15 cuốn sách khoa học xã hội hay cho độc giả những thông tin hữu ích

15 cuốn sách khoa học xã hội hay cho người đọc cái nhìn trực quan về sự vận động của xã hội, các phương diện con người của thế giới. Từ đó phân tích mối quen hệ giữa cá nhân và xã hội, các quá trình diễn tiến xã hội và các kiểu hành vi xã hội.

Hỏi Đáp Về Mọi Chuyện (Chủ Đề Khoa Học Xã Hội)

Là cuốn sách hỏi đáp kiến thức tổng quan, được trả lời bởi GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng, người được coi là “từ điển sống” của Việt Nam. Cuốn sách cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích về Khoa học xã hội. Được chia thành 4 chương chính là: Thế giới tự nhiên, Khoa học – Công nghệ, Vũ trụ – Trái đất và Chuyện lạ đó đây.

Với cuốn Khoa học tự nhiên trong bộ sách 3 tập Hỏi đáp về mọi chuyện(gồm có các cuốn về các chủ đề: Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Sức khỏe & Đời sống), Giáo sư Nguyễn Lân Dũng sẽ trả lời các câu hỏi trên trời dưới bể về Thế giới tự nhiên, Khoa học – Công nghệ, Vũ trụ – Trái đất và “bật mí” cho chúng ta rất nhiều chuyện lạ. Lá diêu bông là lá gì? Khủng long có ăn thịt người không? …

Súng, Vi Trùng Và Thép

“Bàn tay của diễn trình lịch sử từ 8.000 năm trước vẫn đang đè nặng lên chúng ta.”

Cuốn sách giải thích vì sao các nền văn minh Á – Âu (bao gồm cả Bắc Phi) lại tồn tại được, cũng như đã chinh phục các nền văn minh khác, cùng lúc ông bác bỏ các lý thuyết về sự thống trị của các nền văn minh Á –Âu dựa trên trí tuệ, đạo đức hay ưu thế di truyền. Jared Diamond lập luận rằng, sự khác biệt về quyền lực và công nghệ giữa các xã hội loài người có nguồn gốc từ sự khác biệt về môi trường, trong đó sự khác biệt này được khuếch đại không ngường. Qua đó, ông giải thích tại sao Tây Âu, chứ không phải các nền văn minh khác trong thế giới Á – Âu như Trung Quốc, lại trở thành các thế lực thống trị

Thế giới ba không

“Chúng ta đủ may mắn khi được sinh ra trong một thời đại của các cơ hội lớn – thời đại của công nghệ kỳ diệu, của cải to lớn và năng lực vô hạn của con người. Giờ đây giải pháp cho nhiều vấn đề căng thẳng của thế giới – bao gồm các vấn đề như đói, nghèo và bệnh tật đã huỷ hoại loài người trước cả bình minh của lịch sử – đang ở trong tầm tay. Hầu hết các giải pháp này có thể được gia tốc bằng việc xây dựng một trật tự kinh tế mới có tính đến công cụ mạnh mẽ là doanh nghiệp xã hội.

Trong một thế giới dường như đang sinh ra ngày càng nhiều những tin tức phiền muộn, chúng ta có thể tạo ra một nguồn hy vọng mạnh mẽ, chứng minh rằng tinh thần bất khuất của con người không bao giờ cúi đầu trước chán chường và thất vọng. Mục đích của cuộc sống của con người trên hành tinh này không chỉ là sống sót mà là sống với sự tao nhã, cái đẹp và hạnh phúc. Chính chúng ta phải làm cho điều đó thành hiện thực. Chúng ta cần tạo nên một nền văn minh mới không dựa vào lòng tham mà dựa vào một tập hợp đầy đủ các giá trị nhân bản. Hãy bắt đầu từ hôm nay.” – Muhammad Yunus

Homo Deus: Lược Sử Tương Lai

Homo sapiens có phải là một dạng sống siêu đẳng, hay chỉ là một tay đầu gấu địa phương? Làm thế nào con người lại tin rằng họ không chỉ đã kiểm soát thế giới, mà còn mang lại ý nghĩa cho nó? Công nghệ sinh học và trí thông minh nhân tạo đe doạ loài người ra sao? Sinh vật nào có thể kế thừa loài người, và tôn giáo mới nào sẽ được sản sinh?

