9 quyển sách triết học Trung Quốc hay ẩn chứa nhiều giá trị sâu sắc

9 quyển sách triết học Trung Quốc hay khái quát thành công tính độc đáo, đặc sắc và phong thái rất riêng của triết học Trung Quốc.

Lược Sử Triết Học Trung Quốc

Tác giả đã trích dẫn rất nhiều đoạn cổ văn từ các nguồn thư tịch gốc. Việc này khiến tác phẩm của Phùng Hữu Lan không những là một sách tham khảo quý báu về các văn bản gốc của triết học Trung Quốc, mà còn tạo sự thuận lợi bởi vì nó để cho các văn bản cổ xưa tự lên tiếng. Đó là một điều rất quan trọng trong một lĩnh vực như triết học Trung Quốc, khi một văn bản thường có nhiều lời bình chú.

Các nhà nghiên cứu lịch sử triết học Tây phương thường phân chia lịch sử triết học Tây phương làm ba thời kỳ: Thượng cổ, trung cổ, và cận đại. Điều ấy chẳng phải là một sự phân biệt tuỳ ý, bởi vì trong lịch sử triết học Tây phương mỗi thời kỳ quả thực đều có tinh thần đặc biệt và diện mục đặc thù của nó.

Tương tự, lịch sử triết học Trung Quốc nếu chỉ chú ý về phương diện thời kỳ, thì cũng có thể phân chia làm ba thời kỳ: Thượng cổ, trung cổ, và cận đại. Mỗi thời kỳ đều có một nền triết học riêng, nên cũng có thể lấy “thượng cổ, trung cổ, và cận đại” để đặt tên cho chúng. Những danh xưng này cũng được dùng trong quyển sách này. Nhưng từ một phương diện khác mà nói, Trung Quốc quả thực chỉ có triết học thượng cổ và triết học trung cổ, chứ không có triết học cận đại.

Tinh Thần Triết Học Trung Quốc

Tinh Thần Triết Học Trung Quốc (Tân Nguyên Đạo) luận về tinh thần của triết học Trung Quốc, trình bày sự tiến triển của các dòng chủ lưu của triết học Trung Quốc, phê bình những mặt được mất, và nhấn mạnh địa vị của tâm lý học trong lịch sử triết học Trung Quốc.

Trong Tân Nguyên Đạo tác giả thường nhắc đến một số khái niệm mà ông dùng trong quyển Tân Nguyên Nhân. Để đọc giả có thể theo dõi dễ dàng, sau đây là tóm tắt của Tân Nguyên Nhân:

Tân Nguyên Nhân là triết học về nhân sinh, luận về kiếp người và bốn cảnh giới của nó:

  • 1- Cảnh giới tự nhiên (con người sống theo bản tính hay tập quán tự nhiên)
  • 2- Cảnh giới công lợi (con người sống vì lợi ích cá nhân, vụ lợi riêng cho mình)
  • 3- Cảnh giới đạo đức (con người sống vì lợi ích của tha nhân, của cộng đồng)
  • 4- Cảnh giới thiên địa (con người hiểu được ý nghĩa của con người đối với vũ trụ, biết sống hợp nhất với vũ trụ)

Công dụng của triết học là giúp con người chuyển hóa từ hai cảnh giới trước sang hai cảnh giới sau, tức là nhằm sống đạo đức và hợp nhất với trời đất. Xin đọc thêm phần tóm tắt Tân Lý học của Phùng Hữu Lan trong bài phụ lục “Biển rộng trời cao ta vút bay”

Tư Tưởng Triết Học Trung Quốc

Một nhà nghiên cứu nói rằng: “Chỉ có thể hiểu nền triết học Trung Quốc một cách sâu sắc khi đạt nó trong mối quan hệ nghiên cứu so sánh với nền triết học phương Tây”.

Cuốn sách Tư Tưởng Triết Học Trung Quốc trên tay các bạn là sự thể hiện quan điểm đó. Và tác giả cuốn sách, Tiến sĩ Ôn Hải Minh đã thông diễn một cách ngắn gọn toàn bộ lịch sử tư tưởng của một nền triết học lâu đời và lớn trong lịch sử triết học nhân loại.

Cái hay trong cuốn sách này là chỉ với hơn 100 trang thôi mà tác giả đã khái quát lột tả thành công tính độc đáo, đặc sắc và phong thái rất riêng của triết học Trung Quốc.

Tôn Tử Binh Pháp

Tôn Tử nói: “Biết người biết mình, phần thắng sẵn dành; biết đất biết giời, phần thắng vẹn mười.”

Tôn Tử binh pháp là một trong những luận thuyết về chiến lược và chiến thuật thành công nhất trong mọi thời đại. Tôn Tử Binh Pháp do Tôn Tử viết vào thế kỉ 6 TCN, từ đó đã được vô số các nhà quân sự và chính trị nghiên cứu và tham khảo, trong đó có cả Napoleon, Montgomery và Mao Trạch Đông.

