Những quyển sách hay về thoát vị đĩa đệm đáng tham khảo

Những quyển sách hay về thoát vị đĩa đệm cung cấp các kiến thức cần thiết về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý liên quan đến cột sống.

Hỏi Đáp Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống

Hỏi Đáp Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống

Đây là cẩm nang dự phòng và điều trị thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý cột sống. Cuốn sách mang đến những thông tin hữu ích và “bất ngờ” giúp cho mọi người có thêm kiến thức để phòng bệnh cũng như đưa ra quyết định điều trị phù hợp.

Tác giả là thầy thuốc, vừa là bệnh nhân bị bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ giúp cho người bệnh vượt qua các rào cản tâm lý và có được cách thế chiến thắng bệnh tật.

“Thêm kiến thức- Đổi tư duy – Thay thói quen – Thắng bệnh tật”.

Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ – Chẩn Đoán Và Điều Trị Nội Khoa

Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ – Chẩn Đoán Và Điều Trị Nội Khoa

Cột sống cổ và cột sống thắt lưng (CSC và CSTL) là hai đoạn vận động của cột sống. Tỷ lệ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống cổ đứng hàng thứ hai sau thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Do đặc điểm giải phẫu cột sống cổ liên quan đến cả tủy sống và rễ thần kinh, nên thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tạo nên bảng lâm sàng đa dạng, phức tạp và thay đổi tùy thuộc vào vị trí, mức độ thoát vị và giai đoạn. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã hỗ trợ rất nhiều cho y học nói chung và chuyên ngành thần kinh nói riêng nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh.

Từ năm 2013 đến năm 2017, tại Bộ môn – Khoa Nội Thần kinh Bệnh viện Quân y 103 – Học viện Quân y, chúng tôi đã liên tiếp công bố các kết quả nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ, dẫn truyền thần kinh ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, mối liên quan giữa lâm sàng và chèn ép thần kinh trên hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đặc biệt là công trình nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán và điều trị nội khoa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được công bố năm 2017. Các nghiên cứu tập trung đi sâu vào chẩn đoán và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị nội khoa bảo tồn thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Hơn 30 năm trong nghề với những kinh nghiệm thực tiễn trên lâm sàng và từ những kết quả của các đề tài về thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, tác giả đã biên soạn cuốn sách này nhằm phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và có thêm tài liệu trong thực hành lâm sàng.

Thoái Hóa Cột Sống Cổ Và Thoát Vị Đĩa Đệm

Thoái Hóa Cột Sống Cổ Và Thoát Vị Đĩa Đệm

Thoái hóa cột sống cổ (cervical spondylosis) và hư xương sụn cột sống cổ (HXSCSC) tuy có khác nhau về cơ chế bệnh sinh nhưng ở giai đoạn sau thì đều có những biến đổi về hình thái ở cột sống cổ (theo Yumashev và Furmann, 1973).

Quá trình tiến triển của thoái hóa cột sống cổ (THCSC) đã gây ra những biến đổi hình thái ở cột sống cổ như mất đường cong sinh lý, hẹp khoang gian đốt sống, phì đại mấu bán nguyệt, hình thành các gai xương, đặc biệt là các gai mọc ngang làm hẹp lỗ gian đốt sống và lỗ động mạch, tăng bản xươ Chính những biến đổi tại chỗ đó là nguyên nhân gây kích thích hoặc chèn ép vào rễ thần kinh cổ, động mạch đốt sống, tủy cổ đã tạo nên bảng lâm sàng THCSC và thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống cổ rất đa dạng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là hậu quả của một quá trình thoái hóa cột sống cổ. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp thoái hóa cột sống cổ đều sẽ bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Yếu tố nào là nguyên nhân chính làm cho bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ sẽ bị thoát vị đĩa đệm đang được nhiều người quan tâm.

Trước đây, nhiều bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không được chẩn đoán và điều trị đúng, một số bị chèn ép tủy nặng đã bị tàn phế.