Với giọng kể cuốn hút và mới lạ, Harari sẽ dần gợi mở và trả lời những câu hỏi trê, nhờ phân tích chi tiết những luận điểm gây nhiều tranh cãi: chủ nghĩa nhân đạo là một dạng tôn giáo, thứ tôn giáo tôn thờ con người thay vì thần thánh; sinh vật là thuật toán… ông vẽ ra một viễn cảnh tương lai khi Sapiens thất thế và Dữ liệu giáo trở thành một hình mẫu. HOMO DEUS còn bàn sâu hơn về các năng lực mà con người đã tự trang bị để sinh tồn và tiến hoá thành một giống loài ngự trị trên trái đất, để rồi chính trong tiến trình hoàn thiện và nâng cấp các năng lực ấy chúng ta sẽ bị truất quyền kiểm soát bởi một sinh vật mới, mang tên Homo Deus.

Mùa Xuân Vắng Lặng – Silent Spring

Nhà tự nhiên học nổi tiếng Sir David Attenborough cho rằng nếu phải tìm một tác phẩm để so sánh với Mùa Xuân Vắng Lặng về sức ảnh hưởng của nó lên thế giới khoa học kỹ thuật này, thì đó chỉ có thể là Nguồn gốc các loài (The Origin of Species) của Charles Darwin.

Được đăng thành nhiều kỳ trên tờ New Yorker trước khi xuất bản thành sách vào tháng Chín năm 1962 đến nay, Mùa Xuân Vắng Lặng đã bán được hơn hai triệu bản.

Rachel Carson đã chỉ ra những thiệt hại nghiêm trọng về môi trường sống do thuốc trừ sâu tổng hợp DDT gây ra, và bày tỏ sự quan ngại to lớn khi chính phủ Mỹ cho phép việc sử dụng tràn lan những hóa chất độc hại trước khi hiểu rõ hệ quả lâu dài của chúng đối với môi trường và sự sống.

Dẫn Luận Về Xã Hội Học

Thuật ngữ “xã hội học” (sociology) bắt nguồn từ gốc chữ Latin: Societas (xã hội) và chữ Hy lạp: Lógos (ngôn từ, học thuyết). Khái niệm này được đưa vào hệ thống tri thức khoa học lần đầu tiên ở thế kỷ XIX với định nghĩa của Auguste Comte: “Xã hội học là khoa học về các quy luật của tổ chức xã hội”.

Emile Durkheim, một trong các bậc tiền bối của xã hội học đã phát biểu rằng: “Cuối cùng thì nhà xã hội học phải chẩn đoán xem xã hội ở trong tình trạng khỏe mạnh hay bệnh tật và sau đó phải kê đơn những loại thuốc cần cho sức khỏe của xã hội”.

Karl Marx không coi mình là nhà xã hội học, nhưng những tư tưởng trong di sản đồ sộ của ông đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của xã hội học. Dường như tất cả các nhà xã hội học hiện đại khi giải thích xã hội đều tiếp cận bằng lý thuyết mâu thuẫn và xung đột của Marx, “đều vay mượn của Marx các lý giải về giai cấp, ngay cho dù nhà xã hội học đó kết thúc bằng cách bài bác Marx”.

Sách Dẫn luận về xã hội học của Steve Bruce là một dẫn nhập cô đọng về bộ môn khoa học mới mẻ nhưng những tầm nhìn của nó được đón nhận rộng rãi ở khắp mọi lĩnh vực.

Tại sao cuộc sống của hai dân tộc ở hai phần thế giới lại trở nên quá khác nhau, và vẫn tiếp tục khác nhau đến thế? Tại sao một số cuộc sống – và một số tương lai – vô cùng giàu có, số khác lại túng quẫn?

Thiên Nga Đen

Trước khi khám phá ra thiên nga đen tồn tại trên đời (ở Úc), người ta vẫn tin rằng tất cả chim thiên nga trên đời đều có màu trắng. Phát hiện bất ngờ này đã thay đổi toàn bộ thế giới quan của nhân loại (về thiên nga).

