng và tôn giáo Ấn Độ hơn từ phía Trung Hoa.

Những diễn biến chính trị từ thập niên 50 của thế kỷ trước trở về sau này, hẳn nhiên ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến phong tục và đời sống tín ngưỡng của Tây Tạng. Song, nếu tìm hiểu và đặt tâm trí mình trở về với giai đoạn trước khi những biến đổi phức tạp này diễn ra, người đọc sẽ cảm nhận rõ nét hơn về cái “Tự do”, sự uyên thâm và tính nguyên thủy của Phật giáo Tây Tạng mà tác giả Anagarika Govinda và dịch giả Nguyên Phong muốn truyền tải.

Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng

Hành trình 12 năm trong đất Phật huyền bí

Gần 100 năm kể từ ngày ra mắt, Mystyquet et Magiciens du Tibet, cuốn sách vang dội châu Âu của nữ tác giả người Pháp Alexandra David – Neel, mới có dịp đến tay bạn đọc Việt Nam với tên gọi Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng. Cuốn sách là một thiên phóng sự đáng kinh ngạc của tác giả trong hành trình xuyên qua vùng đất Tây Tạng để khám phá các huyền thuật của đạo sĩ nơi đây.

Với ý định tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 đang lánh nạn tại Ấn Độ (vì xung đột chính trị với triều đại Mãn Thanh), Alexandra David – Neel không ngờ các bí mật về huyền thuật Tây Tạng lẫn lời chỉ dẫn sâu xa của những vị đạo sư đã dẫn bà đi xa hơn dự định ban đầu của mình. Sau 12 năm rong ruổi khắp Tây Tạng, Alexandra đã để lại tập sách Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng như một công trình nghiên cứu quan trọng về vùng đất đầy bí ẩn này.

Trước khi cuốn sách của Alexandra ra đời, huyền thuật Tây Tạng hoặc chỉ được biết đến như những câu chuyện hư ảo về phù phép, bùa chú hoặc bị những nhà nghiên cứu Phật học chính thống ở phương Tây xem là mê tín dị đoan. Tác giả Alexandra David – Neel chính là người phụ nữ ngoại quốc đầu tiên với kiến thức Phật học của mình đã đặt chân đến Tây Tạng để tận mắt chứng kiến và ghi chép những hiện tượng kì bí.

Tây Tạng Huyền Bí Và Nghệ Thuật Sinh Tử

Tây Tạng là một khu vực cao nguyên tại châu Á, ở phía bắc và đông của dãy núi Himalaya. Đây là quê hương của người Tạng cũng như một số dân tộc khác như Môn Ba, Khương, Lạc Ba, và hiện nay cũng có một số lượng đáng kể người Hán và người Hồi sinh sống. Kề liền với dãy núi thiêng Himalaya ở phía Tây Nam, Tây Tạng được coi là một trong những vùng đất linh thiêng và huyền bí nhất của thế giới, là thánh địa kiên cố cuối cùng của Phật giáo. Chính trên vùng đất này, Phật giáo từ lâu đã đi sâu vào tâm hồn, vào tất cả mọi sinh hoạt của người dân Tây Tạng, từ lúc chào đời cho đến lúc chết đi, từ tâm tư cho đến ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ, tất cả đều thấm đẫm tinh thần từ bi của Phật giáo. Bởi vậy, nói đến văn hóa Tây Tạng. tức là nói đến văn hóa Phật giáo Tây Tạng, vì như thế mới có thể nắm bắt được cốt tủy của văn hóa Tây Tạng, và cũng chỉ như thế mới có thể khắc lên được một diện mạo hoàn hảo của văn hóa Tây Tạng.

Về bố cục, cuốn sách được chia thành bốn phần: phần I giới thiệu về cao nguyên Tây Tạng và sự ra đời của Phật giáo Tây Tạng; phần II giới thiệu về những nét đặc sắc của Phật giáo Tây Tạng; phần III giới thiệu đôi nét văn hóa và tập tục của Tây Tạng; phần IV “Bardo và Nghệ thuật sinh tử” bàn về sự sống và cái chết, dựa trên những phát hiện mới của khoa học hiện đại phương Tây và kiến giải của Phật giáo Tây Tạng qua những trải nghiệm hành trì1 thiền định của các bậc Tối thượng Du-già, Tantra..

