7 quyển sách hay về tâm lý học lâm sàng đi từ lý thuyết đến ứng dụng thực tế

7 quyển sách hay về tâm lý học lâm sàng trình bày các kiến thức, kỹ năng thực hành và cách ứng dụng tâm lý học lâm sàng vào trong thực tế đời sống.

Giáo Trình Tâm Lý Học Lâm Sàng

Giáo Trình Tâm Lý Học Lâm Sàng

Tâm lý học lâm sàng là một lĩnh vực chuyên ngành của Khoa học tâm lý, đã hình thành và phát triển trên thế giới từ những năm đầu của thế kỷ XX. Từ đó đến nay, Tâm lý học lâm sàng đã phát triển nhanh chòng cả về lý luận cũng như ứng dụng thực tế.

Tuy vậy, ở Việt Nam, xét về mặt lịch sử, tâm lý học lâm sàng vẫn còn là một lĩnh vực non trẻ, chỉ mới phát triển trong khoảng 25 năm gần đây.

Nhóm tác giả ấp ủ về một cuốn giáo trình Tâm lý học lâm sàng dành cho sinh viên tâm lý học với hy vọng hệ thống hóa một phần lý thuyết và trình bày một số kiến thức, kỹ năng thực hành lâm sàng cơ bản.

Nhiều nội dung trong giáo trình cũng là kết quả nghiên cứu nhiều năm và đặc biệt, được đúc rút từ kinh nghiệm thực hành lâm sàng của chính các tác giả.

Phương Pháp Điều Trị Trầm Cảm

Phương Pháp Điều Trị Trầm Cảm

Được viết và biên soạn bởi Tiến sĩ tâm lí học lâm sàng của Đại học Duke Stephen S. Ilardi đồng thời là một bác sĩ tiếng tăm trong việc điều trị các hội chứng trầm cảm, mang lại cuộc đời mới và thắp lên tia hy vọng cho hàng triệu bệnh nhân.

Trầm cảm là một căn bệnh quái ác. Nó cướp đi năng lượng, giấc ngủ, trí nhớ, sự tập trung, sức sống, niềm vui, khả năng yêu thương, làm việc và vui chơi, đôi khi cả ý chí sống của con người. Là một nhà tâm lý học lâm sàng, tiến sĩ Ilardi từng làm việc với hàng trăm bệnh nhân để giúp họ điều trị chứng trầm cảm, vì vậy ông không bao giờ đánh giá thấp kẻ thù đáng sợ này.

Tiến sĩ Ilardi và nhóm nghiên cứu lâm sàng của ông đã phát triển và cải tiến một chương trình mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị hội chứng trầm cảm: Thay đổi lối sống trị liệu – một phương pháp sáng tạo giúp bệnh nhân thoát khỏi hội chứng này mà không cần dùng đến thuốc..

Tâm Lý Học Lâm Sàng – Dana Castro

Tâm Lý Học Lâm Sàng – Dana Castro

Về mặt từ nguyên, thuật ngữ “tâm lý học” (psychology) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, là sự kết hợp của “psyché” (tâm hồn) và “logos” (khoa học). Tâm lý học, như vậy, có nghĩa là khoa học về tâm hồn, khoa học nghiên cứu tâm trí.

Hiện nay, người ta định nghĩa Tâm lý học như một khoa học nhân văn có mục đích diễn giải các hành vi và ứng xử của con người trên cơ sở tâm trí bình thường hoặc bệnh lý. Nói cách khác, mục tiêu nghiên cứu của Tâm lý học là sự phối hợp của tư tưởng, cảm xúc và hành động ở con người.

Các hành vi mà Tâm lý học nghiên cứu liên quan đến hai phương diện cụ thể: các hành vi có tính tâm vận động (ví dụ sự phát triển của trẻ nhỏ tùy theo tuổi: tư thế của đầu, bò bằng tứ chi và đi bằng hai chân) và các chức năng tâm lý (ví dụ như sự nhận thức, ngôn ngữ, sự học tập, trí thông minh, tư duy, ký ức, động cơ, cảm xúc…).

Sự mô tả và giải thích khoa học các hành vi này dựa trên một tổ hợp các kỹ thuật nghiên cứu (quan sát, trò chuyện, trắc nghiệm…) và các học thuyết (Phân tâm học, Tâm lý học Nhận thức – Hành vi, Tâm lý học Xuyên văn hóa…) mà chúng ta sẽ đề cập sau.