Chúng ta không biết rất nhiều thứ nhưng lại hành động như thể mình có khả năng dự đoán được mọi điều. Và trong cuốn sách này, tác giả Nassim Nicholas Taleb đã đi sâu vào khai thác những sai lầm của tư tưởng cố hữu ấy.

Theo ông, “thiên nga đen” là một biến cố tưởng chừng như không thể xảy ra với ba đặc điểm chính: không thể dự đoán, có tác động nặng nề và sau khi nó xảy ra, người ta lại dựng lên một lời giải thích để khiến nó trở nên ít ngẫu nhiên hơn, dễ dự đoán hơn so với bản chất thật của nó. Thành công đáng kinh ngạc của Facebook có thể được coi là một “thiên nga đen”, việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu u cũng là một “thiên nga đen”. Thiên nga đen luôn ẩn hiện trong mọi mặt của cuộc sống với những tác động khó lường, theo cả hướng tiêu cực và tích cực.

Gợi ý

Kinh Tế Học – Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn

Điều gì xảy ra trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế? Tiền tệ vận hành ra sao? Vì sao chúng ta phải đóng thuế? Kinh tế học ảnh hưởng đến từng khía cạnh của đời sống của chúng ta, từ việc đi làm đến cách tiêu tiền và các ý tưởng kinh tế lớn vẫn đang tiếp tục định hình thế giới ngày nay.

Kinh Tế Học – Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn được viết với văn phong đơn giản kèm theo các biểu đồ giải thích ngắn gọn, dễ hiểu các lí thuyết quan trọng. Ngoài ra còn có các câu trích dẫn kinh điển dễ nhớ và các hình minh họa dí dỏm, mang lại niềm hứng thú khi tìm hiểu về kinh tế học.

Địa Chính Trị Của Loài Muỗi – Khái Lược Về Toàn Cầu Hóa

Từ 250 triệu năm trước, muỗi đã có mặt trên Trái đất, vậy nhưng chúng chẳng nán lại lâu la gì: vòng đời trung bình của một con muỗi là 30 ngày. Rất đông đúc (3564 loài), có mặt trên khắp các châu lục, chúng giết người vô tội vạ (750 000 người mỗi năm)! Khi chúng vo ve bên tai ta thì không phải chỉ là để quấy rầy giấc khuya của ta, mà còn là để kể cho chúng ta một câu chuyện : câu chuyện về những đường biên giới bị xóa nhòa, về những đột biến không ngừng, về những cuộc chiến đấu để sinh tồn. Và đặc biệt là câu chuyện tay ba giữa muỗi, ký sinh trùng và con mồi (chính là chúng ta).

Câu chuyện của loài muỗi trong bối cảnh toàn cầu hóa được Erik Orsenna kể lại một cách hài hước và vô cùng chi tiết khiến độc giả vừa sợ hãi trước những căn bệnh do loài vật bé nhỏ này lây truyền, vừa thán phục trước khả năng thích ứng thông minh tuyệt vời của chúng để sinh tồn.

Chính Trị – Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn

Có đúng chăng khi chúng ta lật đổ một nhà cai trị bất công? Liệu nền dân chủ có thực sự là hình thức chính quyền tốt nhất? Và chiến tranh có thể được biện minh hay không? Xuyên suốt chiều dài lịch sử, loài người đã tự hỏi mình những điều này cùng những câu hỏi lớn lao khác về cách thức tốt nhất để chúng ta cai trị chính mình và các tư tưởng gia vĩ đại đã đưa ra những lời giải đáp mà cho đến nay vẫn đang tiếp tục định hình thế giới.

Với văn phong dễ hiểu và sáng sủa, Chính trị – Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn là tập hợp những bài viết ngắn gọn hàm súc giải thích rõ những điều khó hiểu, những sơ đồ từng bước giúp làm sáng tỏ những lí thuyết rối rắm và những hình ảnh minh họa dí dỏm giúp chúng ta ý thức rõ hơn về vai trò của mình trong cách thức tổ chức xã hội.

