7 quyển sách hay về quản trị tổ chức giúp bạn làm việc, quản trị và điều hành mọi thứ tốt hơn

7 quyển sách hay về quản trị tổ chức giúp bạn tìm hiểu về cách sắp xếp tổ chức, lãnh đạo và các phương pháp tổ chức tốt nhất.

Tái Cơ Cấu Tổ Chức (Reframing Organizations)

Tái Cơ Cấu Tổ Chức (Reframing Organizations)

Lee G. Bolman & Terrence E. Deal đã quay lại với độc giả qua ấn bản thứ 6 của cuốn sách Tái cơ cấu tổ chức bằng những câu chuyện thú vị, những vấn đề khởi sinh từ hoạt động thường ngày của tổ chức. Và cuốn sách này đã tạo cảm hứng mạnh mẽ cho sự thay đổi tích cực đến công tác lãnh đạo doanh nghiệp trong hơn 40 năm qua.

Chủ đề trọng tâm của cuốn sách này là mô hình 4 sơ đồ khung (4-frame model), với góc nhìn các tổ chức như là những nhà máy (factory), gia đình (family), khu rừng (jungle), và đền đài (temple). Bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận đa ngành trong quản trị, mô hình 4 sơ đồ khung này đã đơn giản hóa và đưa ra hàng loạt công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp lèo lái vượt qua những phức tạp và hỗn loạn, đặc biệt trong bối cảnh liên tục phát triển các xu thế mới về chính trị và kinh tế ngày nay.

  • Sơ đồ khung Cấu trúc khám phá sự hội tụ của cấu trúc và chức năng của tổ chức, và cho thấy lý do vì sao kiến trúc xã hội phải lưu tâm đến môi trường.
  • Sơ đồ khung Nhân sự làm rõ những động lực phức tạp trong mối giao thoa giữa con người với tổ chức.
  • Sơ đồ khung Chính trị dự báo nhằm kiểm soát sự cạnh tranh, sự xung đột, và sự tranh đấu vì quyền lực và các nguồn lực hạn chế của một tổ chức.
  • Sơ đồ khung Biểu tượng xác định văn hóa tổ chức, và đưa ra những hiểu biết sâu sắc trong việc tập hợp một nhóm đa dạng hoặc những cá nhân riêng biệt lại cùng nhau thành một đội nhóm gắn kết.

Mỗi một sơ đồ khung đều có sức mạnh và có tính chặt chẽ. Sự kết hợp 4 sơ đồ khung sẽ giúp cho việc tái cơ cấu trở nên khả thi, khi nhìn vào cùng một thứ từ nhiều lăng kính hay quan điểm khác nhau. Trong thế giới có nhiều biến động và các doanh nghiệp dường như bối rối một cách tuyệt vọng, việc tái cơ cấu (reframing) sẽ là một công cụ mạnh mẽ để đạt được sự rõ ràng, tái lập sự cân bằng, đặt ra những câu hỏi mới, và tìm kiếm những lựa chọn tạo ra sự khác biệt.

Mật Mã Văn Hóa

Mật Mã Văn Hóa

Tại sao rất nhiều người trong chúng ta thừa cân trong khi đều biết rằng tình trạng đó không hề tốt cho sức khỏe? Tại sao chúng ta lại quá chú trọng đến vấn đề “Người bạn đời lý tưởng”? Tại sao hình ảnh bà mẹ cho con uống sữa lại bị cho là phản cảm trong khi những pha đấu súng, bắn giết lẫn nhau trên sóng truyền hình lại không bị cho là như vậy? Và trên hết, điều gì đã khiến chúng ta, những cư dân cùng sống trên hành tinh này, lại khác nhau nhiều đến như vậy? Câu trả lời nằm trong “mật mã văn hóa”.

Trong cuốn sách Mật mã văn hóa, nhà nhân chủng học văn hóa và là chuyên gia marketing được cả thế giới ngưỡng mộ, Clore Rapaille, đã lần đầu tiên tiết lộ những kĩ thuật và kinh nghiệm ông đã sử dụng để giúp hàng chục công ty trong Fortune 100 tăng trưởng lợi nhuận và đạt được thành công mong muốn.

Quy Tắc Của Google

Quy Tắc Của Google

Trong cuốn sách này, Laszlo Bock – Phó chủ tịch cấp cao phụ trách nhân sự của Google đã đưa ra một số lời khuyên hữu ích giúp các nhà quản lý thực hiện hiệu quả việc tuyển dụng nhân sự.

