Tác giả | David McRaney |
Thể loại | Tư duy |
Số trang | 302 |
Năm | 2011 |
Rating | 3.7/5 |
Nội dung
Hiệu ứng Dunning-Kruger
Bạn Vẫn Tưởng Bạn có thể dự đoán được chính xác khả năng của mình ở mọi tình huống.
Sự Thật Là Về cơ bản thì bạn khá kém trong việc đánh giá khả năng của bản thân và độ khó của những công việc phức tạp.
Hãy tưởng tượng rằng bạn chơi rất giỏi một trò nào đó. Trò nào cũng được – cờ vua, Street Fighter1, bài poker – không quan trọng. Bạn thường xuyên chơi trò này với lũ bạn và lúc nào cũng thắng. Bạn cảm thấy mình thật giỏi, và bạn tin rằng mình có thể giành chiến thắng ở một giải đấu nếu có cơ hội. Vậy là bạn lên mạng tìm xem giải đấu khu vực sẽ diễn ra ở đâu và khi nào. Bạn trả phí tham gia và rồi bị hạ đo ván ngay trong hiệp đầu tiên. Hóa ra là bạn không giỏi lắm đâu. Bạn cứ nghĩ rằng mình thuộc dạng đỉnh của đỉnh, nhưng mà thực chất bạn chỉ là một tay ngang thôi. Đây được gọi là hiệu ứng Dunning-Kruger, và nó là một phần cơ bản trong bản chất của con người.
Hãy thử nghĩ về những ngôi sao Youtube mới nổi trong mấy năm gần đây – những người múa máy một cách vụng về với các loại vũ khí, hoặc là hát chẳng bao giờ đúng tông cả. Những màn trình diễn này thường rất tệ. Không phải họ cố tình dùng bản thân để mua vui cho người khác đâu. Trình độ của họ thực sự tệ, và chắc hẳn bạn cũng thắc mắc là tại sao lại có người có thể tự đặt mình lên một sân khấu toàn cầu với những màn trình diễn đáng xấu hổ như vậy. Vấn đề nằm ở chỗ họ không tưởng tượng được là công chúng toàn cầu có thể khắt khe và đòi hỏi cao hơn so với lượng khán giả nhỏ bé họ vốn đã quen thuộc là bạn bè, gia đình và những người đồng cấp. Như nhà triết học Bertrand Russell đã từng phải than thở: “Trong thế giới hiện đại ngày nay thì những kẻ khờ khạo luôn tự tin hết mức trong khi những người khôn ngoan thì lại luôn nghi ngờ.”
Hiệu ứng Dunning-Kruger là lý do tại sao mà những chương trình như America’s Got Talent1 hay American Idol2 có thể diễn ra. Ở trong phòng karaoke với lũ bạn, bạn có thể là người hát hay nhất. Nhưng để đối chọi với các thí sinh trong cả một quốc gia? Khó lắm.