Những năm gần đây đã có phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng chụp cắt lớp vi tính (CT. scan), đặc biệt là chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ và động mạch đốt sống thân nền, việc chẩn đoán TVĐĐ cột sống cổ và chẩn đoán bệnh lý tủy sống do THCSC đã trở nên dễ dàng an toàn, chính xác, nhanh chóng, phát hiện TVĐĐ cột sống cổ ở tất cả các vị trí, thể loại, mức độ giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên hiện nay còn nhiều nơi, nhiều bệnh nhân chưa có điều kiện, việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng và chụp Xquang quy ước cột sống cổ (nhưng lâm sàng vẫn là cơ bản).

THCSC và TVĐĐ cột sống cổ là bệnh phổ biến. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có tỷ lệ mắc bệnh cao đứng hàng thứ hai sau TVĐĐ cột sống thắt lưng (theo Spencer, 1989). Tỷ lệ bệnh tủy cổ do TVĐĐ phải điều trị phẫu thuật ở Nhật Bản hàng năm là 1,54/100.000 dân (theo Kokubun, 1996).

Ngày nay, do sự phát triển của xã hội, hoạt động của con người ngày càng phong phú, đa dạng, THCSC và TVĐĐ cột sống cổ lại thường khởi phát ở độ tuổi lao động, liên quan đến tư thế lao động nghề nghiệp như ngồi làm việc phải cúi cổ lâu hoặc động tác đơn điệu lặp đi lặp lại của đầu đòi hỏi sự chịu đựng và thích nghi của cột sống cổ nên tỷ lệ THCSC và TVĐĐ cột sống cổ ngày càng tăng. Theo Hồ Hữu Lương (2002): 64,86% TVĐĐ cột sống cổ có biểu hiện lâm sàng ở độ tuổi lao động từ 35- 59 tuổi là 83,78%, nhiều nhất là từ 40 đến 49 tuổi (51,35%). THCSC và TVĐĐ cột sống cổ đã tác động sâu sắc đến nền sản xuất, kinh tế, xã hội và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các thầy thuốc, đặc biệt là các thầy thuốc chuyên ngành Thần kinh, Phẫu thuật thần kinh và Chẩn đoán hình ảnh.

Vấn đề chẩn đoán sớm và điều trị sớm TVĐĐ cột sống cổ (kể cả TVĐĐ cột sống thắt lưng) rất quan trọng. Hiện nay còn nhiều bệnh nhân được chẩn đoán muộn. Đáng tiếc là có không ít bệnh nhân được khám và chữa bệnh sớm nhưng không đúng chuyên khoa, thiếu kiến thức, kỹ thuật và kinh nghiệm điều trị nên đã bỏ lỡ thời cơ điều trị có hiệu quả cao, lúc thương tổn chưa trầm trọng. Khi bệnh đã nặng bệnh nhân mới tìm được nơi khám chữa bệnh chuyên khoa có kinh nghiệm. Những trường hợp đó cũng coi như là chẩn đoán muộn và điều trị muộn.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được điều trị muộn thì 30% số bệnh nhân có kèm theo TVĐĐ cột sống thắt lưng và ngược lại 30% bệnh nhân TVĐĐ cột sống thắt lưng được điều trị muộn có kèm theo TVĐĐ cột sống cổ.

Những trường hợp TVĐĐ cột sống cổ điều trị không đúng chuyên khoa lâu ngày thì 35% số bệnh nhân có kèm theo viêm loét dạ dày do dùng thuốc chống viêm không steroid.

Cuốn sách này được xuất bản (xuất bản 2003, tái bản lần 1 – 2006, lần 2 – 2012, lần 3 – 2018) sau 53 năm kinh nghiệm chuyên ngành thần kinh học, yêu nghề, liên tục khám chữa bệnh thần kinh và giảng dạy, tác giả hy vọng sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu của bạn đọc. Tuy nhiên đây là một vấn đề rộng và hiện nay còn nhiều tranh cãi nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của bạn đọc.