Mọi người đều nói dối – Dữ liệu lớn, Dữ liệu mới và những điều Internet tiết lộ về chính chúng ta

Mọi người đều nói dối.

Người ta nói dối số li đã uống trước khi về nhà. Họ nói dối số lần đi tập gym một tuần, về giá đôi giày mới mua, và cả về chuyện có đọc quyển sách mà họ đã nói hay không. Họ gọi điện báo nghỉ bệnh khi vẫn khỏe như vâm. Họ nói sẽ liên lạc nhưng rồi bặt vô âm tín. Họ nói rằng chuyện không liên quan đến bạn mặc dù có liên quan. Họ nói họ yêu bạn dù rằng họ không hề yêu. Họ nói họ vui dù rằng đang buồn chán. Họ nói họ thích phụ nữ dù thực tế họ thích đàn ông.

Người ta nói dối với bạn bè. Họ nói dối với ông chủ. Họ nói dối với trẻ con. Họ nói dối với cha mẹ. Họ nói dối với bác sĩ. Họ nói dối với chồng. Họ nói dối với vợ. Họ nói dối với chính mình.

EVERYBODY LIES là quyển sách ngay từ khi ra mắt đã tạo nên cú chấn động trong cộng đồng yêu thích những sự thật tréo nghoeo nói chung và ham mê tìm tòi phân tích dữ liệu nói riêng. Tận dụng lợi thế cực mạnh của Dữ Liệu Lớn cùng những phương pháp khai thác dữ liệu vô cùng độc đáo và thông minh, tác giả Seth Stephens-Davidowitz đã làm lộ diện điều mà mỗi người thực sự suy nghĩ tận sâu bên trong tâm hồn.

Điểm Bùng Phát

Điểm Bùng Phát là một khoảnh khắc kỳ ảo, khi một ý tưởng, một xu thế, hay một hành vi xã hội vượt qua ngưỡng nhất định – bùng phát và lan ra như ngọn lửa hoang dã. Giống như chỉ một người bị ốm cũng có thể làm khởi phát cả dịch cúm, một mục tiêu nhỏ bé nhưng chính xác hoàn toàn có thể trở thành nguyên nhân thúc đẩy một xu hướng thời trang, nhân rộng việc tiêu thụ của sản phẩm, hay làm hạ tỷ lệ phạm tội, v.v.

Trong cuốn sách kinh doanh được độc giả chào đón nồng nhiệt này, Malcolm Gladwell đã khám phá và khai mở cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc về hiện tượng “điểm bùng phát”, nó sẽ làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của tất cả mọi người trên khắp thế giới về việc tiêu thụ các sản phẩm và phổ biến các ý tưởng.

Dẫn Luận Về Ngôn Ngữ Học

Ngôn ngữ học rơi vào khoảng trống giữa nghệ thuật và khoa học, và chính ở đường biên ấy, những khám phá thú vị nhất và những vấn đề quan trọng nhất đã được tìm ra. Thay vì đi theo cách tổ chức thông thường của nhiều tác phẩm dẫn luận đương đại về chủ đề, tác giả cuốn sách Dẫn luận về ngôn ngữ học này bắt đầu với bàn luận về mục đích cổ xưa nhất, mục đích “nghệ thuật” của ngôn ngữ học, và đi tới theo trình tự thời gian cho đến những nghiên cứu mới nhất những khía cạnh “khoa học”.

Các chương theo từng chủ đề sẽ lần lượt xem xét những lĩnh vực như thời kỳ tiền sử của các ngôn ngữ, những nguồn gốc chung của chúng, ngôn ngữ và sự tiến hóa, ngôn ngữ theo thời gian và không gian (bản chất của sự thay đổi vốn có trong ngôn ngữ), ngữ pháp và từ điển (ngôn ngữ có tính hệ thống đến đâu?), và ngữ âm học. Phần trình bày những khám phá mới nhất về bộ não liên quan đến ngôn ngữ sẽ hoàn tất khảo luận về các khía cạnh chính yếu của ngôn ngữ học từ một góc nhìn mới mẻ và sâu sắc.