Nội dung cuốn sách Tâm Lý Học Lâm Sàng được chia thành các phần chính sau:

  • Chương 1. Giới thiệu chung
  • Chương 2. Những đóng góp của tâm lý học phát triển đối với tâm lý lâm sàng
  • Chương 3. Tâm bệnh học
  • Chương 4. Tâm lý học y học
  • Chương 5. Đánh giá tâm lý
  • Chương 6. Trị liệu
  • Chương 7. Phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học lâm sàng
  • Chương 8. Tài liệu, các mẫu giấy tờ của nhà tâm lý học lâm sàng
  • Chương 9. Tâm lý học lâm sàng Việt Nam trong bối cảnh liên văn hóa.

Thăm Khám Tâm Lý Trong Thực Hành Lâm Sàng

Thăm Khám Tâm Lý Trong Thực Hành Lâm Sàng

Thăm khám tâm lý là việc sử dụng một tập hợp nhiều công cụ đánh giá tâm lý (hỏi chuyện, trắc nghiệm, thang đo, bảng hỏi…) để tìm hiểu đời sống tâm lý của một cá nhân, ở các khía cạnh trí tuệ, tình cảm, quan hệ xã hội, hành vi… Thăm khám tâm lý là một dạng thức can thiệp đặc thù của nhà tâm lý, là công việc cần thiết cho nhiều lĩnh vực của đời sống và có tính xuyên văn hóa.

Dạng thức can thiệp này của nhà tâm lý đặc trưng bởi tính lâm sàng rõ rệt, vì nó là quá trình sử dụng tổng hợp tất cả những kiến thức lý thuyết, những quan sát lâm sàng-thực hành, những định hướng có tính phương pháp luận và những công cụ liên tục được điều chỉnh, thích nghi trong lĩnh vực tâm lý học.

Nhờ có thăm khám tâm lý, nhà tâm lý có thể đưa ra những gợi ý can thiệp hợp lý. Sự năng động và thuộc tính riêng của các công cụ thăm khám tâm lý cho phép nhà thực hành phát hiện ra tính độc đáo đặc thù của mỗi cá thể và sự khác biệt giữa các cá nhân.

Sang Chấn Tâm Lý – Hiểu Để Chữa Lành

Sang Chấn Tâm Lý – Hiểu Để Chữa Lành

Hiện nay, chúng ta đã biết rằng sang chấn gây ra những thay đổi về sinh lý học trong cơ thể, những thứ giúp ta cảm nhận được mình đang sống. Những thay đổi này giải thích tại sao các cá nhân bị sang chấn trở nên nhạy cảm hơn đối với những hiểm họa ngay cả khi họ đang tham gia cuộc sống thường ngày. Chúng cũng giúp chúng ta hiểu được vì sao những người bị sang chấn thường liên tục lặp đi lặp lại những hành động nào đó. Chúng ta cũng đã biết những hành vi của người bị sang chấn không phải là hệ quả của việc sa sút về đạo đức, là dấu hiệu của việc mất lý trí hay nhân cách kém mà là do những thay đổi trong não bộ của họ.

“Sang chấn tâm lý – Hiểu để chữa lành” là một tác phẩm kinh điển của tâm thần học hiện đại, là một công trình khoa học công phu và nghiêm túc, trải rộng trên nhiều lĩnh vực – tâm lý học thần kinh, tâm lý học phát triển, tâm bệnh học, tâm lý trị liệu – được đúc kết sau nhiều năm kinh nghiệm làm việc của chính tác giả – Tiến sĩ Y khoa Bessel Van Der Kolk, và dựa trên những câu chuyện có thật của các bệnh nhân mà tác giả có dịp tiếp xúc hoặc chữa trị.