Thể loại
Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu có mặt trong:
- 11 cuốn sách hay về tư duy phản biện cần thiết cho công việc và cuộc sống
- 11 cuốn sách giúp bạn thông minh hơn, khôn ngoan hơn
- 25 cuốn sách hay về kỹ năng sống cần thiết cho mọi bạn đọc
Review
Võ Loan - - Review on: Tiki
Rất Hài Lòng
Về nội dung: Trước hết mình không đọc nhiều sách viết về tâm lý nên không thể đem so sánh với bất kì cuốn sách tâm lý nổi tiếng nào khác như Đắc Nhân Tâm, Phi Lý Trí… Có lẽ vì thế mà mình cảm thấy bị thu hút vào từng chữ từng trang cuốn sách này. Như câu nói có phần mỉa mai, có phần rất kích thích trí tò mò của người ta, cũng là tên của cuốn sách “Bạn không thông minh lắm đâu”, tác giả David McRaney lần lượt đưa ra các dẫn chứng rất đời thường và sinh động 48 hiện tượng tâm lý mà mỗi người trong chúng ta đều trải qua hằng ngày, khiến người đọc dù càng đọc càng cố gắng tìm ra một lí lẽ phản biện quan điểm của tác giả cũng chẳng thể nào phủ nhận được tác giả đã đúng cho đến cuối cuốn sách. Trong những hiện tượng được tác giả đưa ra cùng với những cái tên cụ thể của ngành tâm lý học, có những biểu hiện có lẽ mỗi người trong chúng ta đã biết chẳng hạn được thể hiện ở chương “Sự trì hoãn”, “Trò chơi lợi ích chung”…, lại có những phản ứng mà chúng ta mắc phải nhưng lại không hề có nhận thức về nó như “Mồi tiềm thức”, “Thiên kiến xác nhận”,… nhưng chung quy tác giả đã cố gắng để diễn đạt để người đọc có cái nhìn một cách vô cùng rõ nét về cách thức vận hành tâm lý của con người. Đọc cuốn sách này, bạn có thể sẽ nhận ra những điều mình nghĩ là bình thường kì thực lại không hề bình thường (ví dụ như ở chương “Sự ngộ nhận trạng thái bình thường”), hay những điều mình luôn “thổi phồng” lên lại trở nên quá đỗi bình thường (ví dụ như ở chương “Hiệu ứng ánh đèn sân khấu”). Những hiện tượng tâm lý này không hề tách bạch mà chúng đều ít nhiều liên quan đến nhau, góp phần giải thích một cách khái quát nhất tại sao bạn làm như thế này mà không làm như thế kia.
Theo mạch dẫn dắt của tác giả, người đọc thỉnh thoảng phải thốt lên “À, thì ra là vậy” vì đã tự mình lí giải một cách hợp lý nhất một số thắc mắc mà đã từ rất lâu rồi mình vẫn không tìm được lời giải đáp. Tuy nhiên mỗi chúng ta lại không thể quả quyết một hiện tượng là tích cực hay tiêu cực để mà có phải cố gắng thoát khỏi nó hay không, nó sẽ khiến cho bạn trở nên rối rắm.
Điều bạn có thể làm sau khi đọc xong cuốn sách là hiểu hơn về bản thân mình và có ý thức điều chỉnh tỉ lệ tích cực và tiêu cực của những hiện tượng tâm lý phù hợp với chính mình trong từng hoàn cảnh cụ thể, hoặc là…đọc lại cuốn sách một lần nữa. Mình nói như thế chẳng phải đùa đâu bởi vì sách này được dịch mà, nên có những ý dù dịch giả có cố gắng đến mấy cũng không thể nào diễn tả được trọn vẹn những gì tác giả muốn truyền đạt, chỉ có cách là đọc chậm lại đọc kĩ lại để mà hiểu, cùng với đó có những dẫn chứng về phim ảnh, sách…khá khác biệt so với nền văn hóa của chúng ta. Tuy nhiên những điểm nhỏ đó vẫn không thể làm giảm đi giá trị của cuốn sách này và mình tin đây là một cuốn sách thú vị với những bạn muốn tìm chút “đổi gió” như mình.
Ngọc Lâm - - Review on: Tiki
Hài Lòng
Đọc quyển sách, bạn sẽ được gợi mở về nguồn gốc cho mọi quyết định, suy nghĩ, cảm xúc hóa ra lại đến từ nơi mà chẳng ai ngờ tới. Những bộ óc đã qua hàng triệu năm tiến hóa của con người đã thực hiện thành công một nhiệm vụ duy nhất: Bịa ra những câu chuyện, giả vờ là chúng ta đủ thông minh để hiểu biết mọi việc. Bạn sẽ được làm quen với những “công cụ” mà bộ não sử dụng như Sự bất lực tự luyện, Sự bán rẻ, hay Ảo giác về sự minh bạch,… Có thể nói, quyển sách giống như một tuyển tập những bài giảng Tâm lý học, với tất cả những phần nhàm chán đã được lược đi.
