Sách hay nhất của Erich Maria Remarque

Tác giả Erich Maria Remarque, tiểu thuyết gia nổi tiếng người Đức. Những cuốn sách của Erich Maria Remarque chứa đầy cuộc đấu tranh và hy vọng trong bối cảnh chiến tranh.

Sách hay nhất của Erich Maria Remarque

Phía Tây Không Có Gì Lạ

Phía Tây Không Có Gì Lạ

Thế chiến thứ nhất nổ ra, những chàng trai đang ngồi trên ghế nhà trường bị chuyển thẳng ra mặt trận. Tại đây sự khốc liệt của chiến tranh đã khiến họ tê dại khi bom đạn không chỉ tước đi những phần cơ thể mà còn cả tâm hồn. Thế nên chưa kịp trưởng thành họ đã trở nên già nua, bởi gần với cái chết hơn là sự sống. Họ cũng chẳng còn tin tưởng ai, chẳng thiết tha điều gì, kể cả ngày trở về.

Cho nên khi tất cả đồng đội cùng trang lứa đã ngã xuống, cái chết đối với những chàng trai ấy là sự giải thoát. Họ nằm xuống nhẹ nhàng thanh than đến độ tưởng như chẳng hề may may lay động đến thứ gì xung quanh, dù chỉ là một ngọn cỏ. Mặt trận hoàn toàn yên tĩnh, bản báo cáo chiến trường chỉ ghi vẻn vẹn một câu: “Ở phía Tây, không có gì lạ.” Phải, chẳng có gì lạ, chỉ có một người vừa rời khỏi cuộc đời khi độ tuổi mới chớm đôi mươi.

Khải Hoàn Môn

Khải Hoàn Môn

Ravic, một bác sĩ tài năng người Đức, đến Paris trong hành trình trốn chạy đế chế Quốc xã tàn bạo. Đã quen với những lần bị truy đuổi, bị bắt giam và bị trục xuất, Ravic vẫn trụ vững được trước những nỗi bất hạnh mà số phận của một người lưu vong đã ném vào anh.

Cuộc sống của anh từ lâu chỉ tính bằng ngày, với một mục đích duy nhất: trả thù tên Quốc xã đã hành hạ anh và bức tử người bạn gái của anh khi còn ở Đức. Thế nhưng, cuộc sống, hay chính phép màu từ thành phố của sự lãng mạn, đã mang đến cho anh một niềm an ủi dưới cái tên Joan Madou.

Tình yêu với nữ diễn viên xinh đẹp đã một lần nữa gieo vào lòng chàng bác sĩ tài hoa niềm hy vọng về một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc giữa những giây phút tăm tối nhất của cuộc đời.

Ba Người Bạn

Ba Người Bạn

Với Ba người bạn, nước Đức của Remarque không còn là những tòa nhà màu xám mà là một thành phố nhỏ mờ sương của những bụi tử đinh hương, một góc giáo đường, những quán rượu nhỏ nép mình trong làn mưa lất phất.

Đó cũng không phải là đất nước của những bộ óc lạnh lùng lý trí mà là của những thân phận nhỏ bé dù bị trôi giạt đến bước đường cùng vẫn khao khát và chan chứa yêu thương. Đó là một nước Đức của tình cảm và mộng mơ, một nước Đức của nỗi buồn và cái đẹp.

Thời Gian Để Sống Và Thời Gian Để Chết

Thời Gian Để Sống Và Thời Gian Để Chết

“Bỗng Graeber thoáng ngửi được mùi hoa violet. Anh tìm xung quanh và thấy một bình hoa nhỏ đặt bên thành cửa sổ. Hương thơm vô cùng dịu ngọt, ngào ngạt chứa đầy mộng ước đã bị quên lãng của tuổi thanh xuân, những kỷ niệm của quê nhà yên lành và những ngày ấu thơ bình dị, tất cả ập đến trong anh, mạnh mẽ, đột ngột và mau chóng như những đợt sóng dồn. Một làn hương thơm lại làm anh xúc động và mệt mỏi như vừa đeo ba lô chạy một quãng dài trong tuyết…”

Khi Thế chiến II sắp đi vào hồi kết, anh lính Ernst Graeber đã gặp được phép mầu của đời mình: cô thiếu nữ Elisabeth Kruse – người đã biến mười bốn ngày phép loạn lạc thành một năm thanh bình, đã biến đất nước khói lửa và chiến tranh lần nữa là mái nhà yêu dấu, trong hương hoa tím ngọt ngào tuổi thanh xuân, dưới những hàng cây đoạn vẫn xanh tươi mặc cho bao nhiêu bom đạn, trên bãi cỏ nở hoa đã thoát khỏi quy luật tuyệt diệt của nhân loại…

Và như thế, trong giai điệu tha thiết và nhiệt thành của con tim, những giấc mơ hạnh phúc đã trở lại, những niềm hy vọng đã trỗi dậy, ánh sáng và hơi ấm đã lan tỏa, sự sống và mùa xuân đã tái sinh trên nước Đức, dù muộn màng và đổ nát.

