9 quyển sách hay về thư pháp chạm đến xúc cảm nghệ thuật

9 quyển sách hay về thư pháp đưa người đọc bước vào thế giới nghệ thuật chỉ được tạo nên bởi hai màu trắng đen nhưng lại vô cùng kỳ diệu này.

Lịch Sử Thư Pháp Việt Nam

Thư pháp là nghệ thuật được phái sinh từ văn tự, nó không chỉ là một phương thức biểu đạt nghệ thuật mà còn là một phương tiện lưu giữ lịch sử. Lịch sử thư pháp Việt Nam dẫu không huy hoàng nhưng cũng không hề thiếu những điểm sáng chói. Tuy vậy từ trước tới giờ nghiên cứu về thư pháp vẫn đang là một mảng trống trong lịch sử chưa ai khai phá.

Cuốn sách này là quá trình khảo cứu công phu các sử liệu Việt Nam cùng với sử liệu Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc bàn về thư pháp, khảo sát và đối chiếu một hệ thống các tác phẩm thư pháp Việt Nam suốt chiều dài lịch sử hiện còn lưu giữ trong các đền chùa, trên bia đá, vách núi, hang động hay trên giấy. Ở hai triều đại Lý, Trần, nền thư pháp Đại Việt đã phát triển đến độ cực thịnh, ở mỗi thể chữ triện, hành, thảo, lệ… đều có tác phẩm đỉnh cao. Nhà Lê trải hơn 20 năm biến loạn vẫn giữ gìn được nền tảng cũ, đồng thời hình thành lối chữ hoa áp – một phong cách chữ đặc thù thống lĩnh thư đàn nước Việt. Thời Nguyễn lại xuất hiện hàng loạt các thư gia, mỗi người một lối biểu đạt khác nhau khiến cho thư đàn vô cùng sôi động…

Với công trình này, lần đầu tiên, nhà nghiên cứu Nguyễn Sử đã xác lập một diện mạo toàn vẹn nhất cho lịch sử thư pháp Việt Nam.

Thiền Sư Nhật Bản Ryokan Taigu – Lương Khoan Đại Ngu

Đây là câu chuyện cuộc đời của một bậc Hiền Ngu thánh thiện của miền đất Viễn Đông. Ryokan Taigu (Lương Khoan Đại Ngu) là một thi sĩ có trái tim trẻ thơ một nhà thư pháp tài hoa có tấm lòng nhân ái bao dung, một vị thiền sư từ chối đời sống tự viện, không có tín đồ cũng chẳng hề thu nhận đệ tử.

Sư Ryokan thích làm thơ, uống rượu, gặp bạn và chơi đùa với trẻ con; sư yêu trăng, say mê hoa cỏ, kính trọng cuộc sống và dành trọn đời cho nghệ thuật thư pháp. Thiền của sư không chỉ là công phu tụng kinh, tri giới, tĩnh tọa, nhập định, làm thơ chẳng cần thi vị, sáng tác thư pháp chẳng vì lợi danh, tính cách nghệ sĩ và tài hoa của sư vượt lên trên thói thường. Rũ bỏ luyến ái tình trần ở tuổi mười bảy để nương thân cửa Thiền…

Thư Pháp Trung Quốc

Thư pháp là nét tinh hoa của Trung Quốc. Khi con người nguyên thủy phương Đông cổ đại bắt đầu khắc họa các ký hiệu trừu tượng đầu tiên trên vách hang động và trên xương thú mai rùa, đã đánh dấu cột mốc ra đời của văn tự Trung Quốc, đánh dấu sự khởi đầu của nền văn minh Trung Hoa, đồng thời cũng đánh dấu sự ra đời từ xa xưa của thư pháp Trung Quốc. Vì sao thư pháp Trung Quốc có thể thịnh hành trên mảnh đất Trung Hoa qua hàng ngàn năm lịch sử và không bị suy vong qua nhiều thời đại, thậm chí còn không chỉ giới hạn ở công dụng cơ bản là ghi chép lại các sự việc và không chỉ sử dụng trong công việc ghi chép hằng ngày, mà còn thăng hoa thành môn nghệ thuật độc đáo trên thế giới? Trong suốt quá trình phát triển, thư pháp đã hình thành nên mối liên hệ mật thiết giữa gu thẩm mĩ, với giá trị văn hóa tinh thần của người Trung Quốc như thế nào? Và chúng ta nên bước vào thế giới nghệ thuật chỉ được tạo nên bởi hai màu trắng đen nhưng lại vô cùng kỳ diệu này bằng cách nào?

Thư Pháp Việt – Lý Thuyết Và Thực Hành

Trong tập sách này, Đăng Học phác thảo những sơ khởi về lí luận thư pháp Việt. Bằng kinh nghiệm, kiến thức của mình, ông đã tìm tòi và sáng tạo, mạnh dạng đưa ra phương pháp thực hành, cũng như phân loại các thể chữ như (Điền thể, Thủy thể, Mộc thể, Phong thể, Biến thể) và cách cảm nhận về tác phẩm thư pháp Việt.