Tử Thư Tây Tạng

Trong cuốn kinh thư cổ điển này của Phật giáo Tây Tạng – theo truyền thống được đọc to cho người chết để giúp họ đạt được giải thoát – chết và tái sanh được xem như quá trình chuẩn bị cho một cơ hội để nhận diện bản tánh đích thực của tâm. Bản dịch này của Tử thư Tây tạng nhấn mạnh lời khuyên thiết thực rằng cuốn sách này là dành cho người sống. Lời bình giảng sâu sắc của Chogyam Trungpa, được viết rõ ràng, ngôn ngữ súc tích, giải thích những gì mà bản văn đã chỉ dạy cho chúng ta về tâm lí con người.

Ấn phẩm này sẽ dành cho người quan tâm đến cái chết và cận tử, cũng như những ai tìm kiếm sự hiểu biết tâm linh lớn lao hơn trong đời sống hàng ngày.

Tây Tạng Sinh Tử Kỳ Thư

“Sống hay chết, đó mới là vấn đề!”. Đây là một lời thoại kinh điển trong vở bi kịch “Hamlet” nổi tiếng của Shakespeare – nhà viết kịch vĩ đại nước Anh, đã trở thành “mệnh đề Hamlet” bất hủ của nhân loại, vấn đề sự sống – cái chết đã được vô số các học giả khắp đông, tây, kim, cổ nghiên cứu và đưa ra rất nhiều kiến giải phong phú, trong đó có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với tư tưởng của người Trung Quốc phải kể đến ba trường phái Nho, Phật, Đạo.

Từ xuất phát điểm trên, chúng tôi đã trân trọng tiến hành chỉnh lý, giải nghĩa cuốn “Trung ấm văn giáo cứu độ đại pháp” – một kinh điển Phật giáo cổ xưa nói về cái chết và sự giải thoát. (Để dễ hiểu hơn, cuốn sách được gọi với cái tên thông tục là “Tây Tạng sinh tử kỳ thư” – Cuốn sách nói về sự sống và cái chết của Tây Tạng). Bằng việc mô tả hàng loạt cảnh tượng trong thế giới Trung ấm (bardo) và đưa ra những biện pháp ứng phó, cuốn sách muốn đem đến cho chúng ta một thông điệp: hoàn toàn có thể chuẩn bị cho cái chết ngay từ khi còn sống. Chúng ta không nên tiếp tục thiếu hiểu biết và giữ định kiến đối với cái chết, và sự sợ hãi, đau buồn hay tuyệt vọng càng không nên trở thành lựa chọn duy nhất của chúng ta mỗi khi cái chết ập đến. Không nên đợi đến khi những người thương yêu của chúng ta đau đớn giằng co bên ranh giới cuộc đời, ta mới kinh hoàng nhận ra sự tồn tại thật sự của cái chết; Cũng không nên để chính chúng ta khi nhắm mắt lìa đời, mới bị động, ngỡ ngàng trước một thế giới chết hoàn toàn lạ lẫm. Mà ngay trong khi còn sống, chúng ta phải biết tận dụng thời gian để chuyên tâm tu hành, đi sâu quan sát bản chất vô sinh, vô diệt của vạn vật, nhằm giác ngộ về sự vô ngã, vô thường của cuộc đời, từ đó giải thoát khỏi sống chết, đạt đến cảnh giới thành Phật, siêu việt khỏi sự sống và cái chết.

Nhằm tái hiện một cách hoàn chỉnh những tinh tuý của bộ kinh điển cổ xưa này, chúng tôi đã đặc biệt thêm vào hàng trăm hình vẽ và sơ đồ minh hoạ, kèm theo những chỉ dẫn tâm lý cụ thể, sinh động sau mỗi nội dung trình bày chính. Chúng tôi tin rằng, các bạn đọc có thể tìm thấy những tri thức bổ ích từ cuốn sách này, cho dù bạn không theo hoặc theo tôn giáo nào đi nữa. Đối với những người đã mất, đây chính là ngọn đèn chỉ lối để rũ bỏ nghiệp chướng vô minh, hướng đến con đường giải thoát; Còn đối với những người đang sống như chúng ta, những kiến thức và suy ngẫm về cái chết được trình bày tại đây sẽ giúp chúng ta hiểu sâu thêm về cuộc sống, biết lĩnh ngộ được những đạo lý sâu xa ngay từ trong cuộc sống đời thường, biết giữ một cái tâm thường hằng để nhìn nhận tất cả mọi chuyện vui buồn, được mất của nhân gian. Như vậy, sống hay chết sẽ không còn là vấn đề nữa.

