8 quyển sách hay về trà đạo đem lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc

8 quyển sách hay về trà đạo giúp bạn hiểu thêm về thức uống giản dị mà trang nhã này đã và đang tác động sâu sắc đến thế giới loài người về mọi mặt, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, triết học và nghệ thuật.

Trà Đạo (Tiểu Luận)

Trà đạo là một nét đẹp đã góp phấn làm nên diện mạo cho văn hóa truyền thống Nhật Bản. 100 năm đã qua kể từ lần xuất bản đầu tiên song tác phẩm Trà Đạo của Kakuzo Okakura vẫn được đánh giá là một trong những cuốn sách hàng đầu giúp bạn bè thế giới hiểu Trà đạo và thông qua Trà đạo, hiểu cốt tủy nền văn hóa Nhật Bản.

Nội dung tác phẩm Trà Đạo của Okakura Kakuzo xoay quanh bảy điểm chính yếu của trà luận Nhật Bản như Chén trà nhân loại, Các trường phái Trà đạo, Đạo Lão và Thiền tông, Trà thất, Hoa pháp, Trà nhân. Với nội dung sâu sắc và đầy chất gợi cảm, nó giống như một sự khám phá và hiểu sâu hơn về Phương Đông, về cái lõi của những nền văn hóa truyền thống lâu đời. Cuốn sách sẽ đem lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc và những rung động riêng cùa chính mình.

Lịch Sử Của Trà

Là loại đồ uống phổ biến thứ hai trên thế giới, chỉ sau nước, bạn thật sự có thể tìm thấy trà ở bất cứ đâu, từ Á sang Âu, từ nông thôn đến thành thị, từ những quán nước bình dân bên lề đường đến các nhà hàng sang trọng bậc nhất. Trà là thức uống quen thuộc được thưởng thức và yêu thích bởi tất cả tầng lớp trong xã hội bất kể giới tính, tuổi tác hay nghề nghiệp.

LỊCH SỬ CỦA TRÀ cung cấp một cái nhìn tổng quát, tinh tế và đầy thú vị về dòng chảy hai ngàn năm của thứ đồ uống quyền lực này, đưa chúng ta du ngoạn qua vùng rừng núi Trung Quốc với những câu chuyện thần thoại, qua phòng trà Nhật Bản với các nghi thức trà đạo khắt khe, qua cả những bữa tiệc trà phù phiếm tại Anh hay các đồn điền trà bát ngát ở Ấn Độ và Sri Lanka.

Sau tất cả, bạn sẽ nhận ra rằng thứ đồ uống giản dị mà trang nhã này đã và đang tác động sâu sắc đến thế giới loài người về mọi mặt, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, triết học và nghệ thuật.

Trà Kinh

Một cuốn sách giới thiệu về “nghệ thuật thưởng trà trong lịch sử và văn hóa phương Đông” – lời tác giả.

Người Việt ta dường như mở mắt chào đời đã thấy trà, uống trà trọn đời và cho đến chết vẫn còn được tẩm liệm với trà (chưa kể “được” con cháu pha trà cúng trong các dịp Tết, giỗ). Thế nhưng viết về trà thì gần như chưa có ai viết cả. Tìm tài liệu trong sách xưa, tôi tìm từ các trứ tác của nhà học giả lỗi lạc Lê Quí Đôn( người đã từng ghi chú kĩ lưỡng hàng trăm loại lúa gạo trồng ở Việt Nam trong bộ “ Bách Khoa” Vân Đài Loại Ngữ) cho đến toàn bộ trứ tác của gia đình danh sĩ họ Ngô ( Ngô gia văn phái) trở lên các tác giả thời kỳ Lý Trần…cũng chỉ thấy ghi vô cùng sơ lược . Cho đến các tác giả cận đại, khi mà trà đã phổ biến và nổi tiếng khắp thể giới với nhiều bộ sách lớn và quan trọng viết về trà, thì tình cảnh cũng không khác.

Trà là một nghệ thuật lớn. Khởi từ nơi trồng, địa hình, khi núi gió mưa nắng tuyết nhào nặn thành lộc non lá nõn, cho đến khi pha trà, uống trà, đều là một nghệ thuật. Mà mỗi chặng, mỗi nhịp đều phải đạt được cái chân nghệ thuật thì cái đích cuối cùng: Một ly trà ngon, mới thật là viên mãn. Đâu cứ phải trà Vũ Di là phải ngon.

