7 quyển sách hay về người Hoa cho người đọc cái nhìn bao quát

7 quyển sách hay về người Hoa khái quát các vấn đề liên quan đến tên gọi, khái niệm và quá trình hình thành các nhóm cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á và Việt Nam.

Đời Sống Kinh Tế Người Hoa Ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung cuốn sách là kết quả của một công trình nghiên cứu của tác giả, qua đó phản ánh đời sống kinh tế – xã hội của người Hoa, phân tích, đánh giá thực trạng, những mặt tích cực, hạn chế của kinh tế tư nhân người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, làm rõ nguyên nhân, từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp phát huy tiềm năng, thế mạnh, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung phát triển đúng hướng trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế, kết hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, phương pháp luận kinh tế chính trị để luận giải về sự vận động và phát triển của kinh tế tư nhân người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Tác giả đã trực tiếp trao đổi, phỏng vấn chuyên sâu một số nhà doanh nghiệp người Hoa, nhà quản lý những lĩnh vực có liên quan, người am hiểu về người Hoa và hoạt động kinh tế người Hoa; sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, lô-gic kết hợp với lịch sử, kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước; kết hợp điều tra, khảo sát thực tế tại một số địa bàn có đông người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó hoạt động kinh tế tư nhân của người Hoa tại Quận 5 mang tính khái quát, điển hình cao, nên phạm vi nghiên cứu khảo sát này tập trung vào các hoạt động kinh tế tư nhân của người Hoa tại Quận 5 trong mối quan hệ so sánh với Quận 6 và Quận 11, mốc thời gian khảo sát từ năm 2009 đến 2015.

Cuốn sách được chia thành 5 chương:

  • Chương 1. Người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua góc nhìn của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
  • Chương 2. Người Hoa trong khu vực kinh tế tư nhân Thành phố Hồ Chí Minh – Lý luận và thực tiễn.
  • Chương 3. Lược sử định cư và đời sống kinh tế – xã hội của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chương 4. Thực trạng đời sống kinh tế của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009-2015.
  • Chương 5. Quan điểm và giải pháp đối với phát triển kinh tế tư nhân người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Người Hoa, Người Minh Hương Với Văn Hóa Hội An

Việt Nam là một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Kho tàng văn hóa Việt Nam là hệ thống các thành tựu văn hóa do các dân tộc, các vùng miền văn hóa cùng sáng tạo nên và gìn giữ. các thành tựu văn hóa ấy trên thực tiễn đã tương tác với nhau và với những thử thách của thời gian và các biến cố lịch sử, những thứ còn lại có cái làm nền tảng hình thành dòng văn hóa đương đại, song cũng có cái còn lưu giữ dưới dạng ký ức lịch sử – một phần của di sản văn hóa. Văn hóa Hội An đương đại bao trùm cả hai thứ ấy.

Cảng thị Hội An hình thành và phát triển trên nền tảng giao lưu kinh tế – văn hóa quốc tế, trong đó có vai trò của người Hoa, người Nhật và người phương Tây. Ngày nay, khi nhắc tới Hội An người ta thường nhắc đến cầu Nhật Bản, những dãy phố cổ và tình hữu nghị Việt – Nhật, trong khi đó những dấu ấn văn hóa quan trọng của người Hoa và người phương Tây ít khi được đề cập tới. Trên thực tế, tại Hội An dấu ấn văn hóa người Hoa và hậu duệ của họ là đậm đặc hơn cả, từ kiến trúc đền miếu, nhà phố, tín ngưỡng – tôn giáo, phong tục – lễ hội, ẩm thực, cho đến nghề truyền thống và hoạt động kinh tế. Chiếc cầu Nhật Bản sau khi được trùng tu, xây dựng lại đã không còn dấu ấn phong cách Nhật Bản nữa, mà thay vào đó là lối kiến trúc pha trộn Việt – Hoa, gắn với nó là ngôi miếu cổ thờ vị thần mang nguồn gốc Trung Hoa là Bắc Đế. Sự hiện diện của những hội quán người Hoa cùng hệ thống lễ hội tại đó tự thân chúng đã trở thành những nguồn lực quan trọng biến Hội An thành một “trung tâm” văn hóa độc đáo, nơi diễn ra các quá trình giao lưu, dung hợp văn hóa và kiến tạo bản sắc tộc người.

