Sách hay nhất của Henry Kissinger

Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Sách của Henry Kissinger chủ yếu viết về chính trị và ngoại giao quốc tế.

Sách hay nhất của Henry Kissinger

Trật Tự Thế Giới

Trật Tự Thế Giới – Henry Kissinger

Trong tác phẩm, Kissinger xuất phát từ Hòa ước Westphalia để phân tích về tương quan giữa các nước, chủ yếu là các cường quốc và các khu vực giữ một vai trò đặc biệt đối với bức tranh địa chính trị thế giới, với những khác biệt trong thế giới quan và vị trí địa lý đã ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của mỗi nước như thế nào

. Tác giả dành chương cuối (chương 9) để bàn về vấn đề toàn cầu hóa trong thời đại khoa học công nghệ, đặc biệt là tin học và truyền thông đại chúng lan tràn đã tác động mạnh mẽ đến dư luận, các nhà lãnh đạo và các quyết định chính trị hiện nay.

Theo cách nhìn của Kissinger thì trật tự thế giới ngày nay cần được đặt trên hai yếu tố căn bản:

  • 1. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia có tính chính danh dựa trên căn bản của các hiệp ước và tổ chức quốc tế;
  • 2. Và để đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới cũng như các khu vực, cần phải dựa trên một sự cân bằng quyền lực mà chủ yếu phụ thuộc vào các cường quốc thế giới và khu vực.

Để có một trật tự quốc tế tồn tại và bền vững, Kissinger cho rằng nó phải liên quan đến “quyền lực có tính chính danh.” Tới cuối cùng, Kissinger, con người thực tế và nổi tiếng, lại có vẻ duy tâm đến mức ngạc nhiên. Thậm chí khi có những sự xung đột giữa các giá trị Mỹ và các mục tiêu khác, ông khích lệ chúng ta hãy tiếp tục đứng lên vì những giá trị đó, không lẩn tránh; đi đầu trong việc trợ giúp các quốc gia dân tộc, các lực lượng chính danh, chứ không chỉ các chính phủ đơn độc, nếu những sự trợ giúp ấy đảm bảo cho cán cân quyền lực có thể chống đỡ trật tự quốc tế, cũng như những giá trị và nguyên tắc của chúng ta có thể được những người khác chấp nhận và hấp dẫn họ.

Về Trung Quốc

Về Trung Quốc – Henry Kissinger

Henry Kissinger (1923) nguyên là Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng Mỹ. Ông giữ vị trí trọng yếu trong quan hệ Mỹ – Trung dưới thời Tổng thống Nixon. Ông đã đề xuất chính sách Chính trị thực dụng (Realpolitik) để tái định hình quan hệ Mỹ – Trung, Mỹ – Xô và giải quyết các vấn đề nhức nối của thế giới, tạo nên xu thể hòa hoãn giữa các cường quốc trong thập niên 1970. Đặc biệt là trong chuyến thăm Trung Quốc của Nixon năm 1972 đã có tác động sâu sắc tới cục diện thế giới lúc đó và nhiều thập kỷ sau.

Kissinger đã xuất bản 14 cuốn sách và rất nhiều bài báo phản ánh quan điểm của ông về những nơi Mỹ muốn tạo ảnh hưởng, qua đó thể hiện nhiều bài học giá trị về hoạt động ngoại giao. Về Trung Quốc là cuốn sách thứ 13 của ông.

Về Trung Quốc xuất bản lần đầu năm 2011, khi Mỹ và Trung Quốc có những bước tiến mới trong chiến lược và kinh tế Mỹ – Trung. Cuốn sách này là một nỗ lực, mà một phần dựa trên các cuộc đối thoại với giới lãnh đạo Trung Hoa, nhằm giải thích cách suy nghĩ của người Trung Hoa về các vấn đề hòa bình, chiến tranh và trật tự quốc tế, cũng như mối quan hệ của lối tư duy ấy với cách tiếp cận mang tính thực dụng và cụ thể kiểu Mỹ. Trọng tâm chính của cuốn sách này là sự tương tác giữa giới lãnh đạo Trung Hoa và Mỹ kể từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949.

Từ đó, Kissinger chỉ ra những khác biệt đã khiến Trung Quốc và Mỹ ở thế đối đầu trong hai thập kỷ và tái hiện cuộc chạm trán của Trung Quốc với những cường quốc khác. Tình thế đó chỉ thay đổi khi Mỹ và Trung Quốc tái lập quan hệ hữu nghị vào năm 1972 với vai trò kiến thiết quan trọng của Kissinger.

Tuy nhiên, ngay từ năm 2011, Kissinger cũng đã dự báo về những vấn đề lớn sẽ tác động tới quan hệ Mỹ – Trung, mà bây giờ đã thành hiện thực:

  • Thâm hụt thương mại của Mỹ trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc
  • Không tương ứng trong các mối quan tâm chiến lược toàn cầu

Dựa trên kinh nghiệm lịch sử, cảnh báo về cuộc đối đầu định mệnh Mỹ – Trung, cho dù Trung Quốc chủ trương “trỗi dậy hòa bình”.

+NHẬN XÉT:

“Trong Về Trung Quốc, Henry Kissinger đã viện dẫn tài liệu lịch sử và kinh nghiệm 40 năm làm việc trực tiếp với 4 thế hệ các nhà lãnh đạo Trung Quốc, để phân tích mối quan hệ giữa quá khứ xa xưa và phương hướng hiện tại của Trung Quốc. Trong quá trình ấy, nhà chính khách, người định hình cho các mối quan hệ Đông – Tây thời hiện đại, đã đưa ra lời giải thích đầy thuyết phục, vừa có hy vọng lẫn nỗi bất an, về những gì nước Mỹ sắp phải đối mặt.” – The Chicago Sun-Times

“Không ai có được tầm ảnh hưởng lớn lao trong việc định hướng chính sách đối ngoại hơn 50 năm qua như Henry Kissinger.” – The Financial Times

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

Sách hay nhất của Anh Khang Anh Khang sinh năm 1987, tên đầy đủ là Quách Lê Anh Khang. Anh từng theo học Khoa Báo chí và Truyền thông - Đại học Khoa học Xã…
Sách hay nhất của Jiddu Krishnamurti Tác giả Jiddu Krishnamurti, nhà văn, diễn thuyết và triết gia nổi tiếng. Sách của Jiddu Krishnamurti giúp người đọc hiểu rõ về bản thân, mục đích của thiền…
Sách hay nhất của Jim Collins Tác giả Jim Collins, nhà tư vấn kinh doanh nổi tiếng. Sách của Jim Collins chia sẻ các kiến thức xây dựng, quản trị và phát triển doanh nghiệp,…
Back to top button