Đường Về

Đường Về

“Tôi muốn mở cửa, đi vào trong phòng, tôi muốn nằm cuộn mình trên chiếc ghế bành, muốn ủ đôi bàn tay trong hơi ấm của gian phòng để hơi ấm ấy lan tỏa khắp người, tôi muốn nói chuyện, muốn mọi bạo tàn, khốc liệt và quá khứ sẽ tan chảy dưới đôi mắt yên lặng của người phụ nữ kia, và muốn bỏ chúng lại phía sau, muốn cởi bỏ chúng như cởi bỏ một bộ quần áo bẩn.”

Trở về – là khải hoàn sau những năm chiến chinh, là đoàn tụ sau thời gian xa cách, là khoảnh khắc ấm áp của những con người đã tìm lại được nhau… Nhưng cuộc trở về của những người lính Đức sau Thế chiến I lại là hành trình khắc nghiệt của những cánh chim lạc bầy vật lộn giữa bão giông tìm đường quay lại cố hương, là gánh nặng của lửa đạn chiến tranh chết chóc, là hố thẳm ngăn cách giữa hai phần của cuộc đời. Và cả khi vượt qua tất cả để sang tới bến bờ bên kia, họ cũng chưa chắc sẽ tìm được những gì dấu yêu mình từng để lại sau lưng vào cái năm ly biệt.

Đây là lần đầu tiên Đường về, tác phẩm được xem như phần hậu của Phía Tây không có gì lạ bởi sự tái xuất của một số nhân vật, ra mắt tại Việt Nam. Qua bản dịch đầy hồn lính mà vẫn đậm chất thơ của dịch giả Vũ Hương Giang, độc giả sẽ lại được gặp một Remarque rất khác, vừa khắc nghiệt lại mơ màng, trong tuyệt vọng lại hồi sinh hy vọng.

Bóng Tối Thiên Đường

Bóng Tối Thiên Đường

Sau những năm tháng bị hành hạ trong trại tập trung tàn khốc trên chính quê hương mình, nhân vật chính của Bóng tối thiên đường, Robert Ross cuối cùng cũng được an toàn ở Hoa Kỳ.

Chính trên miền đất mơ ước của những người tị nạn chiến tranh này, anh đã tìm thấy những gì mà mình hằng mơ ước: một tình yêu cuồng nhiệt với nàng Natasha xinh đẹp và quyến rũ, một công việc với đồng lương hậu hĩnh, một cuộc sống tự do không còn nguy hiểm rình rập… Những tưởng tất cả điều đó sẽ mang lại cho Ross hạnh phúc vĩnh cửu, nhưng bóng đen quá khứ vẫn lẩn khuất trong những giấc mơ hằng đêm; chúng bám lấy anh, thôi thúc anh đi đến quyết định trọng đại nhất cho cuộc đời mình.

Là tiểu thuyết sau cùng được viết trong những năm tháng cuối đời ở Thụy Sĩ, Bóng tối thiên đường chính là niềm nhớ thương da diết hướng về quê hương của nhà văn Remarque. Thông qua tác phẩm, ông gửi gắm tình yêu bất tận dành cho đất nước của mình, dù chính mảnh đất ấy đã từng chối bỏ ông.

Bản Du Ca Cuối Cùng

Bản Du Ca Cuối Cùng

Chiến tranh đã đẩy biết bao người vào con đường tha hương khi mỗi bến đỗ đều chỉ là tạm bợ cho đến lúc họ bị dồn đuổi đến nơi khác. Kern, một chàng thanh niên Đức, chạy trốn chế độ Quốc xã bạo tàn, lưu lạc đến Áo, bị trục xuất sang Thụy Sĩ, rồi lại tìm đường trốn sang Pháp…

Trong cuộc hành trình bất định ấy, anh có duyên gặp gỡ những con người tốt bụng như Steiner, Marill; họ đã cưu mang, giúp đỡ anh trong cuộc sống khó khăn nơi đất khách. Số phận cũng cho anh gặp Ruth – người con gái mang đến cho anh một tình yêu, một niềm an ủi, một hy vọng mới. Họ đến với nhau bằng sự cảm thông sâu sắc giữa hai con người cùng cảnh ngộ. Họ yêu nhau và làm mọi cách để được ở bên nhau bất chấp những lần bị bắt giam, bị trục xuất.

Hành trình của họ tựa như bản du ca của những con người không còn đất sống, chỉ có thể bám víu vào con thuyền mang tên hy vọng và tình người.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

Sách hay nhất của Ajahn Brahm Tác giả Ajahn Brahm, một tu sĩ Phật giáo. Sách của Ajahn Brahm tập trung vào các nguyên tắc của triết học Phật giáo và thiền định. Sách hay…
Sách hay nhất của Tuệ Nghi Tác giả Tuệ Nghi, một nữ doanh nhân năng động. Sách của Tuệ Nghi khuyến khích người đọc, đặc biệt là phụ nữ biết tự chủ cuộc sống, giải…
Sách hay nhất của Peter Drucker Tác giả Peter Drucker, chuyên gia hàng đầu về tư vấn quản trị. Sách của Peter Drucker mang nhiều giá trị trong lĩnh vực quản lý, quản trị doanh…
Back to top button