Sapiens: Lược Sử Loài Người

Sapiens, đưa chúng ta vào một chuyến đi kinh ngạc qua toàn bộ lịch sử loài người, từ những gốc rễ tiến hóa của nó đến thời đại của chủ nghĩa tư bản và kỹ thuật di truyền, để khám phá tại sao chúng ta đang trong những điều kiện sinh sống hiện tại.

Sapiens tập trung vào các quá trình quan trọng đã định hình loài người và thế giới quanh nó, chẳng hạn như sự ra đời của sản xuất nông nghiệp, việc tạo ra tiền, sự lan truyền của những tôn giáo, và sự nổi lên của những nhà nước quốc gia. Không giống như những quyển sách khác cùng loại, Sapiens đã có một lối tiếp cận liên ngành học, bắc cầu qua những khoảng cách giữa lịch sử, sinh học, triết học và kinh tế theo một lối trước đây chưa từng có. Hơn nữa, lấy cả quan điểm vĩ mô và vi mô, Sapiens không chỉ đề cập đến những gì đã xảy ra và tại sao, mà còn đi sâu vào việc những cá nhân trong lịch sử đó đã cảm nhận nó như thế nào.

Câu hỏi lớn và sâu sắc của Harari là: chúng ta thực sự muốn gì? Có cách nào để đạt được hạnh phúc cho con người chúng ta, hoặc thậm chí liệu chúng ta có biết được nó là gì hay không? Trong cốt lõi của nó, Sapiens biện luận rằng chúng ta không biết về bản thân chúng ta, huống chi biết được những nhu cầu của những loài sinh vật khác. Chúng ta đã quá thường xuyên bị những tưởng tượng hư cấu của chúng ta lừa dối. Lịch sử cũng là một hư cấu, nhưng một hư cấu đã được kiềm chế bởi thực tại và biện luận: một hình thức của huyền thoại – một hư cấu hữu ích – khiến nó có thể mang lại sự giác ngộ của sự tự biết chính mình.

Xã Hội Học Văn Hóa

Cuốn Xã hội học văn hóa này là kết quả của quá trình học hỏi, nghiên cứu và giảng dạy nhiều năm của các tác giả cho các lớp Cao học Xã hội học ở Cơ sở Đào tạo của Viện Xã hội học, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, các khoa Xã hội học của các trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, cũng như ở nhiều trường đại học khác.Tác giả biết rằng nghiên cứu về văn hóa, dù ở bất cứ góc độ nào, đều là việc làm khó khăn, bởi văn hóa là một khái niệm không chỉ có nội dung cực kỳ lớn, mà hình thức thể hiện của nó cũng vô cùng phức tạp, không dễ nắm bắt.

Tuy nhiên, qua cuốn sách này, tác giả cũng cố xác định các ranh giới để thấy rõ Xã hội học văn hóa không chỉ như một bộ môn chuyên ngành trong tương quan với các môn chuyên ngành khác của Xã hội học (như Xã hội học gia đình, Xã hội học dân số, Xã hội học nông thôn, Xã hội học đô thị…), mà nó còn có sự khu biệt với các ngành khoa học cơ bản khác cùng nghiên cứu văn hóa (như Nhân học, Dân tộc học, Văn hóa học, Triết học văn hóa…)

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

11 quyển sách hay về Trịnh Công Sơn sống mãi trong lòng người đọc 11 quyển sách hay về Trịnh Công Sơn mang đến những thông tin và nhiều điều hữu ích về cuộc đời và sự nghiệp của người nhạc sĩ tài…
7 cuốn sách hay về các nhà văn vô cùng đặc biệt và thú vị 7 cuốn sách hay về các nhà văn cung cấp thông tin thú vị và bật mí về cuộc đời của các đại văn hào, từ đó bạn sẽ…
9 cuốn sách hay về ẩm thực Việt Nam vô cùng đặc sắc và tinh tế 9 cuốn sách hay về ẩm thực Việt Nam giới thiệu đặc điểm văn hóa ẩm thực và những món đặc sản của từng địa phương, vùng miền Việt…
Back to top button