Được chia thành mười ba thiên, đề cập đến mọi khía cạnh của chiến tranh, luận thuyết của Tôn Tử đến nay vẫn còn giá trị sâu sắc không kém gì thời xưa. Chiến thuật linh hoạt, khả năng ứng biến nhanh trên chiến trường, cách vận dụng trí tuệ và thấu hiểu tình hình quân địch là những yếu tố cần thiết để dẫn đến thành công. Tôn Tử binh pháp sẽ có ích cho bạn trong mọi cuộc cạnh tranh, dù là ở lĩnh vực kinh doanh, thể thao hay chính trị.

Tôn Tử binh pháp bao gồm các thiên:

  • Kế sách
  • Tác chiến
  • Mưu công
  • Quân hình
  • Binh thế
  • Hư thực
  • Quân tranh
  • Cửu biến
  • Hành quân
  • Địa hình
  • Cửu địa
  • Hỏa công
  • Dụng gián

Đạo Đức Kinh

Lão Tử là người huyện Khổ, nước Sở, sống trong thời Xuân Thu Chiến Quốc. Tương truyền ông là người viết bộ sách Đạo Đức Kinh, chủ yếu bàn về Đạo học và cách sống để hòa hợp với Đạo.

Ở Việt Nam, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã dịch và bình chú về cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Nhờ những cách hiểu và khám phá mới mẻ của mỗi nhà nghiên cứu mà nội dung quyển Đạo Đức Kinh ngày càng trở nên phong phú và nhiều màu sắc. 

Trang Tử – Nam Hoa Kinh

Cuốn sách nghiên cứu về triết học của Trang Tử, trình bày học thuyết và nêu những điểm chủ chốt cấu thành nên triết học Trang Tử.

Gợi ý

Hiếu Kinh

Học thuyết Khổng giáo luôn thiên về thực tiễn và lấy đạo NHÂN làm chủ yếu. Mà Nhân là lòng thương yêu bao la rộng lớn, bao trùm lên cả vạn vật. Người có đạo nhân là người có tình cảm và thành thực, nhưng tình thương ấy bắt nguồn từ bản thân đến gia đình, vì “ theo lẽ thường, thì cha mẹ, anh em, chị em là người thân thiết nhất., tất ta phải kính yêu, rồi đối với người ngoài mới có long trung thứ, từ ái được. Nếu ở với cha mẹ mà không kính thuận, chứng tỏ tình cảm của ta quá ư bạc bẽo.

Hiếu kinh được đặt thành kinh, đủ thấy tính chất của hiếu vô cùng trọng đại, hiếu không còn hạn hẹp trong vẫn đề “ tận tâm phụng dưỡng phụ mẫu”…..

Hàn Phi Tử

Hàn Phi sống cuối đời Chiến Quốc, trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa. Ông thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn (được gọi là “công tử”), thích cái học “hình danh”. Hàn Phi có tật nói ngọng, không thể biện luận nhưng giỏi viết sách.

Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi là thuyết Pháp trị. Không phải ông là người đầu tiên nêu lên học thuyết này mà trước đó Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại đã khởi xướng học thuyết này. Tư tưởng của Hàn Phi Tử khác với tư tưởng của Nho giáo (vốn cho rằng để quản lý xã hội thì dùng Nhân trị và Đức trị), ông cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật: “Pháp luật không hùa theo người sang… Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu”.

Mạnh Tử

Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia… (thời kỳ bách gia tranh minh). Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ bản tính thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác. Ông cho rằng “kẻ lao tâm trị người còn người lao lực thì bị người trị”. Học thuyết của ông gói gọi trong các chữ “Nghĩa”, “Trí”, “Lễ”, “Tín”.

Mục lục

  • Thời đại
  • Đời sống: hoạt động chính trị
  • Dạy học và viết sách
  • Muốn thành một á thánh: nối nghiệp Khổng Tử
  • Tư tưởng chính trị
  • Tư tưởng kinh tế và xã hội
  • Tính thiện
  • Tồn tâm dưỡng tính luyện khí

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

9 cuốn sách hay về mệt mỏi, đọc khi mệt mỏi giúp cuộc sống của bạn dễ dàng, thoải mái hơn 9 cuốn sách hay đọc khi mệt mỏi để tháo gỡ tất cả những thắc mắc về mệt mỏi và biết cách khiến cuộc sống của bạn trở nên…
Những cuốn sách hay về gọi vốn chia sẻ những kinh nghiệm thực tế quý giá Những cuốn sách hay về gọi vốn giúp bạn hiểu được nguồn vốn, nhà đầu tư nào phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn, cách thức huy…
19 quyển sách khó đọc đem tới nhiều thử thách cho độc giả 19 quyển sách khó đọc mặc dù đặt ra cho độc giả không ít khó khăn khi lĩnh hội, nhưng giá trị tự thân và ảnh hưởng lớn lao…
Back to top button