Lịch sử hình thành và phát triển cảng thị Hội An có phần đóng góp không nhỏ của kho tàng giao lưu văn hóa Việt – Hoa, bất cứ ai “bén duyên” cùng Hội An đều không thể quên những con người, những di tích và những sự kiện quan trọng tạo dựng nên hình hài và tố chất cảng thị như nhà sư Nguyên Thiều với dòng Thiền Lâm tế, nhà sư Thích Đại Sán với dòng Thiền Tào Động, hệ thống chùa chiền đền miếu (như chùa Chúc Thánh, chùa Phước Lâm, miếu Quan Đế- chùa Quan Âm, Tổ đình Cẩm Hà- chùa Bà Mụ, các hội quán người Hoa), các làng nghề truyền thống, lễ hội Long Chu, món ăn cao lầu xứ Quảng vàvới các trò chơi dân gian đặc sắc (như trò thai đề xổ cử nhân, trò đổ xăm hường, trò du hồ) v.v… Đằng sau những dấu ấn văn hóa ấy là quá trình nỗ lực sáng tạo bằng cả tâm và trí của bao lớp người đi trước. Theo dòng chảy giao lưu và hội nhập văn hóa, cộng đồng người Hoa địa phương đã dung hòa hết thảy vào xã hội địa phương đương đại, đóng góp những giá trị quý báu của mình để làm nên một Hội An độc đáo trên dải đất miền Trung. Trong bức tranh giao lưu và hội nhập văn hóa ấy, người Minh Hương (thế hệ con cháu của những cuộc hôn nhân Việt – Hoa tại hội An) đã giữ vai trò tiên phong, làm cầu nối và là chất xúc tác cho quá trình đại hội nhập. Tất cả hòa quyện trên một cấu trúc thiêng – phàm, nong – sâu, khép kín – khai mở để tạo tác nên sắc thái người Hoa, người Minh Hương trong bức tranh văn hóa Hội An đầy quyến rũ.

Luận Về Các Phái Của Người Trung Hoa Và Đàng Ngoài

Luận Về Các Phái Của Người Trung Hoa Và Đàng Ngoài của nhà truyền giáo người Italy Adriano di St. Thecla được viết ở Đàng ngoài (Bắc Việt nam) vào năm 1750, người đã trải qua gần 30 năm sống ở miền Bắc Việt Nam vào thế kỷ 18. Đây là một tư liệu xa xưa và độc đáo. Cuốn sách này đề cập đến tình trạng tôn giáo ở Đàng ngoài và một phần ở Trung Hoa, qua cái nhìn của một nhà truyền giáo Dòng Augustine chân đất.

Olga Dror (người dịch tác phẩm sang tiếng Anh) đã phát hiện tư liệu này trong Thư khố Hội Truyền giáo Hải ngoại ở Paris khi đang tìm tài liệu về tín ngưỡng Chúa Liễu Hạnh, một đề tài luận án mà Bà đang thực hiện. Trong cuốn sách này, tư liệu mà Bà đã tìm được làm thay đổi toàn bộ tiến trình thực hiện luận án của mình. Cuốn sách thu hút Bà đến nỗi không thể không đọc tiếp toàn bộ nó và xác quyết rằng tác phẩm này cần phải được phổ biến rộng rãi tới giới chuyên gia quan tâm đến Việt nam, Trung Hoa, và hoạt động truyền giáo. Vì vậy mà Bà đã ngừng luận án về Liễu Hạnh của mình để tập trung vào tư liệu này nhằm đưa nó ra ánh sáng sau khoảng 250 năm bị lãng quên.

Thế kỷ 18 là một thế kỷ định mệnh đặc biệt đối với đời sống chính trị và các dân tộc về đức tin, tín ngưỡng và cách mạng. Vào khoảng giữa thế kỷ này, khá nhiều nhà truyền giáo châu Âu đã rải khắp một vòng cung rộng lớn trên những địa bàn cư trú lâu đời từ Trung Hoa, Philippines, Nhật Bản, đến Việt Nam; và đã tạo ra được một diễn trình giao thoa văn hóa trong từ vựng của các dân tộc ở châu Âu và châu Á; tạo ra một loạt các văn bản, bản dịch, chú giải, bản đồ, sách biên niên, tư liệu tiền dân tộc học, được ấn hành tại chỗ ở châu Á và số khác được lưu hành rộng rãi ở châu Âu.

Mặc dù trong tác phẩm này đưa ra rất nhiều dẫn chứng đề cập đến Trung Hoa, nhưng trong thực tế ông lại trình bày rất nhiều đặc trưng của Việt Nam. Vì việc “Trung Hoa hóa” nền văn hóa Việt Nam của ông không phải là điều bất thường và điều này không có nghĩa ông chỉ đơn giản xem Việt Nam như là một phần của Trung Hoa, một quan điểm chi phối nhiều công trình nghiên cứu ở thế kỷ 19 – và các học giả ở thế kỷ 20.

Tác phẩm là một mô tả về đức tin và thực hành tôn giáo mang tính hệ thống đầu tiên được biết đến ở Đàng ngoài, hay thực ra là ở Việt Nam nói chung. Nó cung cấp một cuộc khảo sát mang tính cảnh báo thông qua cách nhìn và tư duy của một người châu Âu có học ở thế kỷ 18 với cách tiếp cận khoáng đạt. Mặc dù ông cũng không thoát khỏi những định kiến và chịu ảnh hưởng bởi các khái niệm ăn sâu trong các tác phẩm của những vị tiền bối và những người cùng thời với ông, nhưng ông vẫn vượt xa những thái độ thông thường đương thời.