“Tất cả những gì bạn cần là tin tưởng rằng con người về cơ bản đều tốt, và có đủ can đảm để đối xử với nhân viên của bạn như những người chủ, thay vì những cỗ máy. Cỗ máy chỉ làm công việc của nó; còn người chủ có thể làm bất kỳ điều gì để công ty và nhóm của họ thành công. Con người dành hầu hết thời gian ở công sở, nhưng công việc là một trải nghiệm không hề dễ chịu đối với hầu hết mọi người – một công cụ để đi đến kết thúc. Không nhất thiết phải như vậy. Chúng ta không có mọi câu trả lời, nhưng chúng ta đã tìm ra vài điều thú vị về cách thức tốt nhất để tìm kiếm, phát triển và giữ chân nhân viên trong một môi trường tự do, sáng tạo và vui vẻ. Bí mật về thành công của Google trong nhân sự có thể được nhân rộng trong các tổ chức lớn nhỏ, dành cho cả nhân viên bình thường và các CEO. Không phải công ty nào cũng có thể bắt chước những đặc quyền cho nhân viên như các bữa ăn miễn phí, nhưng tất cả mọi người đều có thể sao chép lại những gì đã khiến Google trở nên tuyệt vời như vậy.”

Danh sách 10 bước sẽ biến đổi hoàn toàn nhóm hoặc nơi làm việc của bạn:

1. Cho công việc của bạn một ý nghĩa.
2. Tin tưởng mọi người.
3. Chỉ tuyển những người giỏi hơn bạn.
4. Đừng nhầm lẫn phát triển với quản lý hiệu quả làm việc.
5. Tập trung vào hai đoạn chót.
6. Vừa tiết kiệm vừa phóng khoáng.
7. Trả lương không công bằng.
8. Những cú hích.
9. Quản lý những kỳ vọng ngày càng tăng.
10. Tận hưởng! Rồi quay về số một và làm lại từ đầu.

Lãnh Đạo Luôn Ăn Sau Cùng

Lãnh Đạo Luôn Ăn Sau Cùng

Tại sao bạn muốn trở thành nhà lãnh đạo? Vì bạn muốn được giữ vai trò chỉ đạo hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn nhân viên? Bạn muốn được thể hiện khả năng kiểm soát? Bạn muốn tạo ra giá trị? Tập trung vào tương lai? Là chính mình? Vì lợi nhuận? Có thể những lý do đó đều đúng. Nhưng ngoài những yếu tố trên, yêu cầu về trách nhiệm đối với nhà lãnh đạo cũng cao không kém.

Theo thống kê, 60% các công ty tại Mỹ đang phải đối mặt với việc thiếu hụt các tài năng lãnh đạo, khiến hiệu suất công việc bị giảm sút. Chỉ có 40% nhân viên hiểu được mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược của công ty; 43% nhân viên trung thành nhận được phản hồi hàng tuần từ sếp, và có đến 75% nhân viên nghỉ việc không vì công việc mà vì sếp. Những con số thống kê trên cho thấy vai trò của nhà lãnh đạo trong một công ty hay tổ chức là vô cùng quan trọng. Thành công của một doanh nghiệp, ngoài sự cố gắng phấn đấu của từng nhân viên thì giữ vai trò quan trọng vẫn là tài năng của nhà lãnh đạo.

Simon Sinek, tác giả của cuốn sách New York Times bestseller Lãnh đạo luôn ăn sau cùng(Leaders eat last), đã đúc rút lại trong cuốn sách một thông điệp đơn giản nhưng chính xác: “Nếu hành động của bạn truyền cảm hứng cho những người khác dám mơ ước nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm nhiều hơn và phát triển hơn, thì bạn là một nhà lãnh đạo.”

Netflix: Phá Bỏ Nguyên Tắc Để Bứt Phá – No Rules Rules: Netflix And The Culture Of Reinvention

Netflix: Phá Bỏ Nguyên Tắc Để Bứt Phá – No Rules Rules: Netflix And The Culture Of Reinvention

Từ trước đến nay chưa từng có công ty nào như Netflix. Họ đã dẫn dắt cuộc cách mạng trong ngành giải trí, thu về hàng tỉ đôla doanh thu hằng năm bằng cách thu hút trí tưởng tượng của hàng trăm triệu khách hàng trên hơn 190 quốc gia.

Ra đời năm 1988 là một dịch vụ cho thuê DVD trực tuyến, nhà sáng lập Reed Hastings của Netflix đã từ bỏ những cách làm truyền thống mà nhiều công ty khác vẫn vận hành. Thay vào đó, ông xây dựng một văn hóa tập trung vào tự do và trách nhiệm, giúp Netflix tự tái tạo hết lần đến lần khác, thích nghi và đổi mới khi nhu cầu của thế giới xung quanh cũng như của các thành viên công ty thay đổi.

Hastings đặt ra những tiêu chuẩn mới, xem trọng con người hơn quy trình, nhấn mạnh đổi mới hơn hiệu quả, và trao cho nhân viên bối cảnh thay vì kiểm soát họ. Netflix không có chính sách ngày phép hay quy định công tác phí. Tại Netflix, người có kết quả làm việc bình thường nhận được gói trợ cấp thôi việc hào phóng, và làm việc chăm chỉ là không cần thiết. Tại Netflix, bạn không cần cố gắng làm hài lòng cấp trên, bạn phải đưa ra phản hồi trung thực.

