Sách hay nhất của Alexandra David-Neel

Tác giả Alexandra David-Neel, một nhà thám hiểm người Pháp. Sách của Alexandra David-Neel được viết theo phong cách thơ mộng, sống động và tao nhã, và chúng nói về những bí ẩn của thế giới, sức mạnh của tình yêu và ý nghĩa của cuộc sống.

Sách hay nhất của Alexandra David-Neel

Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng

Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng

Hành trình 12 năm trong đất Phật huyền bí

Gần 100 năm kể từ ngày ra mắt, Mystyquet et Magiciens du Tibet, cuốn sách vang dội châu Âu của nữ tác giả người Pháp Alexandra David – Neel, mới có dịp đến tay bạn đọc Việt Nam với tên gọi Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng. Cuốn sách là một thiên phóng sự đáng kinh ngạc của tác giả trong hành trình xuyên qua vùng đất Tây Tạng để khám phá các huyền thuật của đạo sĩ nơi đây.

Với ý định tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 đang lánh nạn tại Ấn Độ (vì xung đột chính trị với triều đại Mãn Thanh), Alexandra David – Neel không ngờ các bí mật về huyền thuật Tây Tạng lẫn lời chỉ dẫn sâu xa của những vị đạo sư đã dẫn bà đi xa hơn dự định ban đầu của mình. Sau 12 năm rong ruổi khắp Tây Tạng, Alexandra đã để lại tập sách Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng như một công trình nghiên cứu quan trọng về vùng đất đầy bí ẩn này.

Trước khi cuốn sách của Alexandra ra đời, huyền thuật Tây Tạng hoặc chỉ được biết đến như những câu chuyện hư ảo về phù phép, bùa chú hoặc bị những nhà nghiên cứu Phật học chính thống ở phương Tây xem là mê tín dị đoan. Tác giả Alexandra David – Neel chính là người phụ nữ ngoại quốc đầu tiên với kiến thức Phật học của mình đã đặt chân đến Tây Tạng để tận mắt chứng kiến và ghi chép những hiện tượng kì bí.

“Người ta không thể giải thích vì sao Tây Tạng lại có sức hấp dẫn kỳ lạ như vậy nếu họ không đặt chân đến đây, nếu họ không trầm mình vào bầu không khí trang nghiêm tĩnh lặng, nếu họ không biết lắng nghe những âm thanh mơ hồ trong gió, hay nhìn thấy những hình ảnh kỳ lạ chập chờn trong sương mù, hư hư thực thực.” – Lời Alexandra trong tập sách.

Nữ tác giả Alexandra David – Neel đã nỗ lực lý giải những hiện tượng siêu nhiên của huyền thuật Tây Tạng dưới con mắt quan sát nhạy bén và kiến thức thu nhặt được trong hành trình của mình. Xuyên suốt tập sách, tác giả đã kể lại những câu chuyện về bí thuật của các đạo sĩ Tây Tạng, phương pháp tu tập – thiền định của họ và cả những truyền thuyết bà được nghe kể dọc chặng đường.

Dù trước khi lên đường chu du Tây Tạng, Alexandra là một học giả nổi tiếng về Phật giáo nhưng dường như mỗi một câu chuyện về các đạo sĩ hay truyền thống tu tập của họ đều trở nên lạ lẫm đối với bà. Rõ ràng, Tây Tạng, một vùng đất huyền diệu, đã khiến Alexandra không thể lý giải những gì xảy ra theo logic, ngôn ngữ của một người nghiên cứu hay ít nhất là của một người phương Tây.

Với lối trần thuật đậm chất phóng sự du ký, những trang sách của Alexandra không chỉ mở ra cho các độc giả phương Tây đầu thế kỉ 20 cái nhìn rõ nét hơn về Tây Tạng mà còn giúp các nhà nghiên cứu có thêm tư liệu để khảo cứu về năng lực con người. Mặc cho đã trải qua 100 năm kể từ lần đầu xuất bản, cuốn sách vẫn đem đến người đọc sự bất ngờ về Tây Tạng, bởi cho đến tận ngày nay, khi thế giới trở nên rộng mở hơn bao giờ hết thì những câu chuyện huyền bí ấy vẫn cứ mờ ảo như dãy núi Hi Mã Lạp Sơn quanh năm tuyết phủ.

Có thể xem Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng có giá trị tựa cuốn du kí phương Đông danh tiếng của nhà phiêu lưu Marco Polo. Bên cạnh hành trình về huyền thuật Tây Tạng, cuốn sách của Alexandra David – Neel còn là những ghi chép thú vị liên quan đến các sự kiện lịch sử ở nơi này như việc mô tả chuỗi ngày lánh nạn ở Ấn Độ của Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 hay những cải cách tôn giáo đột phá của vua Sidkeong Namgyal xứ Sikkim.