Khám Phá Ngọn Núi Thiêng Tây Tạng

Tây Tạng là xứ sở vô cùng cuốn hút đối với mọi du khách không chỉ bởi nền văn hóa độc đáo, mà còn bởi cảnh sắc đầy mê hoặc. Miền đông Tây Tạng là vùng đất núi non trùng điệp, nổi bật với ngọn Sepu Kangri cao 6956 mét, được mệnh danh là Nữ thần Tuyết trắng, nơi mà ngay cả người dân địa phương cũng chưa mấy ai đặt chân tới.

Phải mất hơn 15 năm với nhiều khoảng thời gian gián đoạn kể từ chuyến thăm dò đầu tiên đến chuyến thám hiểm chính, một nhóm những nhà leo núi châu Âu mới chinh phục được đỉnh Sepu Kangri. Hai trong số những nhà leo núi ấy chính là tác giả cuốn du ký hấp dẫn này. Đó là hành trình gian nan nhưng thú vị xuyên qua vùng cao nguyên có khí hậu hết sức khắc nghiệt. Còn hơn cả việc chinh phục đỉnh cao, vượt qua nhiều hiểm nguy, Chris Bonington và Charles Clarke còn mang đến cho người đọc những cảm xúc khó quên từ thiên nhiên hùng vĩ và con người thân thiện của vùng đất bí ẩn – “mái nhà của thế giới” – Tây Tạng.

Tổng Quan Về Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng

Cuốn sách “Tổng quan về Phật giáo Mật tông Tây Tạng” trình bày và tìm hiểu một cái nhìn toàn diện của Mật tông Tây Tạng, với hy vọng đưa ra một “tổng hợp thể” về Mật tông Tây Tạng. Sự hiểu biết tổng quan và đại cương này rất cần thiết, để cho những người muốn tìm về giáo lý và hành trì Mật tông có được một tài liệu tham khảo và minh định hướng đi của mình trên con đường tìm về chân lý của chư Phật.

Mỗi chúng sinh đều thọ thân người với những thuộc tính và căn cơ khác nhau. Cho nên mỗi người phải tự mình chọn lựa pháp môn thích hợp. Chỉ riêng về Mật tông Tây Tạng đã có nhiều trường phái riêng biệt, mỗi trường phái lại có ngàn vạn pháp môn khác nhau, không thể nào tìm học cho hết dù dành cả đời mình để học hỏi.

Do đó cuốn sách này cũng chỉ giới hạn về đại cương quá trình hình thành Mật tông Tây Tạng qua lịch sử và các trường phái chính cũng như các pháp môn hành trì rộng rãi nhất của các trường phái đó, để người sơ cơ có thể từ đó tìm hiểu và chọn hướng đi phù hợp với căn cơ của mình.

Đột Nhiên Đến Tây Tạng

Đột nhiên đến Tây Tạng chính là cuốn tùy bút không những ghi lại trải nghiệm của chuyến hành trình đến Tây Tạng mà còn là những suy ngẫm của riêng anh về những năm tháng đã qua của cuộc đời. Những câu chuyện về niềm đam mê nghề nghiệp, về tình bạn, tình thân, về sự nỗ lực của bản thân… đều chân thành, ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc và giàu giá trị.

Dùng phương thức đi xa nghìn dặm bắt đầu từ một bước chân, đo đạc vẻ đẹp các lĩnh vực của đời người, tưới nước cho gốc cây bé nhỏ trong tâm hồn để nó lớn lên, mong đợi nó sum suê chọc trời, đó chính là “cuộc sống tương lai”.

Nếu như bạn vẫn luôn tin rằng “trùng hợp” và “vận may” thường bầu bạn mình, mà bạn lại vừa khéo tin rằng đi xa nghìn dặm bắt đầu từ một bước chân, thế thì xin chúc mừng bạn, bởi vì chắc chắn bạn có một cuộc sống đáng mong đợi.

Cuốn sách này chỉ là những lời quê chuyện phiếm, nhưng tôi giữ một quan điểm: Cái xấu xí chân thực đẹp hơn vẻ phồn vinh giả dối muôn nghìn lần!

Vùng Đất Thiên Tây Tạng

Tây Tạng, vùng đất được mệnh danh là “mái nhà của thế giới” luôn hấp dẫn tâm trí hàng triệu người không phải chỉ vì phong cảnh hùng vĩ của dãy Himalaya với những đỉnh núi cao nhất thế giới hay những hồ nước đầy ảo ảnh, mà còn vì những truyền thuyết, những huyền thoại của xứ sở Phật giáo Kim Cương thừa, với những thiền viện bí ẩn và những nhà thông thái sống ẩn dật trong thạch cốc và trong thời gian vô tận.