Ngọc Hà - - Review on: Tiki
Cuốn Sách Đáng Đọc
Cuốn sách này mang đến nhiều giá trị cho bản thân về việc hình dung, tưởng tượng các lối suy nghĩ của con người. Bên cạnh đó còn là những điều thú vị khi mình cứ nghĩ những suy nghĩ của mình là đúng, tuy nhiên nó sai và ta nhầm tưởng về nó
Tram - - Review on: Fahasa
Thú vị
Đôi khi chúng ta ra một số quyết định và chúng ta nghĩ chúng ta logic lắm hợp lý lắm ngon lành lắm, nhưng hoá ra chúng ta chỉ là nô lệ của những hiện tượng rất buồn cười trong não bộ. “You Are Not So Smart” của David McRaney tổng hợp gần 50 hiện tượng thú vị về hành vi của con người: từ việc trí nhớ của mình không đáng tin đến mức nào, cho đến vì sao có những sự trùng hợp cực khó tin trên đời. Chúng ta không chỉ không thông minh lắm, mà còn khá ngớ ngẩn là đằng khác.
Quyển này đọc nhẹ nhàng vui vui mà học thêm được khối thứ về trí não con người. Thực sự là một cảm giác kỳ lạ khi nhận ra rằng toàn bộ ý thức và sự hiện diện của mình hoàn toàn không đáng tin tí nào. Đôi khi những quyết định chỉ là những phản ứng hoá học hoặc những hiệu ứng vô cùng bản năng, chẳng có tí cơ sở gì. Nhưng kỳ cục hơn cả, là trí não mình lại có chức năng bảo vệ cái tôi của bản thân, và tự thuyết phục chính mình rằng mình luôn có cơ sở.
Đại khái là sự ngu ngốc của mình ngăn cản việc nhận thức được sự ngu ngốc của mình.
Nói đọc cho vui chứ đọc xong hơi buồn, hoá ra mình không hề thông minh hay xuất chúng như mình nghĩ ???? Gần 50 lần David McRaney cứ nhắc đi nhắc lại “mày không thông minh lắm đâu” nghe cũng muốn nản luôn. Nhưng có hành trình giác ngộ nào mà ngọt ngào trải thảm ???? Một cuốn sách đặc biệt có ích cho self-awareness, và giúp mình cảm thông hơn trước những lỗi lầm của người khác nữa. Vì họ rốt cuộc cũng không thông minh lắm đâu.
Thụy Nhiên - - Review on: Fahasa
Sách hữu ích
Có những điều rất hay về tâm lý mà ít người nhận ra được nêu lên trong quyển sách này. Nhiều phần mình đọc qua và thực sự rất ấn tượng. Ví dụ như khi bạn tức giận, bạn thường nghĩ rằng tìm đến những hành động xả giận sẽ làm mình được giải tỏa, dễ chịu hơn, từ đó cơn bực mình sẽ tan biến nhưng thực chất không phải như thế. Những người giận dữ chẳng hề xả được cơn giận thông qua việc đấm bao cát, ngược lại hành động đó càng giữ cho lửa giận cháy lâu hơn. Xả giận không hề làm tan biến những năng lượng tiêu cực trong bạn. Nếu đã quen với việc trút giận, bạn sẽ ngày càng trở nên phụ thuộc vào nó và trở thành người bạo lực hơn. Nghe hay thật nhỉ! Mọi người hãy tìm hiểu thêm những điều thú vị trong tâm lý con người qua quyển này nha, rất đáng đọc.
Hà Mi - - Review on: Fahasa
Ý thức và cách tư duy
Ý thức, cách tư duy của con người bị phụ thuộc và hoạt động dựa trên rất nhiều yếu tố tác động từ bên trong lẫn bên ngoài. Và Bạn không thông minh lắm đâu giải thích khá nhiều và dễ hiểu về các hiện tượng tâm lý mình thường gặp. Với cái quyển chửi mình như hát hay này, bạn sẽ biết vì sao mình lại im lặng đưa bằng lái xe cho ông cảnh sát giao thông đứng ở ngã tư Thái Hà Chùa Bộc hoặc gặp một trường hợp có nhiều sự ngẫu nhiên đến mức tin nó thực sự mang một ý nghĩa riêng đặc biệt dành cho mình.