Pàpá Mình Kiếm Món Gì Ngon Ăn Đi (Tản Mạn Ẩm Thực Chợ Lớn)

Có câu “Ăn cơm Tàu” để chỉ sự hấp dẫn của ẩm thực Trung Hoa. “Pà Pá, mình kiếm món gì ngon ăn đi” là câu cửa miệng mỗi chiều tuổi thơ của một gia đình người Hoa sống ở Chợ Lớn trải qua ba thế hệ gần 100 năm. Nhà báo Phạm Công Luận tâm đắc: “Qua cuốn sách này, có thể thấy vẻ đẹp, sự hấp dẫn của nghệ thuật ẩm thực do người Hoa sống lâu đời ở Chợ Lớn còn được giữ gìn và phổ biến. Còn thấy được tình người, tình đời trong cuộc sống gắn bó với truyền thống nhưng cởi mở với cộng đồng của họ”.

“Pà Pá, mình kiếm món gì ngon ăn đi” không phải là sách dạy nấu ăn, dù cuốn sách là hơn 30 món thuộc loại “đặc sản” của người Hoa: Bánh bao, bánh tổ, bánh hẹ, cải chua ruột heo, chì mà phủ (chè mè đen), lạp vịt, sủi cảo, hột gà trà ….mà sau món ăn còn là tình, là nghĩa. Ông già Tiều 80 tuổi buổi sáng chỉ ăn cháo trắng nhưng đủ sức tát vào mặt để cảnh cáo ông thầy giáo vì ham vợ bé nên đánh vợ lớn đến gãy tay. Hoặc món bánh bá trạng là cách cư xử đẹp đẽ với nhau giữa hai người phụ nữ lấy chồng chung. Tâm tình của những người phụ nữ Chợ Lớn lo toan bữa cơm hàng ngày phục vụ chồng con.

Gợi ý

Chính Sách Của Các Vương Triều Việt Nam Đối Với Người Hoa

Các vương triều Việt Nam, trải từ Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần đến triều Nguyễn, trong từng thời kỳ lịch sử nhất định, với những mức độ quan tâm và động cơ cụ thể, vương triều nào cũng chú ý xây dựng chính sách đối với người Hoa. Những nội dung chính sách đối với người Hoa trong từng thời kỳ, có lúc chỉ là những lệ bất thành văn, có lúc được triều đình văn bản hóa thành các lệ định chuyển đề và hệ thống trong các bộ hội điển, trong các văn bản luật, cả trong các chỉ dụ, bằng sắc của vua hay chỉ là các khẩu dụ của hoàng đế được sử quan và nội các ghi chép. Có thể xem Lý Thái Tổ là vị vua đầu tiên của Việt Nam đã có ý thức về một chính sách đối với người Hoa, làm sao để chính sách đó phục vụ tốt nhiệm vụ quan trọng mà lịch sử đã giao cho vương triều Lý là công cuộc phục hung đất nước, đưa Đại Việt phát triển, tiến lên ngang hàng và bình đẳng với Trung Quốc…

Người Hoa Ở Sài Gòn Thành Phố Hồ Chí Minh

Cuốn sách tổng hợp 100 câu hỏi đáp về người Hoa ở Sài Gòn Gia Định. Qua đó, phác họa bức tranh phổ quát về đời sống kinh tế, văn hóa… của người Hoa giữa lòng Sài thành.

Người Hoa Việt Nam Và Đông Nam Á – Hình Ảnh Hôm Qua Và Vị Thế Hôm Nay

Cuốn sách gồm 5 chương, trình bày một cách khái quát các vấn đề liên quan đến tên gọi, khái niệm và quá trình hình thành các nhóm cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á; lịch sử, hiện trạng và xu hướng phát triển của các loại hình liên kết truyền thống của người Hoa; các quan hệ của người Hoa với cộng đồng cư dân bản địa; vai trò và vị trí kinh tế của người Hoa ở các nước Đông Nam Á; người Hoa với xu thế liên kết khu vực trong bối cảnh toàn cầ

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

5 quyển sách hay về chu kỳ kinh tế có sức ảnh hưởng to lớn 5 quyển sách hay về chu kỳ kinh tế trình bày chi tiết các chu kỳ kinh tế và tầm ảnh hưởng to lớn của mỗi chu kỳ lên…
Những quyển sách hay về OKR đầy đủ và cụ thể nhất Những quyển sách hay về OKR trình bày khái niệm về OKR, các bước triển khai, những điều cần lưu ý và cách vận dụng OKR trong thực tế.…
16 quyển sách tâm linh hay đào sâu vào những gì bên trong bạn 16 quyển sách tâm linh hay mang đến cho bạn đọc cảm giác thư thái và suy ngẫm về cuộc đời, mang đến sự nâng cao trí tuệ về…
Back to top button