Mỗi lần được thêm một bài văn, một quyển sách viết về trà, là tôi lại có một cảm giác bứt rứt. Mỗi lần nghe chuyện thân hữu, phần đông các vị trọng tuổi, nói chuyện về trà, thì cảm giác này lại đến nặng hơn. Rồi thế nào cũng phải viết một quyển sách về trà…tự hứa và đã hứa với một số thân hữu. Nhưng chẳng có cách nào hoàn thành như dự tính. Đời sống quanh đây thật bận rộn trăm chiều. Trong khi đó lại có những tác phẩm khác quan trọng hơn tôi đã viết xong hoặc gần xong, đang cần để hết thời giờ chăm sóc.

Nhưng rồi cuối cùng cũng tìm ra được thời giờ để hoàn thành. Cũng là một cơ hội tâm tình với bạn tri âm (trà), một người bạn vô hình nhưng luôn gần gũi trong những lúc vui lúc buồn, nhất là trong những đêm cô đơn tha hương.

Nhưng khó khăn không phải là chấm dứt. Viết gì về trà? Không quá dài (để in không nổi) mà có quá nhiều để viết. Viết một cách nghiêm túc theo sách giáo khoa, kinh viện chăng? Độc giả sẽ chán nản. Nhưng cũng không thể viết theo kiểu phóng bút văn chương được…sau cùng quyển TRÀ KINH được thành hình.

Ngang Dọc Đường Trà

Trà, không chỉ là vưu vật của đất trời ban tặng cho con người cái tinh túy, thanh khiết, thơm tho, mà còn dẫn dắt, đưa lối chúng ta về với sự bình an, tĩnh lặng trong tâm hồn. Nhấp một ngụm trà, bạn hoàn toàn tự do, vượt khỏi phiền muộn chỉ còn khoảnh khắc tận hưởng dư vị thanh tao và sâu lắng.

Ngang dọc đường trà là hành trình 10 năm của tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng theo chân những tao nhân mặc khách đi tìm cảnh đẹp, trà ngon để thưởng thức; theo chân những thương nhân đi khám phá những vùng trà quý, để mở mang cơ hội giao thương và chia sẻ của ngon vật lạ với nhiều người. Mỗi trang văn mang đậm chất du ký, vừa phóng khoáng lại vừa chân thật, giúp người đọc, đặc biệt những người yêu trà hiểu và trân trọng hơn từng vùng đất đã qua, từng dấu chân của người lữ khách.

Văn Minh Trà Việt

Cuốn sách Văn Minh Trà Việt đã mô tả hành trình văn hóa uống trà của người Việt. Nó hội tụ đủ cả: văn hóa trà Việt, nghệ thuật trà Việt, trà cụ Việt, trà nghiệp Việt… Cuốn sách sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về: Nguồn gốc của Trà Việt Nam là như thế nào? Văn hóa Trà của Việt Nam có từ bao giờ? Người Việt thưởng thức trà như thế nào qua các giai đọan lịch sử? Có lúc nào bạn tự hỏi Việt Nam có Trà cụ nào đáng để tự hào không? Và Trà của Việt Nam có gì khác biệt so với các nước khác trên thế giới?…

Điều quan trọng nhất là cuốn sách đã làm toát lên cái vóc dáng kỳ vĩ của dân tộc Lạc Việt dựa trên nền tảng lịch sử, văn hóa đầy hào hùng, đầy thăng trầm. Cuốn sách Văn minh trà Việt không chỉ là kho tư liệu, kiến thức quý báu về trà, mà còn cho chúng ta thêm tự hào về một đất nước Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa.

Thiền Trà Và Ăn Chay

Người xưa nói: “Dân dĩ thực vi thiên.” Điều này cho thấy ăn uống là nhu cầu thiết yếu, là vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhân loại. Văn hoá ẩm thực có từ rất lâu đời. Phật giáo truyền bá và phát triển việc ăn chay xuất phát từ tinh thần từ bi và một nhân sinh quan đặc thù. Sau khi Phật giáo du nhập Trung Quốc, việc ăn chay ngày càng phát triển rộng rãi, hình thành một số nét văn hoá trong việc ăn chay với nhiều nét đặc sắc. Trong số đó, những nét văn hoá thiền-trà được hình thành từ sự kết hợp giữa ý nghĩa của việc thưởng trà và những điểm tinh yếu của đạo pháp. Trà và thiền có nhiều nét tương đồng nên sự kết hợp của chúng đã hình thành một hình thức sinh hoạt tao nhã trong ẩm thực Phật giáo: những tách trà thiền.