Lần đầu tiên, trong tác phẩm này, Hastings và Erin Meyer, tác giả cuốn sách “The Culture Map” và là một trong những nhà tư tưởng kinh doanh có tầm ảnh hưởng lớn nhất, cùng đi sâu vào các triết lý gây tranh cãi là tâm điểm của tinh thần Netflix. Dựa trên phỏng vấn nhân viên Netflix từ khắp thế giới và những câu chuyện chưa từng được tiết lộ về sự nghiệp của Hastings, “Netflix: Phá bỏ nguyên tắc để bứt phá” (tựa gốc: No Rules Rules) là câu chuyện thú vị nhưng chưa từng được kể về một trong những công ty đột phá, sáng tạo, và thành công nhất thế giới.

Văn hóa độc đáo “Nguyên tắc là không có nguyên tắc” giải thích sự chuyển mình với tốc độ ánh sáng của một dịch vụ cho thuê DVD qua đường bưu điện thành một trong những doanh nghiệp đột phá và thành công nhất trong lịch sử: thống lĩnh thị trường phát trực tuyến toàn cầu, thách thức những công ty như Disney.

Bất cứ ai làm công việc kiến tạo, lãnh đạo, hay khát khao muốn đột phá đều muốn đọc cuốn sách này!

Vượt Ngục Tư Duy

Vượt Ngục Tư Duy

Trong một thời gian dài, vấn đề tự lừa dối đã trở thành đề tài thu hút sự chú ý của nhiều nhà tâm lý, triết gia và cả những học giả uyên thâm. Thế nhưng, điều đáng nói là cho đến nay, nhiều người trong chúng ta vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này, bất chấp sự phổ biến cùng những tác động tiêu cực của nó. Vì thế, trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ đề cập đến mức độ ảnh hưởng và đưa ra những giải pháp thiết thực để có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng này, cả trong quá trình lãnh đạo ở công sở lẫn trong cuộc sống gia đình.

Sự tự lừa dối là cụm từ dùng để chỉ cách ứng xử khá phổ biến của nhiều người trước những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Nó khiến chúng ta không thể nhận ra nguyên nhân thật sự của mọi rắc rối mà mình đang vướng phải. Khi đó, tất cả những “giải pháp” mà ta có thể nghĩ đến chỉ càng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Đó là lý do tại sao sự tự lừa dối lại thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo đến vậy..

Sự Liều Lĩnh Vĩ Đại

Sự Liều Lĩnh Vĩ Đại

Trong cuốn sách Sự Liều Lĩnh Vĩ Đại này, Brene Brow sẽ giúp độc giả sẽ được biết đến một quan niệm mới: Tổn thương không phải là điểm yếu và chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải đối mặt với nó. Mức độ làm chủ và gắn kết với sự tổn thương của bản thân sẽ quyết định độ sâu của lòng dũng cảm và sự rõ ràng trong mục tiêu của chúng ta.

Nếu dành cả đời để chờ đến khi chúng ta thật hoàn hảo hay bất khả chiến bại rồi mới bước vào trận địa, thì cuối cùng, chúng ta sẽ để vuột mất các mối quan hệ và những cơ hội có một không hai, chúng ta hoang phí thời gian quý giá và quay lưng lại với những tài năng mà trời phú cho chúng ta, những đóng góp mà chỉ chúng ta mới có thể tạo ra.

Hoàn hảo và bất khả chiến bại đều là những điều rất hấp dẫn nhưng chúng không thực sự tồn tại trong cuộc sống của con người. Chúng ta đều phải can đảm, vững bước đương đầu với khó khăn, dù đó là một mối quan hệ mới, một cuộc họp quan trọng, quá trình sáng tạo của bản thân, hay một cuộc trò chuyện khó khăn với người thân. Đừng đứng ngoài cuộc để đánh giá hay khuyên răn, chúng ta phải dám lộ diện và để người khác nhìn thấy mình. Đó là sự liều lĩnh vĩ đại dám dấn thân dù phải đối mặt tổn thương.

Triết Heidegger

Tôi là Triết Heidegger, một người yêu sách cuồng nhiệt và là một blogger thích khám phá những chiều sâu của triết học. Tôi có niềm đam mê học hỏi và khám phá những ý tưởng mới, điều này đã thúc đẩy tôi không ngừng giáo dục bản thân về các chủ đề từ văn hóa, lịch sử, con người và văn học. Khi rảnh rỗi, tôi dành cả ngày tại các thư viện địa phương để đọc tất cả những gì tôi thích. Là một người học suốt đời, tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để mở rộng nền tảng kiến ​​thức của mình hơn nữa.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục:

11 quyển sách hay về bán lẻ đầy giá trị thực tiễn 11 quyển sách hay về bán lẻ sẽ kể cho bạn câu chuyện của những cái tên đi đầu trong ngành bán lẻ, mang đến những bài học quý…
11 cuốn sách hay về y học cổ truyền thiết thực với đời sống con người 11 cuốn sách hay về y học cổ truyền trình bày lịch sử hình thành và phát triển của nền y học cổ truyền trên thế giới và Việt…
11 quyển sách hay về thiền định mang lại cho bạn sức khỏe, bình an và hạnh phúc 11 quyển sách hay về thiền định giúp bạn quan sát hơi thở tự nhiên, làm yên lặng làn sóng suy nghĩ liên tục của tâm trí để nhận…
Back to top button