11 quyển sách hay về trẻ tự kỷ và chậm phát triển

11 cuốn sách hay về trẻ tự kỷ và chậm phát triển sẽ cho độc giả hiểu được nỗi niềm của những ông bố, bà mẹ đã vượt qua thời gian khủng khoảng khi đón nhận tin con họ mắc chứng tự kỷ. Họ đã phải làm gì, bằng cách nào, ruồng bỏ hay can đảm đối mặt, gục ngã hay đứng lên cùng con tìm một con đường tươi sáng hơn?

Nuôi Dạy Trẻ Có Rối Loạn Phổ Tự Kỷ Trong Môi Trường Gia Đình

Nuôi dạy trẻ có rối loạn phổ tự kỷ trong môi trường gia đình được tập thể các các tác giả Việt Nam biên soạn nhằm cung cấp cho bố mẹ, ông bà của trẻ tự kỷ những kiến thức cơ bản nhất, thực tế nhất, dễ áp dụng nhất để có thể hướng dẫn, giáo dục can thiệp trẻ tại nhà.

Xuất thân là giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân y khoa, chuyên gia tâm lý, chuyên viên trị liệu âm nhạc, chuyên viên trị liệu ngữ âm, thiền và yoga, chuyên viên giáo dục đặc biệt… các tác giả đã có một quá trình dày công nghiên cứu và thực hành trị liệu, can thiệp với trẻ có rối loạn phổ tự kỷ nên họ thực sự thấu hiểu những khó khăn mà những bậc cha mẹ hay người chăm sóc trẻ thường gặp phải, đồng thời họ cũng phần nào “đọc” được những đứa trẻ đặc biệt thật sự muốn gì, cần gì… Bởi vậy, đây chắc chắn sẽ là cuốn “cẩm nang” bổ ích cho nhiều gia đình nhất là các gia đình ở các vùng nông thôn ít có điều kiện tiếp xúc với internet, những vùng chưa có các trung tâm giáo dục chuyên biệt cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. Cuốn sách cũng là một tài liệu hữu ích cho các cán bộ mới bắt đầu bước vào lĩnh vực can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.

Thúc Đẩy Giao Tiếp – 300 Trò Chơi Và Các Hoạt Động Cho Trẻ Tự Kỷ

Thúc đẩy giao tiếp là một công cụ hoàn hảo để hỗ trợ cha mẹ, người chăm sóc và các chuyên gia trong việc thúc đẩy và phát triển các kỹ năng giao tiếp của trẻ em có rối loạn ở tất cả phổ tự kỷ.

Đây là một cuốn sách chứa đựng đầy các ý tưởng thực tế và thú vị cùng với các hướng dẫn thực hiện tạo động lực cho trẻ em tự kỷ và trẻ em có các khó khăn trong giao tiếp. Cách thức trình bày rõ ràng, thân thiện tạo điều kiện cho người đọc tiếp cận nhanh với 300 trò chơi và các hoạt động thực hành rất thú vị để phát triển các kỹ năng giao tiếp của con bạn

Can Thiệp Phổ Tự Kỷ Hằng Ngày – Kết Hợp Giáo Dục Trong Những Hoạt Động Hằng Ngày Cho Trẻ Và Gia Đình

Mục tiêu của cuốn sách này là cung cấp cho nhà trị liệu can thiệp sớm những chiến lược và phương tiện họ có thể dùng để huấn luyện phụ huynh và người chăm sóc nhằm khuyến khích sự phát triển những kỹ năng quan trọng và quản lý những hành vi khó, tập trung vào những kỹ năng thực tế và thách thức đối với trẻ tự kỷ. Những kỹ năng này cung cấp nền tảng cho việc học cách tương tác, giao tiếp, và tham gia vào các hoạt động ở nhà, ở trường, và ở nơi công cộng, thông qua những hoạt động hằng ngày của trẻ và gia đình.

Có rất nhiều sách viết về phổ tự kỷ, và có một số tập trung vào trẻ nhỏ tuổi. Cuốn sách này độc đáo ở chỗ nó kết hợp nghiên cứu, phương thức huấn luyện, những chiến lược dựa trên bằng chứng khoa học, và cách giải quyết vấn đề dựa trên những tổng kết mà các tác giả có được sau nhiều năm làm việc để giúp đỡ nhà trị liệu và sau cùng chủ yếu là phụ huynh và trẻ. Thêm vào đó, cuốn sách còn có những lời khuyên từ phía cha mẹ có con tự kỷ và từ người trưởng thành với phổ tự kỷ về những vấn đề quan trọng mà nhà trị liệu can thiệp sớm cần biết. Đây thực sự là tài liệu hữu ích giúp nhà trị liệu, gia đình, và những người chăm sóc và làm việc cùng trẻ tự kỷ hoặc trẻ với những thách thức về hành vi và/hoặc học tập nhận ra tầm quan trọng của phân tích hành vi cũng như cung cấp những chiến lược giáo dục đặc biệt để giúp trẻ tối đa hóa tiềm năng của mình.