Đun nước sôi, cho vào vài lá trà có ngay một tách trà thơm ngát. Thật đơn giản! Dòng thời gian của cuộc sống cứ nhẹ nhàng trôi qua… Nếu bạn có một tấm lòng thương mình và thương người, niềm hạnh phúc sẽ tràn ngập quanh bạn. Đối với những người biết thưởng trà, trong chén trà có đủ ý nghĩa triết lí, không cần tìm ở đâu khác. Đây chính là cảnh giới của thiền-trà.

Trà kết duyên với thiền. Thiền gửi gắm nơi trà một sứ mệnh đặc biệt. Uống trà là một sinh hoạt giản dị nhưng thể hiện cả một nền văn minh sâu sắc, có thể chỉ ra cho con người thấy những vấn đề cơ bản: sống và chết, có và không, tư duy và tồn tại… Chính vì lẽ đó, trà đã trở thành một thức uống gắn bó nhất với nhà thiền. Trong tách trà tự có ý thiền, từ những lá trà, búp trà xanh tươi ta có thể tìm thấy được sự tĩnh tâm và niềm hy vọng, và đó cũng là ý thiền.

Trà văn hoá đặc sắc Trung Hoa

Trà đối với người Trung Quốc không chỉ dùng để làm thuốc, giải khát mà còn là phương pháp tu thân, di dưỡng tính tình; là quốc hồn, quốc tuý; là đạo, là triết lý sâu xa, là sự hòa hợp giữa tiểu vũ trụ với đại vũ trụ, giữa mình với người, giữa bản thân với sự vật; là một nghệ thuật tổng hợp, tinh tế; là văn hoá giao tiếp, cách đối nhân xử thế, xác lập mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

Muốn thụ hưởng được chén trà ngon trọn vẹn về vật chất lẫn tinh thần và ý nghĩa, người uống trà cần phải có những kiến thức cơ bản: từ lịch sử cây trà, những thần thoại truyền thuyết về các loại danh trà đến nguồn nước danh tiếng nấu trà, chế trà giầu tính nghệ thuật đến phong tục tấp quán uống trà độc đáo xưa nay của các dân tộc…

Cuốn sách Trà- Văn hoá đặc sắc Trung Hoa sẽ giúp chúng ta hiểu biết những điều đã nêu trên một cách thú vị và hấp dẫn; sách đầy ắp tư liệu quý giá cổ kim, cô động, giàu tính văn chương, nhiều hình ảnh sinh động; có thể xếp vào loại sách bách khoa bỏ túi về văn hoá trà Trung Quốc.

Tinh Hoa Văn Hoá Phương Đông – Trà Luận

Tinh hoa văn hoá Phương Đông – Trà luận (cảm hứng từ The Book of Tea của Okakura Kakuzo). Đến nay văn hóa trà đã đi vào mọi ngõ ngách đời sống của người dân nhiều nước Á Đông: trà trong ẩm thực, trong giao tế, trong lễ tiệc, trong đời sống văn hoá nghệ thuật …

Tuy nhiên trong chén trà của nhân loại, từng nghi thức uống trà đến việc thưởng thức trà giữa mỗi nước vẫn còn nhiều khác biệt, quan niệm, cảm nhận về văn hoá trà giữa phương Đông và phương Tây vẫn còn cách trở.

Vậy, làm thế nào để mỗi người khi ngồi lại bên chén trà, không kể là người dân tộc nào, chỉ cần nhấp một ngụm trà, đều cùng nhất trí với nhau về nghệ thuật, về thiên nhiên, về đời sống luôn thể hoàn trên tinh thần trong sáng không vụ lợi, duy chỉ làm thăng hoa cuộc sống trong tiết điệu thanh bình, hài hòa và cùng chung cộng hưởng.

Cuốn Trà luận hình thành cũng không ngoài mục đích mong mỏi mọi người hiểu nhau hơn và cùng gặp nhau trong một chén trà.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

9 quyển sách hay về kinh tế Nhật Bản đáng đọc nhất 9 quyển sách hay về kinh tế Nhật Bản giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu, tham khảo về con đường đi lên trở thành một trong…
7 quyển sách hay về bạo hành trẻ em thực sự đáng đọc 7 quyển sách hay về bạo hành trẻ em giúp chúng ta nhận định rõ hơn về bản chất của nạn bạo hành trẻ em, đồng thời biết rằng…
7 cuốn sách hay về sự nỗ lực cho bạn nhiều động lực hơn để bước tiếp 7 cuốn sách hay về sự nỗ lực giúp bạn thấu hiểu nghệ thuật chấp nhận khổ cực, rèn luyện tính kiên cường và theo đuổi mục tiêu của…
Back to top button