Câu chuyện Heinrich Harrer kể lại bảy năm ông lưu trú tại vùng đất thiêng ấy với những quan sát và trải nghiệm độc đáo về xứ sở, con người, phong tục tập quán và về cuộc gặp gỡ với vị Phật sống của Tây Tạng vô cùng đặc biệt và cuốn hút.

Shambhala – Vùng Đất Tây Tạng Huyền Bí Hay Cuộc Hành Trình Tìm Về Bản Thể

Tu viện Tashilumbo thuộc thành phố Phật giáo Shigatze, nằm ở miền Tây của Tây Tạng. Nơi đây, gió thường thổi xuyên qua các hành lang rải đầy đá, để lại những luồng không khí mát rượu giữa cái nóng dịu nhẹ của buổi chiều tà. Vào thời khắc này, người ta thường cảm thấy trào dâng niềm cảm xúc động khi ngắm nhìn những tia sáng chói lòa chiếu rọi qua cao nguyên Himalaya. Cảm xúc ấy càng trở nên mãnh liệt hơn khi mặt trời dần khuất bóng.

Shambhala là bản kinh cổ xưa viết bằng tay, được lưu giữ tại Tu viện Tashilumbo. Kinh Shambhala miêu tả những noi như “Hồ Độc Dược”, “Hồ Ác Quỷ” và cả hiện tượng quầng cực quang ở dãy núi Himalaya, khi “Một trăm ngọn núi cùng phát sáng sau khi màn đêm buông xuống”. Tất cả những nơi này đều có thực. Chúng nằm ở Ngari, một vùng xa xôi hẻo lánh ở cực tây của Tây Tạng.

Ở một góc độ khác, bản kinh không chỉ đơn thuần là một cuốn sách dẫn đường theo nghĩa đen nữa, nó còn có thể là một tấm bản đồ chỉ dẫn thiền định cho mỗi cá nhân trên con đường khám phá nội tâm của chính mình. Ở góc độ này, Kinh Shambhala mang ý nghĩa phức tạp hơn. Nó dạy chúng ta cách khống chế những năng lượng tiêu cực và chuyển hóa chúng thành năng lượng tiêu cực và chuyển hóa chúng thành năng lượng tích cực….

Cuộc Đời Của Các Đạo Sư Tây Tạng

Tây Tạng nằm trên sườn núi phía Đông, dãy Hy Mã Lạp Sơn lọt thảm giữa tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Hoa và sâu trong lục địa Châu Á, trước kia hầu như biệt lập với thế giới bên ngoài.Tây Tạng được coi như một xứ sở huyền bí với những tu viện ẩn mình trên các vách núi và những vị đạo sư, cũng lặng lẽ tu trì ẩn dật trong các tu viện như những ẩn sĩ.

Tập sách Cuộc Đời Của Các Đạo Sư Tây Tạng được biên soạn nhằm giới thiệu với quý độc giả tóm lược cuộc đời và những phẩm hạnh, công đức của 15 vị đạo sư Tây Tạng tiêu biểu. Từ Đức Liên Hoa Sanh – vị Đạo sư vĩ đại được mới từ Ấn Độ qua Tây Tạng để trụ trì tại quần thể đền chùa Samye kỳ lạ, được vua Trisong Deutsen (790 – 844) xây dựng từ năm 814 ở miền Trung Tây Tạng, gần thủ đô Lhasa.

Đó là Đức Padmasambhara, Vimalamitra, Buddhaguhya đã tập hợp được 25 vị đệ tử Tây Tạng đầu tiên để xiển dương Phật pháp tại đây…

Sách còn giới thiệu cuộc đời của đạo sư vĩ đại Rigdzin Jigme Lingpa, Thiền giả ẩn dật Choden Rinpoche… và các nữ đạo sư Sakya Dagmo Kusho, Khandro Rinpoche.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

9 cuốn sách hay về thế giới côn trùng vô cùng bất ngờ và thú vị 9 cuốn sách hay về thế giới côn trùng giúp bạn trả lời những câu hỏi: Con sên làm gì với chất nhầy của nó? Tại sao ruồi lại ói…
5 cuốn sách hay về Đan Mạch quốc gia hạnh phúc và đáng sống nhất nhì trên thế giới 5 cuốn sách hay về Đan Mạch giúp bạn hiểu thêm về quốc gia Đan Mạch, nơi có thời tiết lạnh giá nhưng hạnh phúc và đáng sống nhất…
11 cuốn sách hay về hóa học vô cùng sống động và gần gũi 11 cuốn sách hay về hóa học sẽ kể cho bạn nghe tất cả từ lịch sử phát triển hóa học, thuyết nguyên tử, sự cháy, độ tan, hóa…
Back to top button