Hướng Dẫn Cha Mẹ Thực Hành Trị Liệu Hoạt Động Cho Trẻ Tự Kỷ

Cuốn sách này sẽ không có các thuật ngữ hay những từ chuyên môn phức tạp, mỗi câu hỏi đều được giải đáp với những từ dễ hiểu và thông dụng. Nó sẽ cung cấp toàn diện những khó khăn thường gặp ở nhóm trẻ giáo dục đặc biệt. Cha mẹ của những trẻ bình thường cũng có thể tìm hiểu để xây dựng hành vi, cảm giác và xúc giác của con em mình.

Với chủ đề đa dạng, từ tiến trình xử lí cảm giác đến kĩ năng viết, kĩ năng đi vệ sinh… cuốn sách này thực sự là một cuốn cẩm nang bỏ túi dành cho các bậc phụ huynh. Mỗi phần đều là những câu hỏi mà tác giả – một nhà trị liệu nhi khoa – được hỏi nhiều nhất. Cuối mỗi câu hỏi là phần “Hoạt động thực tế” mà các bậc phụ huynh có thể làm cùng con để cùng đạt đích. Có rất nhiều hoạt động và cũng rất dễ áp dụng ở tại nhà.

Đối mặt với Tự kỷ – Cùng nhau vượt qua

Tự kỷ hiện là vấn đề đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng. Đây là một khuyết tật phát triển suốt đời của trẻ em, ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống cũng như cho việc hòa nhập xã hội của trẻ. Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ tháng 4/2018, cứ 43 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ mắc chứng tự kỷ. Mặc dù được giới y khoa, tâm lí, giáo dục quan tâm nghiên cứu, nhưng còn nhiều điểm cần nghiên cứu về nguyên nhân, nguyên lí và các phương pháp can thiệp mới.

Từ năm 1995, việc tập huấn cho kỹ thuật viên về phát hiện sớm và can thiệp Âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ đã được thực hiện ở Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai. Ngày nay với những hiểu biết và kinh nghiệm chuyên sâu về tự kỷ, chúng tôi đã đào tạo được một mạng lưới các chuyên viên Âm ngữ trị liệu trên toàn quốc. Nhờ đó cha mẹ trẻ có thể tiếp cận dịch vụ Âm ngữ trị liệu dễ dàng hơn. Dù thế nào, cha mẹ luôn đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và hòa nhập của trẻ, cùng với sự hỗ trợ của chuyên gia Âm ngữ trị liệu và giáo viên.

Cuốn sách này ra đời nhằm cung cấp thêm thông tin, phương pháp can thiệp… cho cha mẹ, giáo viên và chuyên viên Âm ngữ trị liệu. Phần I cuốn sách cung cấp thông tin, phần II là các kỹ thuật can thiệp đơn giản (cha mẹ, giáo viên… có thể tham khảo và làm theo) và phần III là hướng dẫn riêng cho các đối tượng liên quan.

Đánh Thức Ban Mai

Ngay từ khi tiếp xúc những con chữ đầu tiên trong Đánh Thức Ban Mai, độc giả sẽ dễ dàng cảm nhận tiếng rung của những giọt nước mắt trong từng câu chuyện. Đó có thể là giọt nước mắt của tột cùng đau khổ khi tiếp nhận con mình sẽ mang hội chứng tự kỷ suốt đời và nếu không can thiệp đúng hướng sẽ không có khả năng hòa nập cuộc sống bình thường. Đó có thể là giọt nước mắt bật ra từ niềm hạnh phúc khi đứa con tưởng chừng như câm lặng suốt đời kia cất tiếng gọi mẹ ơi và ánh mắt của con đã chịu dừng lại nơi ánh mắt cha mẹ đang trông đợi.