Não bộ chúng ta đang tuân theo những quy luật vô hình mà mình không nhận thức được. Ví dụ như tân vỏ não cho phép 1 con người ghi nhớ một danh sách khoảng 150 – 200 cái tên, gương mặt. Chúng ta có thể có hơn 1000 bạn trên mạng xã hội, nhưng chỉ thường xuyên giao tiếp với 20 – 30 người và chia sẻ những bí mật với khoảng 10 người. Bất kỳ con số nào vượt qua khỏi giới hạn này sẽ khiến trật tự xáo trộn. Đó là lý do vì sao trong 1 tập thể lớn (trường học, quân đội..) luôn được chia thành nhiều tổ chức nhỏ hơn (lớp học, tiểu đội..) để dễ quản lý.
Và không phải mọi vấn đề được nêu ra trong đây bạn cũng sẽ mắc phải. Như mình biết rõ rằng giải phóng cơn giận không giúp xả stress mà khiến bản thân trở nên hung hăng hơn trong những lần kế tiếp. Vì thế mình mất tới 4, 5 năm để kiểm soát hoàn toàn lời nói và thái độ khi bực tức, không phải để tránh gây tổn thương người khác mà để hạn chế rơi vào những trường hợp tự gây hại cho bản thân.
Nói chung quyển này không có ý nói bạn không thông minh. Nhưng thực tế là mình đã có câu trả lời cho rất nhiều hành động mà bản thân cũng không hiểu tại sao lại làm thế.
Và khi mình biết được rằng lần sau chắc chắn mình sẽ lại không thể kháng cự lại cách hoạt động của não bộ khi gặp tình huống tương tự thì mình đã cảm thấy mình ngu thực sự.
Vy Trần - - Review on: Goodreads
Tìm hiểu về cách hành xử của chúng ta
3,5*. Những điều viết trong sách dễ hiểu , thực tế , dẫn chứng rõ ràng , hợp lý . Khuyết điểm của nó là nhiều ý tưởng trùng lặp , được viết lại với những cái tên khác nhau và sự sắp xếp các phần khá lộn xộn , không theo quy tác nào . Dù sao , đây cũng là một cuốn sách đáng đọc . Nó đưa ra nhiều cách khác nhau chúng ta đang sử dụng để đánh lừa chính mình . Mặc dù mình đã đọc sách của Dan Ariely và nhiều điều không mới với mình nhưng tác giả diễn đạt tương đối ngắn gọn hơn . Tóm lại , nếu bạn có hứng thú với cách hành xử của chúng ta thì mình nghĩ có thể bạn sẽ thích cuốn này .
Tran Hao - - Review on: Goodreads
Một quyển sách không nhàm chán chút nào
Như cái tiêu đề.
Một quyển sách không nhàm chán chút nào.
Bạn sẽ tự cười mình và cười người thông qua những phân tích hiệu ứng tâm lý mà con người mắc phải trong đời sống hàng ngày.
Những vấn đề, câu hỏi được giải đáp hoàn toàn khoa học và thuyết phục.
Một lượng kiến thức lớn sẽ được nạp vào đầu.
Và khi mà một số quyển sách dùng hiệu ứng tâm lý để đánh vào sự tưởng tượng của con người, làm họ mù mờ đi.
Thì quyển sách này là một lối đi khá thú vị khi đi ngược lại điều đó.
Song có vẻ dịch sang tiếng Việt làm câu chứ không tự nhiên lắm.
Vũ Huy - - Review on: Goodreads
Cho thêm nhiều góc nhìn
Sách cho mình nhiều eyes-opening moments. Nhưng nhiều chương có vẻ giống nhau + sách viết đúng nghĩa tổng hợp các bài viết từ blog chứ ko theo một mạch nhất định.