Những nhân vật gắn liền với cuộc hành trình của Alexandra có người ẩn danh, vô danh nhưng cũng có người quyết định vận mệnh của cả một đất nước rộng lớn. Cũng chính vì vậy, Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng đã tạo nên một cảm hứng mạnh mẽ ở người xem về vùng đất Tây Tạng với bao thăng trầm chứ không đơn thuần chỉ là những truyền thuyết hư ảo được phủ một lớp mầu nhiệm lấp lánh nào đó.

Hành Trình Tới Lhasa

Hành Trình Tới Lhasa

Một hành trình phiêu lưu, táo bạo nhưng đầy ý nghĩa và cũng thật tuyệt vời của Alexandra David-Neel – người phụ nữ da trắng đầu tiên đặt chân đến thánh địa Lhasa – năm 1923 – thành lũy thiêng liêng nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng.

Với những quan sát và nhận xét tinh tế, thông minh lẫn những cảm nhận không gian phương Đông huyền bí, hấp dẫn, tác giả đã khắc họa hình ảnh sinh động của một đất nước luôn ẩn hiện dưới màn sương mờ ảo của thế giới tâm linh.

… Như một cuốn phim tư liệu đầy màu sắc, cuốn hút người đọc dõi theo suốt cuộc hành trình để có dịp sống trọn với những cảm giác mới lạ, kỳ thú.

Với trang bị là những khẩu súng trường và kính lục phân hiện đại, các nhà truyền giáo, cùng với quyển Thánh kinh (vốn hoàn toàn xa lạ đối với người Tây Tạng) trên tay, quyết chí trở thành những vị khách không mời mà đến, diễn cảnh chơi trò trốn tìm với các lực lượng biên phòng, trong một nỗ lực nhằm đến được Lhasa. Annie Taylor, Littledale và Susie Rijnhart chỉ là ba tay đua trong cuộc chạy đua bán chính thức này.

Vào năm 1904, cuộc chạy đua kết thúc, và người thắng cuộc thật sự chính là Sir Francis Younghusband, người đã băng ngang Tây Tạng để đến Lhasa cùng với một toán quân, bởi Ngài Cruzon tin rằng người Nga đã có mặt ở đó và đang giở trò ma mãnh gì đó (đối với đế quốc Anh). Hóa ra ông ta sai, những đổ vỡ thì cũng đã xảy ra rồi. Đồng bằng Guru cũng đã nhuốm màu của người dân Tây Tạng.

Do đó, vào lúc bà Alexandra David-Neel thực hiện chuyến hành trình đến Lhasa, khi ấy ít nhất cũng đã có hàng tá sĩ quan quân đội Anh, cùng với rất nhiều phóng viên có mặt ở đấy rồi. Họ đã chụp ảnh đủ mọi điều mà họ thấy được, và một số người – kể cả Younghusband nữa – còn viết sách về thành phố này. Vào năm 1920, bang giao giữa Anh và Tây Ban Nha đã trở nên khá thân thiết, đến độ Sir Charles Bell, viên chỉ huy trưởng biên phòng Ấn – Anh, còn được mời đến Lhasa làm khách danh dự của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Nhưng không có điều nào trong số đó có thể che mờ được thành tích của bà Alexandra David-Neel. Trường hợp của Sir Charles Bell, người về sau đã trở thành bạn thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc ngài sống lưu vong tại Ấn Độ, là một ngoại lệ hiếm hoi. Đối với bất kỳ ai khác cũng vậy, lúc ấy, Lhasa vẫn còn là một thành phố cấm địa. Những vị khách không mời mà đến vẫn mãi mãi không được chào đón, và nếu Alexandra mà không giỏi giả trang, hành trình bí mật của bà chắc chắn sẽ thất bại như những người đi trước…

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

Sách hay nhất của Steve Harvey Tác giả Steve Harvey, một diễn giả nổi tiếng. Sách của Steve Harvey tập trung vào việc hoàn thiện bản thân, phát triển cá nhân và động lực, với…
Sách hay nhất của Ransom Riggs Tác giả Ransom Riggs, một nhà văn thiếu nhi. Sách của Ransom Riggs tập trung vào chủ nghĩa nhân văn, tâm linh, công lý và các chủ đề khác…
Sách hay nhất của Aristotle Tác giả Aristotle, một triết gia nổi tiếng. Sách của Aristotle nói về nghệ thuật sống, đạo đức, chính trị và triết học. Sách hay nhất của Author Chính…
Back to top button