Theo chuyên trang của Liên Hiệp Quốc về tự kỷ: “Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời được phát hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo hay địa vị xã hội. Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội; khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ/phi ngôn ngữ và hành vi, sở thích mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại nhiều lần”. Đáng tiếc, trong cộng đồng người Việt, vẫn chưa có nhiều người hiểu được điều này. “Tôi không kì vọng làm một siêu phẩm để có thể thay đổi quan điểm, sự đánh giá chưa đúng về tự kỷ đang tồn tại trong cộng đồng. Tôi đi từng bước nhỏ và cẩn trọng đối với mảng đề tài chưa được quan tâm khai thác và nhiều e ngại chỉ với hy vọng thay đổi sự kì thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với người tự kỷ”, Việt Hà, chủ biên, chia sẻ về động lực thực hiện Đánh Thức Ban Mai như vậy.

Ba Ơi Mình Đi Đâu

“Ba ơi mình đi đâu?” đã mở ra một thế giới nơi bóng tối ngự trị: thế giới của tật nguyền, của nỗi đau, của day dứt, của thất vọng… Nhưng lối dẫn dắt của Jean-Louis Fournier, một bậc thầy trào phúng đen, lại khiến ta phải cười, phải khóc, phải suy ngẫm và khi gấp sách cũng chính là lúc ta thôi bi lụy. Bởi chính ông, người cha có tới “hai ngày tận thế”, bằng cuốn sách mỏng nhưng lay động tâm can này, đã thắp lên niềm vui sống căn bản, dù mong manh nhưng không bao giờ lụi tắt.

“Một cuốn sách nhỏ để đến với điều cốt tủy.” Tác giả của nó đã muốn như thế khi lần đầu tiên đối diện nỗi đau tật nguyền của các con trai bằng văn chương. Sự dung dị, cảm động và độc đáo tràn đầy ở đó đã khiến “Ba ơi, mình đi đâu?” trở thành một kiệt tác nhỏ, đoạt giải Fémina, là tâm điểm của mùa sách văn học Pháp 2008.

Thấu Hiểu Và Hỗ Trợ Trẻ Tự Kỷ

Cuốn sách gồm 5 phần chính: Phần 1: Tổng quan về bệnh tự kỷ; Phần 2: Chuẩn đoán và phân loại bệnh tự kỷ; Phần 3: Giải mã để thấu hiểu trẻ tự kỷ; Phần 4: Các quan niệm và kỹ thuật điều trị bệnh tự kỷ và Phần 5: Thực hành điều trị bệnh tự kỷ.

Trong đó, phần quan trọng và cũng là phần được mong đợi nhất chính là Phần 5 – Thực hành điều trị bệnh tự kỷ. Trong phần này, không chỉ có các kỹ thuật điều trị, kỹ thuật huấn luyện trẻ tự kỷ về khả năng chú ý, về ngôn ngữ, về động cơ phát triển… mà những người thực hiện cuốn sách còn đưa ra những thông tin và hướng dẫn về người điều trị trực tiếp cho trẻ là cha mẹ hay người chăm sóc, bác sĩ chuyên khoa tâm thần, nhà tư vấn tâm lý, các thầy cô giáo… Bởi vì việc có một thái độ đúng đắn với trẻ tự kỷ bao giờ cũng là điều vô cùng quan trọng.

Nuôi dạy trẻ là một công việc vô cùng khó khăn, nuôi dạy trẻ tự kỷ lại càng khó khăn gấp bội và cần rất nhiều tình yêu thương, sự kiên nhẫn dành cho trẻ. Hy vọng, với Thấu hiểu và hỗ trợ trẻ tự kỷ – được xem là cuốn cẩm nang đầu tiên dành cho các cha mẹ có con bị tự kỷ cũng như tất cả những ai quan tâm đến căn bệnh này, sẽ tìm thấy được những kiến thức bổ ích, để có thể điều trị kịp thời và góp phần nuôi dạy con em mình tốt hơn.

425 Bài Tập Ở Nhà Và Trường Mầm Non Cho Trẻ Tự Kỷ

“425 bài tập ở nhà và trường mầm non cho trẻ tự kỷ” đã lựa chọn các nội dung của cuốn “chương trình Giáo dục mầm non” (Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT) để xây dựng thành các hoạt động phù hợp hơn cho trẻ Tự Kỷ, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, nhận thức… giúp cha mẹ trẻ dễ dàng bám sát chương trình Giáo Dục mầm non để hỗ trợ trẻ theo kịp các bạn cùng độ tuổi; đồng thời giúp cho giáo viên mầm non dễ dàng hỗ trợ trẻ Tự kỷ học hòa nhập trong trường mầm non.

Tác phẩm bao gồm 425 bài tập để giáo viên và phụ huynh có thể dạy trẻ ở trường hoặc ở nhà. Với hơn 100 hình ảnh màu rất thiết thực và cụ thể nên có thể áp dụng dễ dàng.