“Bút một núi vượt gian truân khổ luyện

Giấy cả rừng lót bước đến thành công

Mực đầy sông chở con đò tri thức

Đưa ta về bờ bến của thăng hoa.”

(Đăng Học)

Nét Mới Trong Thư Pháp Việt

Thủ bút và trình bày của Hồ Công Khanh. Đây là tập Thi – Họa phong cách phóng bút khá lạ với màu sắc và phác thảo nền rất đẹp. Một khám phá mới trong thể hiện nghệ thuật viết thư pháp Việt, bao gồm sự thể hiện tìm tòi cùng nghệ thuật phối hợp giữa những mảng màu và chữ viết, đã khơi gợi được sự tịch mặc của một hình ảnh toàn thiện. Đây là một tuyển tập thư pháp đẹp với nhiều sáng tạo mới lạ nhất từ trước tới nay.

Tuyển Tập Thư Pháp – Tri Ân Cha Mẹ

“Ước chi mình mãi trẻ thơ

Trong vòng tay mẹ giấc mơ cõi người”

Chúng ta đều biết rằng hiếu thuận vốn là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta.Các bạn biết không, về phương diện tôn giáo, Đạo Phật cũng rất chú trọng đến đạo hiếu.

Cuốn sách này là món quà quý tri ân công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mình.

Gợi ý

Chữ Tâm Trong Thư Pháp

Thư pháp là một nghệ thuật. Viết thư pháp để thư giản, để bình tâm và cũng để tải Đạo. Nó giúp cho tinh thần ta được thanh thản bằng một thứ hình tượng nghệ thuật tao nhã.

Cuốn sách này sẽ diễn giải cùng bạn những chữ Tâm, chữ Ngộ, chữ Nhẫn… qua cảm nhận của tác giả. Tìm hiểu việc sử dụng tiếng Việt trong thư pháp, thú chơi thư pháp trong trà đạo, sự tác động của Tâm thiền đến xúc cảm nghệ thuật…

Thư pháp tiếng Việt còn đang phôi thai và mới mẻ, cần phải có thời gian chắc lọc, tinh luyện. Cuốn sách Chữ Tâm Trong Thư Pháp của tác giả Vũ Thụy Đăng Lan như một lời đóng góp quý báu nhằm bảo tồn và phát huy một thú chơi tao nhã mang bản sắc “cái đẹp” đặc thù của văn hóa tâm linh Đông Phương. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn.

Tuyển Tập Thư Pháp

Tuyển tập các bức thư pháp của nhà thư pháp Hồ Công Khanh, bao gồm nhiều phong cách thể hiện độc đáo và sâu sắc, được in rõ đẹp trên giấy trắng tốt. Hồ Công Khanh là tác giả rất được yêu chuộng qua các bức thư pháp in trên lịch và trong nhiều tuyển tập đã xuất bản trước đây. Nét bút của anh không chỉ đẹp mà còn thể hiện một tâm hồn sâu lắng chan chứa thương yêu. Những nội dung được anh chọn thể hiện cũng thường là những bài học luân lý đạo đức rất có giá trị cho mọi người.

Tuyển Tập Thư Pháp 100 Chữ Tâm

Tuyển Tập Thư Pháp 100 Chữ Tâm của Hồ Công Khanh gồm 100 kiểu chữ Tâm thư pháp rất độc đáo, được trích từ những câu thơ hay có chữ Tâm, như : Vạn cảnh đều không nào có tướng/ Tâm này thường định chẳng lìa Thiền (Nguyễn Du) ; hay : Đối cảnh vô Tâm mạc vấn Thiền ( Trần Nhân Tôn) hoặc những câu kinh Phật, câu đối có chữ Tâm. Thư pháp đẹp thanh thoát, trình bày trên hình nền trang nhã.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

7 quyển sách hay về kinh doanh quán cà phê đầy bổ ích và thực tế 7 quyển sách hay về kinh doanh quán cà phê chia sẻ những thao tác chuẩn bị, những lời khuyên thực tế để phát triển quán cà phê mơ…
7 cuốn sách hay về cá mập đầy ắp những thông tin hữu ích 7 cuốn sách hay về cá mập cho bạn nhiều thông tin thú vị và đầy bất ngờ về cá mập, sát thủ nổi tiếng trong lòng đại dương.…
7 cuốn sách hay cho tuổi 22 đang tìm kiếm những điều mới mẻ để học hỏi trong cuộc sống 7 cuốn sách hay cho tuổi 22 giúp bạn hiểu thêm và khám phá cuộc sống bằng một tâm hồn tươi mới và cởi mở. Bàn Về Cách Sống…
Back to top button