Mình đọc phải cách ngày ra, do sợ không nhớ hết lượng kiến thức mà sách muốn truyền tải
Đọc thử sách
Mồi Tiềm Thức
Bạn đang lái xe về nhà và chợt nhận ra mình đã quên mua nước sốt rau, thứ vốn dĩ là lý do chính khiến bạn phải cất công lấy xe để ra siêu thị. Thôi thì bạn cũng có thể mua ở cửa hàng tạp hóa cạnh trạm xăng kế tiếp. Mà thôi, để lần sau vậy. Suy nghĩ về nước sốt khiến bạn trầm ngâm về giá xăng dầu, vẫn tới đắn đo về những hóa đơn đang còn nợ, từ đó lại nghĩ về việc liệu bạn có thể mua được một chiếc TV mới không, và TV lại gợi nhớ lại cái lần mà bạn ngồi xem hết một mạch hết cả mùa phim Tử Chiến Liên Hành Tinh. Cái quái gì thế này? Bạn đã về tới nhà và chẳng còn chút ký ức gì hành trình vừa diễn ra.
Bạn vừa mới lái xe về nhà trong trạng thái thôi miên trên cao tốc. Ở trạng thái đó trí óc và cơ thể của bạn dường như tách riêng ra và di chuyển song song với nhau. Khi dừng xe tắt máy, bạn trở lại bình thường. Trạng thái này nhiều khi còn được gọi là sự thôi miên dây chuyền, do nó miêu tả trạng thái rơi vào thế giới tâm lý riêng, như những công nhân làm việc trong môi trường sản xuất công nghiệp với các thao tác lặp đi lặp lại nhàm chán. Ở trạng thái này, sự tỉnh táo dần trôi đi, những hoạt động tay chân sẽ được đặt vào chế độ tự động, và phần còn lại của tâm trí được tự do suy nghĩ vẫn vơ.
Trải nghiệm chủ quan của bạn luôn được đưa vào hai phần: ý thức và tiềm thức. Ngay lúc này đây, bạn đang thở, chớp mắt, nuốt nước bọt, giữ nguyên tư thế, và giữ cho miệng ngậm trong khi đọc cuốn sách này. Bạn có lôi những hoạt động trên vào vùng kiểm soát ý thức, hoặc cứ để hệ thần kinh tự chủ điều hành một cách tự động. Bạn có thể chủ động lái xe xuyên đất nước, luôn tập trung vào các thao tác đạp ga, bẻ lái, đưa ra hàng triệu những quyết định nhỏ cần thiết để tránh gặp tai nạn thảm khốc trên đường cao tốc, hoặc bạn cũng có thể vừa lái vừa hát vang với những người bạn ngồi cùng xe, trong khi để nhiệm vụ lái xe cho những phần tự động của não bộ xử lí. Bạn chấp nhận phần tâm trí tiềm thức này như một phần thiết yếu kì lạ của bản thân, nhưng lại thường coi nó là một thực thể nguyên so riêng biệt, nằm bên dưới lớp ý thức, và chẳng gây ảnh hưởng gì tới hành động của bạn.
Khoa học đã chứng minh điều ngược lại.
Một ví dụ tuyệt vời chứng minh cho tác động mạnh mẽ của tiềm thức đã được đưa ra trong nghiên cứu của Chen-Bo Zhong tại đại học Toronto và Katie Liljenquist tại Đại Học Tây Bắc. Nghiên cứu này đã được xuất bản trong một bài báo trên tạp chí Khoa Học, số ra năm 2006. Trong nghiên cứu này, hai nhà khoa học đã yêu cầu những người tham gia kể về một lỗi lầm khủng khiếp trong quá khứ, một việc họ đã làm trái với đạo lý. Các nhà nghiên cứu đã để những người này miêu tả về cảm giác của bản thân, sau đó bảo một nửa số người đi rửa tay. Cuối buổi, họ ỏi những người này có sẵn lòng tham gia một nghiên cứu không trả công để giúp đỡ một nghiên cứu sinh nghèo hay không. 74% số những người không rửa tay đồng ý tham gia, trong khi đó, ở nhóm những người đi rửa tay con số này đã giảm còn 41%. Theo như phân tích của các nhà nghiên cứu thì nhóm này đã ” rửa đi” cảm giác tội lỗi của mình một cách vô thức và nhu cầu làm việc thiện để sám hối đã bị giảm bớt.