Đau Thắt Lưng Và Thoát Vị Đĩa Đệm

Đau Thắt Lưng Và Thoát Vị Đĩa Đệm

Đau thắt lưng – hông là một hội chứng thường gặp nhiều ở Việt Nam cũng như trên thế giới, chủ yếu xảy ra ở lứa tuổi 30 đến 50 (vào thời kỳ con người có năng suất lao động, sáng tạo cao nhất) nên đã gây ảnh hưởng lớn đến sức lao động, sản xuất và chiến đấu của quân đội.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một bệnh hay gặp, chiếm 21,3% số bệnh nhân điều trị tại khoa Thần kinh Viện Quân Y 103 (1990 – 1999) đứng hàng thứ nhất trong các bệnh thần kinh (theo Hồ Hữu Lương, Nguyễn Minh Hiện và Nhữ Đình Sơn).

Những năm gần đây hiểu biết về bệnh căn, bệnh sinh, đặc điểm lâm sàng, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đã đạt nhiều tiến bộ to lớn (ngày nay khi ra đường không còn gặp nhiều “bà còng” như trước nữa).

Các phương pháp chẩn đoán ngày càng có nhiều tiến bộ. Đặc biệt từ tháng 12/1996 phương pháp chụp cộng hưởng từ đã được triển khai ở Việt Nam, đã cung cấp những thông tin chính xác cho thầy thuốc lâm sàng chẩn đoán sớm và lựa chọn các phương pháp điều trị đúng đắn, hiệu quả cao.

Tuy nhiên ở tuyến cơ sở không có cộng hưởng từ hoặc vì điều kiện kinh tế mà bệnh nhân cũng không chụp cộng hưởng từ được nên chẩn đoán chủ yếu vẫn phải dựa vào lâm sàng. Tuy vậy thầy thuốc lâm sàng giỏi vẫn có thể khám, chẩn đoán sớm TVĐĐ chính xác tới 93,4% trường hợp.

Một vấn đề rất quan trọng là bệnh cần được điều trị sớm, tránh để đến khi bệnh nặng mới điều trị thì tốn kém và mất nhiều thời gian mà hiệu quả không cao, thậm chí không có hiệu quả (“chữa bệnh như chữa cháy” – GS.TS. Hồ Hữu Lương 1966). Thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bằng ba phương pháp là bảo tồn, can thiệp tối thiểu và phẫu thuật (mổ). Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, có thể hỗ trợ cho nhau khi cần thiết để nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên điều trị bảo tồn vẫn là chủ yếu (theo Hồ Hữu Lương nếu điều trị đúng, có kỹ thuật thì kết quả tốt của điều trị bảo tồn có thể tới 95%).

Nguyện vọng của tác giả cuốn sách này là cung cấp những kiến thức cơ bản nhất và cập nhật về đau thắt lưng và thoái vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cho bạn đọc, đặc biệt là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong 53 năm tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm khám chữa bệnh kết hợp giảng dạy với lòng yêu nghề, say sưa và gắn bó với chuyên ngành Thần kinh học.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

11 cuốn sách hay về Marketing căn bản dễ dàng nắm bắt và vận dụng 11 cuốn sách hay về Marketing căn bản hướng dẫn một cách đầy đủ và toàn diện, giải thích tất cả những điều bạn nên biết về Marketing truyền…
11 quyển sách hay về học tập hiệu quả, hợp lý và khoa học 11 quyển sách hay về học tập này cần thiết cho mọi đối tượng bạn đọc vì không có giới hạn nào cho việc truy tầm kiến thức, việc…
17 cuốn sách thiếu nhi kinh điển vượt thời gian 17 cuốn sách thiếu nhi kinh điển giành được tình cảm của bao thế hệ trẻ em và cha mẹ kể từ khi xuất bản. Charlie Và Nhà Máy…
Back to top button