“Sang chấn tâm lý – Hiểu để chữa lành” được cấu trúc thành năm phần:

  • + Phần I – Tái khám phá sang chấn: Quá trình tìm hiểu và hình thành những hiểu biết khoa học về Stress do sang chấn nói riêng và Sức khỏe tâm thần nói chung, bắt nguồn từ những khám phá ban đầu về stress do sang chấn ở các cựu binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam.
  • + Phần II – Khám phá bộ não bị sang chấn: Bao gồm những kết quả nghiên cứu của khoa học thần kinh và hình ảnh học thần kinh, giúp chúng ta hiểu được mối liên hệ giữa não bộ với tâm lý – tâm thần ở con người.
  • + Phần III – Tâm trí trẻ thơ và Phần IV – Dấu ấn của sang chấn: Mô tả những ảnh hưởng của sang chấn lên trẻ em và người trưởng thành.
  • + Phần V – Con đường hồi phục: Mô tả con đường hồi phục của những người bị stress do sang chấn, thông qua các phương pháp trị liệu và tự chữa lành.

Chưa có một cuốn sách nào trong lĩnh vực stress do sang chấn có nội dung mang đầy đủ tính lịch sử, lâm sàng và cung cấp nhiều phương pháp chữa trị sáng tạo đến như vậy. Điểm nổi bật của “Sang chấn tâm lý – Hiểu để chữa lành” nằm ở tầm nhìn rộng mở và đầy trí tuệ nhưng rất dễ tiếp cận. Đây là cuốn sách cần thiết cho bất kỳ ai quan tâm đến việc tìm hiểu và chữa trị stress do sang chấn cũng như tác động của sang chấn đối vối xã hội.

Tâm Bệnh Học

Tâm Bệnh Học

“Tâm bệnh học” giới thiệu tính phổ quát của các đề mục trong môn học tâm lý tâm thần, cũng như tính chuyên sâu và súc tích về các phần nội dung chuyên ngành, do đó nó sẽ là tập tài liệu tham khảo bổ ích cho các sinh viên và chuyên viên đang học tập, làm việc hoặc giảng dạy trong ngành tâm thần tâm lý.

Sách gồm 12 chương. Năm chương đầu đề cập đến những vấn đề tổng quát liên quan đến các khái niệm về lý thuyết, đánh giá, phân loại, chẩn đoán, và các phương pháp chữa trị các trường hợp rối loạn tâm lý tâm thần. Bảy chương sau trình bày đầy đủ chi tiết về các chứng bệnh tâm thần phổ thông thuộc mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người già. Mỗi chương đều độc lập về nội dung, do đó độc giả sẽ không gặp trở ngại gì khi không muốn đọc theo đúng trình tự từng chương sách đã được sắp xếp.

Rối Loạn Căng Thẳng Hậu Chấn Thương PTSD (Posttraumatic Stress Disorder)- Chẩn đoán, Lượng giá, Trị liệu

Rối Loạn Căng Thẳng Hậu Chấn Thương PTSD (Posttraumatic Stress Disorder)-  Chẩn đoán, Lượng giá, Trị liệu

Rối loạn căng thẳng hậu chấn thương còn được gọi là Rối loạn stress sau sang chấn là một rối loạn tâm lý, tâm thần xuất hiện sau khi cá nhân trải qua một biến cố lớn trong cuộc đời, thường là chiến tranh, một thảm họa thiên nhiên, một vụ khủng bố, bắt cóc, cướp bóc,..

Sách trình bày những vấn đề: mô tả lâm sàng và chẩn đoán, căn nguyên và cơ chế sinh bệnh, đánh giá tâm lý lâm sàng, trị liệu bằng thuốc, trị liệu bằng tâm lý.

Mặc dù là sách chuyên khảo nhưng người không chuyên môn vẫn có thể tham khảo vì các thuật ngữ chuyên môn được giải thích rất cụ thể ở dưới mỗi chân trang.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

19 quyển sách hay về giáo dục có tầm ảnh hưởng sâu rộng 19 quyển sách hay về giáo dục dành cho những ai đang muốn khai phóng bản thân về quan niệm sự học, hiểu được vai trò quan trọng của…
9 cuốn sách hay về tâm lý khách hàng vô cùng kỳ thú và hấp dẫn 9 cuốn sách hay về tâm lý khách hàng là một hành trình vô cùng kỳ thú và hấp dẫn, đi sâu tìm hiểu trí óc của những người…
11 quyển sách hay về nước Anh cung cấp những thông tin thiết thực 11 quyển sách hay về nước Anh đan cài cả du ký, hồi ký, khảo cứu văn hóa và không quên những cẩm nang nho nhỏ về du lịch…
Back to top button