Các đối tượng nghiên cứu không thực sự gột rửa cảm giác tội lỗi của mình và cũng không hề ý thức rằng mình đã làm vậy. Việc rửa ráy có ý nghĩa rộng lớn hơn là động tác giữ vệ sinh đơn thuần. Theo Zhong và Lijienquist, hầu hết các nền văn minh trong lịch sử đều sử dụng các ý niệm về sự sạch sẽ và thanh khiết cùng những từ đối nghịch diễn tả sự bẩn thỉu hay ô uế để nói về các trạng thái vật chất lẫn tinh thần của con người. Rửa sạch là một phần không thể thiếu trong nhiều nghi lễ tôn giáo, và cũng là từ được dùng với ý nghĩa ẩn dụ trong cuộc sống hàng ngày. Giống như việc chúng ta hay so sánh những việc xấu xa là “việc làm bẩn thỉu”, hay gọi những kẻ xấu là “lũ cặn bã” vậy. Thậm chí, khi cảm thấy phẫn nộ vì hành vi xấu xa của người khác, gương mặt bạn cũng sẽ mang biểu cảm như khi nhìn thấy cái gì đó gớm ghiếc. Một cách vô thức, những người tham gia thí nghiệm này đã kết nối việc rửa tay với tất cả những ý niệm có liên quan tới hành động này, và sự liên hệ đó ảnh hưởng lên hành vi của họ.
Việc một tác nhân trong quá khứ ảnh hưởng đến cách mà bạn hành xử, suy nghĩ, hay nhìn nhận các sự việc khác sau này được gọi là mồi tiềm thức. Mỗi nhận thức bạn có về thế giới xung quanh, dù bạn có ý thức được về nó hay không, cũng sẽ kích hoạt một loạt những ý niệm có sẵn trong não bộ. Bút chì khiến bạn nghĩ tới bút máy. Bảng đen làm bạn liên tưởng tới lớp học. Điều này xảy ra mọi lúc mọi nơi, và mặc dù bản thân bạn không nhận ra, nó vẫn tác động đáng kể lên hành vi của bạn.
Trong một nghiên cứu chỉ ra được sức ảnh hưởng mạnh mẽ của tiềm thức lên suy nghĩ và hành vi của bạn, cũng như chứng minh được rằng thực chất, bạn rất dễ bị thao túng bởi mồi tiềm thức đã được Aaron Kay, Christian Wheeler, và John Barghand Lee Ross thực hiện vào năm 2003. Người tham gia đã được chia thành hai nhóm và được giao nhiệm vụ nối hình ảnh với từ miêu tả. Một nhóm làm việc với những hình ảnh trung tính như con diều, cá voi, gà tây,.. Nhóm còn lại thì được giao cho những bức hình và miêu tả các đồ vật liên quan tới giới kinh doanh như cặp tài liệu hay bút máy. Sau đó, tất cả được đưa vào những căn phòng riêng và được phổ biến rằng họ sẽ xếp cặp với một người tham gia khác. Thực chất thì người tham gia thứ hai này là diễn viên và biết hết về thí nghiệm đang diễn ra. Sau khi ổn định, người tham gia được thông báo rằng họ sẽ được chơi một trò chơi với phần thưởng lên tới 10 đô-la. Các nhà nghiên cứu đưa ra một chiếc cốc với hai mẫu giấy, một ghi là “đề nghị”, mẫu còn lại ghi “quyết định”. Ai bốc được mẫu giấy “đề nghị” sẽ được nhận cả 10 đô-la và được tùy ý lựa chọn cách chia số tiền này với người còn lại. Người bắt được lá thăm “quyết định” sẽ có quyền quyết định xem có chấp nhận đề nghị chia chác đó hay không. Nếu họ từ chối thì cả hai sẽ chẳng được gì. Đây được gọi là trò chơi tối hậu thư. Nhờ có tính dễ phỏng đoán nên nó đã trở thành công cụ ưa thích của các nhà tâm lý học và kinh tế học. Những lời đề nghị chia chác dưới 20% tổng giá trị giải thưởng sẽ bị từ chối ngay…
Cùng danh mục: