7 cuốn sách hay về trang phục Việt Nam làm sáng rõ thêm những nét đẹp thuần Việt

7 cuốn sách hay về trang phục Việt Nam được viết ra bằng niềm yêu văn hóa dân gian nói chung, trang phục dân gian nói riêng, với ước vọng làm sáng rõ thêm những nét đẹp thuần Việt trong suốt chiều dai của lịch sử.

Nét Cũ Duyên Xưa

Từ khi con người đặt vào y phục những chức năng cao hơn chức năng bảo vệ thân thể người mặc thì y phục đã trở thành trang phục mang thêm chức năng trang trí, làm đẹp. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, trang phục còn mang thêm chức năng cao hơn nữa là truyền tải những ký hiệu văn hóa, những thông điệp phong phú về đời sống vật chất, tinh thần của mỗi cá nhân, cộng đồng xã hội, thậm chí về một dân tộc, một quốc gia.

Trang phục là hình thức bên ngoài nhưng cũng có thể là một lát cắt bộc lộ những sắc thái vi tế nhất trong đời sống tinh thần thời đại, trong chuyển biến tâm lý xã hội. Trang phục truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng tộc người trên thế giới là thành tố quan trọng tạo nên những giá trị văn hóa đặc thù và bền vững mà ta vẫn gọi là bản sắc văn hóa. Vậy, trang phục truyền thống mang bản sắc văn hóa của dân tộc Việt là gì?

Cuốn sách Nét cũ duyên xưa không có tham vọng đi tìm lời giải đáp toàn diện cho câu hỏi ấy nhưng lại muốn đào sâu vào bên trong những dữ kiện để cảm nhận và thấu hiểu tâm tư của các thế hệ cha ông ẩn chứa, gửi gắm trong những nếp khăn tà áo. Nước Việt Nam ta nằm ngay cận kề với nước Trung Hoa có nền văn minh rực rỡ, thế nên những ảnh hưởng văn hóa, phong tục qua lại giữa hai nước là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử mà ảnh hưởng văn hóa, phong tục Trung Hoa tới nước ta diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.

Ngoài xu hướng giao thoa tự nhiên như thường xảy ra giữa những khu vực văn hóa cận kề còn có sự học hỏi một cách có ý thức từ phía người Việt và cả sự cưỡng bức nhằm thực hiện ý đồ đồng hóa từ phương Bắc. Từ xưa, các triều đại phong kiến Việt Nam vẫn thường lấy điển chương Trung Hoa làm mẫu mực để chế định trang phục.

Trang Phục Cổ Truyền các Dân Tộc Việt Nam

Trang phục của các dân tộc ở Việt Nam, thể hiện những đặc trưng của trang phục cư dân vùng nhiệt đới nóng ẩm phương Nam. Quyển sách giới thiệu nét chung về trang phục qua các thời đại lịch sử. Trang phục cổ truyền của từng dân tộc ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam.

Ngàn Năm Áo Mũ

Ngàn năm áo mũ là một nghiên cứu công phu và đầy tham vọng của Trần Quang Đức: dựng lại bức tranh trang phục Việt Nam trong cung đình và ngoài dân gian trong khoảng một nghìn năm từ thời Lý đến thời Nguyễn (1009-1945).

Trang phục cung đình luôn được quy định nghiêm ngặt và có nhiều đổi thay qua các triều đại. Ngàn năm áo mũ lý giải nguyên do và phân tích mức độ mô phỏng trang phục Trung Hoa trong quy chế trang phục của các triều đại Việt Nam, mô tả chi tiết, tỉ mỉ nhiều dạng trang phục như bộ Tế phục Cổn Miện uy nghi của các vị hoàng đế, các bộ Triều phục, Thường phục Lương quan, Củng Thần, Ô Sa, Bổ phục trang trọng của bá quan, hay Lễ phục Vĩ Địch, Phượng quan lộng lẫy của hoàng hậu v.v..

Trong khi đó trang phục dân gian không biến động nhiều, phổ biến là kiểu áo giao lĩnh, tứ thân, hay lối ăn mặc cởi trần đóng khố của đàn ông và yếm, váy giản tiện của đàn bà tồn tại qua hàng trăm năm lịch sử. Sự kiện vua Minh Mạng cấm “quần không đáy” là một biến cố lớn lao, để rồi chiếc áo dài năm thân đi vào đời sống dân gian và bây giờ trở thành trang phục quan trọng bậc nhất của người Việt.

Có thể nói, Ngàn năm áo mũ bù đắp phần nào vào khoảng trống mênh mông của lịch sử trang phục Việt Nam nói riêng, lịch sử văn hóa Việt Nam nói chung. Cùng với những ý nghĩa chính trị, xã hội sâu rộng, đây thực sự là một nghiên cứu quan trọng và có giá trị lâu dài.

Đại Lễ Phục Việt Nam Thời Nguyễn (1802-1945)

Cuốn sách giới thiệu bộ tranh quý hiếm của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân vẽ thời vua Thành Thái cách đây đã 112 năm (vào năm 1902) bằng màu nước và bột màu ghi rõ chủ đề bằng tiếng Pháp bên ngoài: Grande tenue de la Cour d’Annam (Đại lễ phục của triều đình An Nam).

Bộ tranh miêu tả rất chi tiết từ kiểu thức đến màu sắc, hoa văn trang trí trên các loại phẩm phục hoàng gia của nhà vua, các hoàng tử, công chúa, phò mã và các quan văn võ, kể cả sắc phục của các đội nhạc công, đội loan giá (khiêng kiệu), đội thượng trà (lo trà nước), thượng thiện (lo nấu ăn) và binh sĩ thuộc nhị thập doanh.

Do vậy, ngày nay bộ tranh độc bản trên trở thành di sản văn hóa nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, phục chế đúng nguyên mẫu các phẩm phục, cũng như giúp các nhà hoạt động sân khấu, điện ảnh, sáng tác văn học tham khảo để miêu tả và thể hiện chuẩn xác trang phục hoàng gia trong các tác phẩm, hoặc dàn dựng các kịch bản của mình.

Huế – Triều Nguyễn: Một Cái Nhìn

Huế – Triều Nguyễn: Một cái nhìn là một tác phẩm gồm 47 bài viết về nhiều lĩnh vực khác nhau, phân chia thành hai chủ đề Huế – di sản văn hóa (35 bài) và Triều Nguyễn – những vấn đề lịch sử (12 bài). So với lần tái bản thứ hai của cuốn sách thì lần này tác giả đã bổ sung thêm 15 bài cho cả hai chủ đề, kể cả những bài gọi là “phụ lục” thì tính khoa học và thông tin mới cũng không kém những bài chính. Là một tập những bài viết phân tích về sinh thái nhân văn, lịch sử, văn hóa của Huế và vương triều Nguyễn trong lịch sử đất nước, cuốn sách thể hiện góc nhìn đương đại đối với nghệ thuật, văn hóa và di tích cổ ở Huế.

Nhà nghiên cứu lịch sử – văn hóa Huế Vĩnh Cao nhận xét : « Điểm đáng để chúng ta lưu tâm hơn cả là tác phẩm Huế – triều Nguyễn. Một cái nhìn đã giúp chúng ta thấy được « cái nhìn » của người đương đại đối với nghệ thuật, văn hóa cùng di tích cổ. Dù là « cái nhìn » của một cá nhân, nhưng chúng ta vẫn thấy được sự gắn bó cùng hoài bão và sự trân trọng đối với di sản văn hó, một tấm lòng hoài cổ, cộng thêm nỗi trăn trở suy tư của lớp người trẻ đương đại. Chính với tấm lòng vả nỗi niềm đó đã thúc đẩy mạnh mẽ việc bảo tồn văn hóa của ông cha. »

TS. Nguyễn Thị Hậu – Phó Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng: Sự đa chiều chính là điều thú vị của cuốn sách. Có thể nhận thấy sự đa chiều từ nhìn nhận về sinh thái nhân văn, để tìm hiểu, phân tích, đánh giá lịch sử – sự kiện, để liên kết các yếu tố, thành tố văn hóa. Đa chiều để đặt Huế và Triều Nguyễn trong dòng chảy văn hóa của đất nước. Nhưng đồng thời lại nhất quán trong tâm thế người nghiên cứu : tâm thế cởi mỏe và thẳng thắn trình bày suy nghĩ, nhận định, cởi mở tiếp nhận trao đổi với ý kiến đồng thuận hay trái chiều, cởi mở về sự đánh giá tư liệu điền dã hay sử liệu mới phát hiện… »

Cuốn sách nằm cùng trong bộ những cuốn sách về Huế và Triều Nguyễn của tác giả Trần Đức Anh Sơn gồm : Huế – Triều Nguyễn: Một cái nhìn, Trò chơi và thú tiêu khiển của người Huế, Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Việt Nam thời Nguyễn.

Theo Dòng Triều Nguyễn

Khi chúng ta nhắc đến lịch sử Việt Nam, thì đây là một niềm tự hào của dân tộc Việt Nam từ trước đến nay, các bậc cha chú luôn tìm mọi cách mọi thông điệp, để truyền tải đến thế hệ trẻ sau này. Học tập và noi gương theo các thế hệ anh hùng thời đại, học tập tinh thần, bản lĩnh, và ý chí của dân tộc mình, để góp phần làm cho đất nước ngày càng phát triển, và con người Việt Nam luôn được mọi người tôn trọng.

“THEO DÒNG TRIỀU NGUYỄN” là tác phẩm mà tác giả viết ra để tập hợp lại cho đầy đủ hơn về những câu chuyện lịch sử thời xưa, mà ngày trước đăng lên nhiều ở các tạp chí “Xưa và Nay” phải nói là rất “ hot”. Tác phẩm kể lại những cuộc hành trình và chiến công, những việc mà các anh hùng dân tộc đã hi sinh cả cuộc đời để bảo vệ tổ quốc, kháng chiến chống giặt ngoại xâm. Tác phẩm như một bức tranh thật sự đang diễn ra trước mặt chúng ta, những gian khổ, những khó khăn, những câu chuyện dở khóc dở cười như “cây đèn treo ngược” “lá cờ khăn gói” tất cả những gian khổ ấy được tác giả tái hiện lại một cách chi tiết qua những chuyên đề khác nhau, lôi cuốn sự tò mò của bạn đọc.

Đặc biệt trong tác phẩm còn nêu cao những chiến tích của những vị anh hùng nổi tiếng như Thượng thư Tôn Thất Hiệp, Trần Văn Kỷ, Phan Tòng, đây đều là những nhân vật có tên tuổi để lại trong lòng người đọc nhiều sự hâm mộ lớn.

Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam

Trang phục truyền thống của các nhóm dân tộc giúp chúng ta thấy những biểu hiện quan trọng của văn hóa gắn liền với điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử, môi trường, phong tục, tập quán, trình độ nghệ thuật và thị hiếu thẩm mỹ… Do vậy, việc tìm hiểu trang phục truyền thống của các dân tộc giúp ích cho việc nghiên cứu văn hóa và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng trên khắp đất nước Việt Nam.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

7 quyển sách hay cho tuổi 26 tập trung vào sự nghiệp và cuộc sống 7 quyển sách hay cho tuổi 26 đọc để biết cách tìm ra lối đi riêng trong cuộc sống và hướng tới điều quan trọng nhất của cuộc đời.…
11 quyển sách quản trị tài chính dành cho mọi độc giả 11 quyển sách quản trị tài chính cung cấp rất nhiều dẫn chứng thực tế điển hình giúp người đọc tìm hiểu sâu về tài chính, từ đó ra…
11 quyển sách hay về Bonsai trang bị kiến thức cần thiết cho người đọc 11 quyển sách hay về Bonsai giúp bạn đọc có thêm những hiểu biết về bonsai, điều kiện thích nghi, giá trị thẩm mĩ, tiêu chí để đánh giá…
Back to top button