10 Điều Trẻ Tự Kỷ Mong Muốn Bạn Biết

Cuốn “10 điều trẻ tự kỷ mong muốn bạn biết” đã tự xúc tiến cho sự ra đời của chính nó; chính xác thì tại sao nó lại gây được tiếng vang lớn như vậy? Vì cuốn sách này cất lên tiếng nói của một đứa trẻ, tiếng nói thường không được lắng nghe trong sự náo động ngày càng tăng về chứng tự kỷ. Những cuộc đối thoại liên tục, thường khá ồn ào đó có hiệu quả và đáng hoan nghênh. Nhưng còn điều gì mỉa mai hơn khi các đối tượng họ thảo luận về được biết đến là không có khả năng diễn đạt và biện hộ cho bản thân?

Vượt Qua Hội Chứng Tự Kỷ Với The Son – Rise Program

Khi còn là một cậu bé, Raun Kaufman được chẩn đoán bởi các chuyên gia rằng cậu mắc hội chứng tự kỷ nặng, với chỉ số IQ thấp dưới 30, và đây là một tình trạng sẽ theo cậu suốt đời, không có gì thay đổi. Nhiều năm sau đó, Raun tốt nghiệp với tấm bằng Đạo Đức Y Sinh của đại học Brown và trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tự kỷ, một nhà giáo dục với niềm đam mê và ăn nói lưu loát. Vậy chuyện gì đã xảy ra?

Một lời cảm ơn dành cho chương trình The Son-Rise Program , một phương pháp đột phá được tạo ra bởi chính phụ huynh của Raun, đã giúp ông hồi phục từ chính chứng tự kỷ của mình. ( Câu chuyện của Raun được thuật lại chi tiết trong quyển Son Rise: Tiếp

Nối Điều Kì Diệu một quyển sách bán chạy và nhận được giải thưởng của kênh truyền hình NBC dành cho bộ phim truyền hình Son Rise: Điều Kì Diệu Của Tình Yêu Thương). Trong Vượt Qua Hội Chứng Tự Kỷ, Raun trình bày những nguyên tắc mang tính đột phá đằng sau chương trình đã giúp cho ông và hàng ngàn các gia đình của những trẻ em đặc biệt trên thế giới. Tự kỷ, theo như Raun giải thích, là thường xuyên bị hiểu lầm như một dạng rối loạn hành vi, trong khi trên thực tế nó là một rối loạn về quan hệ xã hội. Raun giải thích được tự kỷ từ bên trong sẽ cảm thấy như thế nào và ông cho thấy lí do và cách thức mà chương The Son-Rise Program hoạt động.

Từng bước hướng dẫn rõ ràng cùng những chiến lược thực hành giúp cho người đọc có thể áp dụng ngay – trong một số trường hợp, phụ huynh có thể thấy được những thay đổi của con họ từng chút một mỗi ngày – Vượt Qua Hội Chứng Tự Kỷ cho phép những trẻ em đặc biệt này thách thức và vượt qua những tiên đoán ban đầu, mà cũng thường là rất hạn chế về khả năng của mình. Các bậc phụ huynh cũng như các giáo viên sẽ biết được cách làm thế nào giúp cho trẻ có được những mối quan hệ thực sự có ý nghĩa, mở rộng không giới hạn khả năng giao tiếp của trẻ và tham gia vào cuộc sống xã hội một cách thành công nhất.

Một hành trình quan trọng của niềm hy vọng, khoa học, và sự phát triển, Vượt Qua Hội Chứng Tự Kỷ cho thấy những ý tưởng mạnh mẽ và những vận dụng trong việc thực hành đã giúp thay đổi cuộc sống của hàng ngàn các gia đình trên toàn thế giới.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

5 cuốn sách hay về nhà ngoại cảm cuốn hút người đọc từ đầu đến cuối 5 cuốn sách hay về nhà ngoại cảm mở ra những ô cửa để chúng ta bước vào thế giới tâm linh vốn huyền bí với đời thường. Tiếng…
7 cuốn sách hay về đọc vị, đọc tâm thuật giúp ích trong giao tiếp và cuộc sống 7 cuốn sách hay về đọc vị, đọc tâm thuật giúp người đọc học cách phát hiện ra điều người khác nghĩ hay cảm nhận một cách dễ dàng…
5 quyển sách hay về trí tò mò đào sâu vào khả năng học hỏi và khám phá của con người 5 quyển sách hay về trí tò mò cho bạn thấy sự tò mò quý giá đến nhường nào và đưa ra những hướng dẫn thực tế để chúng…
Back to top button